Đại Đại Tam Kỳ Phổ Độ
(Cửu thập tứ niên)
Ṭa Thánh Tây Ninh
MỘT VẤN ĐỀ NAN GIẢI cho CHƯ MÔN ĐỆ của ĐỨC CAO ĐÀI
Hôm nay nhóm Đạo-hữu-già chúng tôi lại ngồi tọa đàm đầu năm Đạo
t́m hiểu về Giáo lư Cao Đài.
Chủ đề hôm nay chúng tôi t́m hiểu là một trong những vấn nạn
những mà người tín hữu ǵn giữ
luật pháp Chơn Truyền
của Đức Cao Đài đang gặp phải. Câu hỏi hôm nay, chúng tôi bàn về
người tín hữu: Có nên
vào bái lễ tại Ṭa Thánh và các Thánh Thất không?
Để trả lời chính xác vấn đề này, chưa một ai dám khẳng định rơ
là nên hay không nên. Chúng ta chỉ có thể dựa vào lời dạy của
Đức Chí Tôn và chư Thần Thánh Tiên Phật để hiểu, rồi chúng ta tự
quyết định mà thôi. V́ vậy, sau khi tọa đàm xong nhóm tín đồ già
chúng tôi đă cố công rút ra một số từ những bài dạy trong kinh
điển như Thánh Ngôn,
Luật Pháp và
Lời Thuyết Đạo của
tiền bối để lại như sau:
Ngày 13-2-1926 (âl 1-1-Bính Dần): TẾT Bính Dần
CAO ĐÀI
Bạch Ngọc từ xưa đă ngự rồi,
Chẳng cần hạ giới vọng cao ngôi.
Bần sang trối mặc tâm là quí,
Tâm ấy ṭa sen của Lăo ngồi.
(TNCT. TTT. 116)
Qua bài thi trên Đức Chí Tôn đă nói rơ Chí Tôn không cần ngôi
thờ hoành tráng mà cần cái tâm thật của môn đệ của Ngài. Dù cho
ngôi thờ có đẹp đẽ nguy nga đến đâu mà người thờ không có tâm
th́ Chí Tôn cũng không ngự.
Thế nào là cái tâm thật?
Cái tâm của con người vô h́nh, nằm bên trong sâu thẳm của mỗi
con người. Người thường bên ngoài không thể nào biết được, nhưng
Trời th́ biết. “Tâm động
Thầy hay.”. Cái tâm ấy thể hiện ra bên ngoài bằng sự vâng
lời dạy, thực hành đúng lời hứa.
Vâng lời dạy đó là tùng theo những lời giáo huấn của Chí Tôn ghi
Thánh Ngôn được các đấng
thiêng liêng đến giáng cơ ban cho. C̣n giữ lời hứa là ǵ?
Đấy là chính lời Minh thệ của chúng ta lúc nhập môn cầu Đạo. Con
người thực hiện được hai vấn đề đó là người có tâm thành học
Đạo, th́ dù cho ngôi thờ nơi nhà của người ấy có đơn giản nghèo
nàn đến đâu Đức Chí Tôn cũng đến ngự.
Thánh giáo ngày 18 tháng 7 năm 1926 (Q II trang 58):
“Nơi đàn nào mà khác hơn
Thánh Giáo và bày biện nhiều trái cách th́ đạo hữu không phép
tham dự.”
Thánh giáo ngày 07 tháng 02 năm (Q.II trang 71):
“Thầy cho các con hay
rằng: Đại Lễ Ṭa Thánh chẳng hoàn toàn theo cách thức dạy trước
đây, th́ khá biết rằng có tà quái chứng mà thôi nghe!”
Thánh giáo ngày 22 tháng 8 năm 1926 (QI trang 40):
“Buổi Bạch Ngọc Kinh và
Lôi Âm Tự lập pháp “Tam Kỳ Phổ Độ”, Quỉ vương đă khởi phá quấy
chơn Đạo. Đến danh ta nó c̣n mượn, duy Ngai ta nó chẳng dám ngồi
mà thôi”
Lời bàn: Danh của Thầy là Ngọc
Hoàng Thượng Đế. Chúng ta thử nh́n xem trong lịch sử Đạo Cao Đài
có vị nào dám xưng Ngọc Hoàng Thượng Đế chưa? Chưa có!
