Truyện ngắn Cao Đài
Bài hai :NGHE CHUÔNG
CẢNH CÁO
Bùi Tứ Ân
Buổi chiều thật oi ả. Lá
trên cành im phăng phắc. Không một áng mây, không một gợn
gió. Những tia nắng xế như kim chăm nhọn hoắc xói xỉa vào da
thịt. Các hoạt động dường như ngưng lại. Người ta có thể
nghe thấy tiếng chắc lưỡi của con thằn lằn trên vách v́
khát nước. Thật là ngột ngạt vô cùng.
Bổng dưng Tuyết Hoa dừng tay lại để lắng nghe. Tiếng chuông ở
hướng Thánh Thất thúc lên trong u buồn vội vă, nàng đếm được
chín tiếng th́ dứt. Hoa cảm thấy bàng hoàng thở ra buồn bả. Nàng
không c̣n ḷng dạ nào ăn trọn bửa cơm. Cố lua vào cho hết chén
c̣n dang dở rồi buông đủa xuống thay áo đi ngay. Tuyết Hoa biết
trách nhiệm của ḿnh lắm nên nàng không thể trể hơn một phút nào
được.
Đó là Chuông Cảnh-Cáo
từ Thánh Thất vọng lại. Tiếng chuông báo dẫn chơn linh vừa thoát
xác về nơi ngôi thờ Đại Từ Phụ; cũng là chuông báo hiệu cho đồng
Đạo trong địa phương có một vị Đạo Hữu nữ phái vừa qui vị.
Tiếng chuông rất quen thuộc với người tín-hữu Cao Đài. Hằng
ngày, người ta có thể nghe rơ tiếng chuông đó trong âm điệu ngân
nga, êm ả và vui tươi
trong các giờ lễ bái tứ-thời thường lệ. Thỉnh thoảng người ta
mới nghe được tiếng chuông đặc biệt như hôm nay. Nó cảnh cáo cho
một linh hồn vừa xuất ngoại nương theo cái âm ba ấy mà về nơi
phước địa.
Biết rằng cái chết là lẽ tự nhiên của một kiếp sanh, nhưng Tuyết
Hoa nhiều lúc cũng cảm thấy chạnh ḷng đau xót ngậm ngùi đưa
tiễn. Làm sao mà con người có thể trơ ḷng sắt đá trước cảnh tử
biệt sanh ly? Hoa coi cái đau khổ tang tóc đó như là cái đau khổ
của chính ḿnh. Nên Tuyết Hoa thương, nàng thương đây là thương
cho người c̣n ở lại cơi trần đầy khổ sở nầy phải chịu cảnh côi
cúc bơ vơ.
Cái chết là một sự bất ngờ đến với bất cứ ai. Biết rằng phải
chết là lẽ tự nhiên, nhưng làm sao ḿnh trù liệu được lúc nào nó
đến? Tuyết Hoa cũng đôi khi phát hiện có
vài gia đ́nh trong nhà
gặp tang mà không c̣n một hột gạo để nấu.
Thế nên trong t́nh thương bao la mà Đức Chí Tôn đă ban cho. Nàng
đem hiến tất cả cho nhơn sanh. Cùng với toàn đạo hết dạ để tâm
lo lắng giúp cho thi hài người quá cố được yên nghỉ ấm cúng, và
cầu siêu cho linh hồn người được nhẹ nhàng siêu thoát.
Cũng như hiền huynh Đầu Hương Đạo và Bàn Tri Sự, Tuyết Hoa trách
nhiệm hướng dẫn Ban Đồng Nhi phải có mặt ngay từ những giây phút
đầu tiên trong các đám tang-tế-sự. Bổn phận của Ban Đồng Nhi là
để tụng kinh, ở cấp Hương-đạo xa xôi là trách nhiệm chánh của
Biện Nhi. V́ vậy mà Tuyết Hoa cũng đă nhiều lần bỏ dở các bửa ăn
hay nửa đêm phải thức giấc như vậy.
Tuyết Hoa đến nơi th́ Hồng và Mỹ Lệ cũng thay áo xong, rồi ba
chị em cùng đi. Th́ ra không phải chỉ có Biện Nhi vội vă mà hầu
như mọi người đều như một.
Đó là những cô đồng-nhi gương mẫu trong Hương Đạo. Được sự dạy
dỗ và huấn luyện của các bậc đàn anh trong Hương, các cô
đă trở thành những chậu kiển quí giá trong huê viên đạo-đức.
Tuổi đời c̣n ít ỏi, vẻ mặt c̣n thơ ngây vô tư lự, các cô cũng đă
biết t́nh nguyện làm sứ thần mang t́nh thương đến cho đời.
Không đua đ̣i, không chưng diện. Tuyết Hoa
đă biết sống ung dung theo lẽ tự nhiên. Biết rằng kiếp
sống con người không phải lúc nào cũng phẳng lặng như mặt nước
hồ thu, mà luôn luôn chực kề có những trận phong ba thổi đến. Và
Tuyết Hoa cũng đă học được tính b́nh tĩnh khứng chịu không than.
Nhiều lúc hành xong lễ tang-tế-sự, đưa người quá cố về đến nơi
an nghỉ cuối cùng hầu như mọi người đều thắm mệt qua các công
việc tế lễ liên tục. Nhưng trên mặt mọi người vẫn c̣n đượm đầy
vẻ hân hoan yêu ái. Họ là người không ngại khó từ việc làm đến
ăn việc ở.
Có lần muốn ngă bệnh v́ phải dự nhiều đám liên tục. Bằng hữu đă
khuyên cô nên nghỉ dưỡng. Nhưng rồi tiếng chuông-cảnh-cáo lại
vang và người ta thấy Tuyết Hoa trong chiếc áo dài trắng đứng
trong hàng đồng nhi yêu mến nghiêm trang.
Tuyết Hoa rất sợ sống cô đơn. Nàng muốn hiệp đồng chư môn đệ.
Nàng đă thật sự biết nh́n nhau như
con một cha. Đó là
một thứ t́nh thương bao la muôn đời gắn chặt. Hoa đă học được
cái chân lư của cuộc sống là t́nh thương không ích kỷ, tư lợi mà
phải quên ḿnh làm nên cho người. Chính cái nghĩa vụ cao cả đó
làm cho đời sống con người trở nên có ư nghĩa, làm tâm tư của
nàng b́nh yên trầm tĩnh. V́ vậy mà nàng không hề sợ chết. Chết
chính là cái vinh quang nhứt của con người sau khi lưu lạc tha
phương được về đoàn tụ với gia đ́nh yêu ái.
Chuông cảnh-cáo không phải mang một màu sắc thê lương ảm đạm của
tiếng chuông báo-tử mà nó mang một trạng thái nhẹ nhàng siêu
nhiên thoát tục đưa người về cảnh thật.
Tú Tề, mùng Một tháng Hai, Kỷ Mùi. (1979)
Bùi Tứ Ân.