Nhưng đến năm 1997 khi Hiến Chương Đinh Sửu ra đời đă có vị xưng
tên Thượng Đế bằng danh xưng CHƯỞNG QUẢN HỘI THÁNH
DUY NHỨT (cho cả hai đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng) tức là
đă gián tiếp xưng tên Thầy rồi đó.
Theo Pháp Chánh Truyền phần nói về quyền hành của Giáo Tông
(trang 25):
“Thầy cho một người phàm
đồng quyền cùng Thầy về phần hồn th́ nó lên Ngai Thầy mà ngồi,
lại nắm quyền hành Chí Tôn ấy đặng buộc nhơn sanh phải chịu ḷn
cúi trong ṿng tôi tớ của xác thịt hơn nữa, Thầy tưởng v́ thương
mà cho các con, nào dè nó là một cây gươm hai lưỡi để giục loạn
cho các con. Nay Thầy đến chẳng phải lấy lại mà Thầy chỉ đến làm
tiêu diệt cái hại của nó: Nếu muốn trừ cái hại ấy th́ chẳng chi
hay hơn là chia đôi nó ra không cho một người nhứt thống.
Kẻ nào nắm trọn phần hữu h́nh và phần thiêng liêng, th́ độc
chiếm quyền chánh-trị và luật lệ. Hễ độc chiếm quyền chánh-trị
và luật lệ vào tay th́ nhơn sanh chẳng phương nào thoát khỏi
ṿng áp chế.”
Nên v́ ngày xưa thầy giao Chánh giáo cho tay phàm nên Thánh-giáo
biến thành phàm-giáo. V́ vậy mà Đạo bị canh cải thất chơn
truyền. Ngày nay Thầy đến chia ra làm hai phần, một phần Luật
Pháp giao cho Hộ Pháp nắm giữ, một phần Giáo hóa giao cho Giáo
Tông nắm giữ. Ai nắm đủ hai quyền đó tức bằng quyền Thầy.
Xét lại trong lịch sử Tam Kỳ Phổ Độ chưa có ai nắm đủ hai quyền
đó. Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cũng chỉ được Đức Lư Giáo Tông
giao quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài phần hữu h́nh khi Đức Quyền
Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng Tiên. Phần giáo hóa của Cửu
Trùng Đài Đức Lư Giáo Tông giao luôn cho Đức Hộ Pháp nên từ đó
Hộ Pháp Phạm Công Tắc Chưởng Quản Nhị Hữu H́nh Đài. Chỉ phần hữu
h́nh mà thôi, c̣n phần thiêng liêng th́ Đức Ngài chỉ làm nhiệm
vụ Hộ Pháp.
Đạo Cao Đài canh cải hiện nay theo Hiến Chương 1997 và những
Hiến Chương sửa đổi sau này đă lập nên một vị Chưởng Quản Hội
Thánh Lưỡng Đài (không phân biệt vô vi hay hữu h́nh), như vậy
theo ư nghĩa th́ quyền đó bằng quyền Chí Tôn. Vị Chưởng Quản này
tự ư nắm trọn quyền, chứ không phải Đức Chí Tôn hay Đức Lư giáo
Tông ban cho. Đó là nói về
DANH của Thầy có
người xưng như Thánh Ngôn trên đă nói rồi.
C̣n nói về NGAI
(ngai ta nó không dám ngồi) được hiểu như thế nào?
Ngai của Thầy ngự để Chưởng Quản
càn-khôn thế-giới nằm tại BÁT QUÁI ĐÀI. Bát Quái Đài do
Đức Chí Tôn duy chủ. C̣n một nơi khác trong cửa Đại Đạo Thầy có
ngự cầm quyền thiêng liêng mối Đạo là Hiệp Thiên Đài.
Những Thiên Sứ của Chí Tôn sai xuống gồm ba Chi PHÁP-ĐẠO-THẾ là
những Tướng Soái của Chí Tôn để Ngài ngự. Thầy đă kịp rút các
Thiên Sứ ấy về không để cho tà quyền thúc phược sử dụng.
Hiện tại c̣n lại là Ngôi Bát Quái Đài hữu h́nh trong Ṭa Thánh
và các Thánh Thất. Những ngôi thờ chung này đều được vị Chưởng
Quản Hội Thánh (tự xưng) thay đổi cho thất pháp (như b́nh hoa,
đĩa quả không c̣n để ngang hàng đèn Thái Cực…) để tạo cơ hội cho
Chúa quỉ lên ngồi không bị cản trở.
Ta đừng tưởng nhầm Chí Tôn và chư Thần Thánh Tiên Phật nơi nào
cũng ngự đâu. Nếu đă ngự như vậy th́ Thầy đâu nhọc công khai
Tam-Kỳ Phổ-Độ. Các ngôi thờ tự của Nhị Kỳ Phổ Độ c̣n dẫy đầy và
nguy nga nhiều lần hơn sao Chí Tôn và các Đấng không ngự lại c̣n
dạy phải tạo ngôi Cao Đài, rồi phải ban Pháp Chánh Truyền, rồi
dạy phải lập Minh Thệ ǵn luật lệ?
Như trên đă trích: đàn không nghiêm th́ Thầy không giáng. Chỉ
không nghiêm thôi th́ Thầy đă không giáng rồi huống chi là thất
pháp? Thầy không giáng mà c̣n chỉ rơ có tà quái giáng mà thôi.
Nhắc lại câu chuyện hai vị Giáo Sư Thiên phong là Thượng Chữ
Thanh và Thượng Bảy Thanh đă lạy chúa quỉ có hai lạy (lạy nhầm)
khi đàn cơ của Chúa quỉ Kim Quang Sứ giáng như sau:
Cửu phẩm thần tiên nể mặt ta
Thích Ca dầu trọng khó giao ḥa,
Cửa Kinh Bạch Ngọc năng lui tới…
Hai Ông Giáo Sư Bảy và Chữ tưởng là của Chí Tôn giáng đàn nên
sụp lạy được hai lạy. Đến câu : “Đường
đạo tây-phương thử chành tà”
th́ hai ông Bảy và Chữ ngưng lạy. Vậy mà c̣n bị
chúa quỉ Kim Quang Sứ thu nhận làm môn đệ. Sau này hai ông phản
Thầy phản Đạo, bức hại Đức Hộ Pháp phải bị lưu đày.
Chỉ có hai lạy do nhầm mà lạy c̣n bị Chúa quỉ thu phục làm môn
đệ. Ngày nay, thử hỏi vô nơi ngôi thờ thất pháp cúng lạy dâng cả
Tam Bửu cho Chúa quỉ vậy chúng ta sẽ làm môn đệ của ai, và làm
nhiệm vụ của ai mà mong về hội hiệp cùng Thầy? Đây là một vấn đề
vô cùng tế nhị, chỉ có chúng ta đủ khôn ngoan quyết định cho ta
nên cúng lạy ở đâu? Chỗ nào nên vào và chỗ nào không nên vào?
Có vấn đề các anh em c̣n nghi ngại là nếu không vào Ṭa Thánh và
Thánh Thất th́ ta cúng ở đâu?
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Chí Tôn ban cho con cái của người
một ân huệ được Thượng Trang thờ
Trời tại gia đ́nh
ḿnh.
Trước kia, ngôi Trời chỉ có Vua mới được thờ. Quan th́ thờ chư
đại thần. C̣n dân thường chỉ được thờ tổ tiên mà thôi. Từ khi
khai Đạo, Đức Chí Tôn đă ân xá cho mỗi con cái môn đệ được thờ
Trời và chư Thần Thánh Tiên Phật tại gia.
Vậy nên, để cúng Chí Tôn và chư Thần Thánh Tiên Phật th́ tại gia
ta vẫn có.
Đôi hàng góp nhặt Thánh Ngôn, Giáo Lư và Luật Pháp của Đại Đạo
cống hiến cho chư bằng hữu nào có ư t́m hiểu. Nhóm tín đồ già
không có ư định xúi giục hay ngăn chặn sự quyết định riêng tư
một cá nhân nào. Kính chúc toàn thể bằng hữu được trí năo thông
minh tinh thần mẫn huệ để chọn cho ḿnh cách tu hành đúng nhứt
trong buổi Đạo loạn.
Nay kính.
Kỷ niệm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bước sang năm thứ 94.
Thánh địa, ngày 15 tháng 10 Mậu Tuất
Lược ghi
BÙI THANH AN.