MỘT BÍ MẬT ĐƯỢC TIẾT LỘ
LÀM THỨC TỈNH TÍN ĐỒ ĐẠI
ĐẠO
Của CAO ĐÀI TÂY NINH (MỚI)
Nguyễn Thanh Mười
Caodai.net.vn đă viết:
“Đạo
Cao Đài kéo dài Thất ức niên th́ PCT phải sửa đổi cho phù hợp
với hoàn cảnh của tùy thời kỳ, chớ không thể bất di dịch……PCT
của Đạo Cao Đài tuy là một Hiến Pháp cương tính cũng phải tuân
qui luật đó”(1)
“trong PCT chỉ đề cập đến Tam giáo là Nho, Lăo, Thích giáo là
những tôn giáo gần gũi với sự hiểu biết của người Việt Nam, thật
ra trong hoàn vũ có rất nhiều tôn giáo qui dưới h́nh thức Tam
giáo, mà v́ sống bế tỏa, người Việt Nam không biết được, nên PCT
không đề cập tới.”(1)
“Như vậy PCT phải
thay đổi cho hợp với hoàn cảnh mới. Chỉ có điều cần nhớ, PCT
là một bản Hiếp Pháp cương tính, không dễ sửa đổi, mà phải qua
một số điều kiện qui định chặc chẽ. Một trong những điều kiện đó
là chỉ có DCT mới có quyền sửa đổi PCT.”(1)
Tôi Không tranh luận đúng sai các quan điểm này. V́ những phát
biểu này là tiếng nói đại diện cho một Hệ Phái Cao Đài hoàn toàn
khác với Cao Đài của Ngọc Đế. Đó là quyền tự do xây dựng tôn chỉ
của một tôn giáo. Tôi tạm gọi Cao-Đài-Không-Pháp-Chánh-Truyền.
Xin trích giới thiệu lại các ư này đến Quư Chức Sắc, Chức Việc
và đồng Đạo trong ngoài nước đọc để suy gẩm, t́m hiểu và lựa
chọn.
Nhưng dù sao, lời đầu tiên tôi xin cảm ơn trang
caodai.net.vn đă
minh bạch rơ quan niệm
mới về Pháp Chánh Truyền của Đạo Cao Đài hiện tại qua bài
viết của Ông Vơ Văn Tùng. Trái hẳn với quan niệm đă được Đức Chí
Tôn dạy từ khi khai Đạo. Lời minh thị này giúp cho nhơn sanh
nhận định rơ đang trước ngả ba đường của Đạo Pháp. Trước mặt có
hai nẻo đường tu hành phải lựa chọn : Một là Cao Đài Tây Ninh có
Pháp Chánh Truyền bất di bất dịch do Trời ban cho.
Và một nẻo khác là Cao Đài Tây Ninh Mới có Pháp Chánh Truyền
phải thay đổi cho phù hợp với thời đại.
Tôi không biết ông Vơ Văn Tùng là ai nhưng chắc chắn Ông phải là
một Chức sắc lớn trong Đạo nên bài viết của Ông được Ban Quản
Trị trang biên tập chọn đăng. Nhưng tôi biết caodai.net.vn là
trang web chính của Đạo Cao Đài Tây Ninh (
Xin thuyết minh rơ thêm
để tránh nhầm lẫn : Đạo Cao Đài tại Tây Ninh có hai lập trường:
Một luôn tùng Pháp Chánh Truyền và một khác không tùng Pháp
Chánh Truyền tạm gọi là Cao Đài Tây Ninh Mới). Những bài
viết trên trang caodai.net.vn là của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh
Mới.
Kính quư Ông caodai.net.vn,
Tôi là một tín đồ quèn của Đạo Cao Đài TTTN đang ở Thánh Địa. Có
bốn đời học đạo lập công bồi đức dưới sự chỉ dạy của Hội Thánh
Lưỡng Đài, của quư chức sắc Thiên Phong và của tổ phụ truyền
lại. Kinh sách Cao Đài tôi cũng có nghiên cứu và học hỏi. Không
dám tự hào đọc hết nhưng quyển Pháp Chánh Truyền th́ tôi đọc
không biết bao nhiêu lần. T́m măi không thấy hai ư chánh của quư
Ông mà tôi trích từ đầu bài viết. Mong quư caodai.net.vn vui
ḷng chỉ giúp các ư đă trích ấy nằm nơi nào trong PCT?
Tôi xin tóm lược nội dung PCT truyền.
1/ Pháp Chánh truyền
chỉ qui định phẩm trật, quyền hạn và đạo phục cho từng phẩm vị
nam nữ trong Đạo.
2/ Pháp Chánh Truyền qui định thật chặt chẽ và chi tiết việc
công cử và thọ phong phẩm tước của Chức Sắc Cữu Trùng Đài từ
Giáo Tông xuống đến Chức Việc Chánh, Phó, Thông Sự. Riêng Chức
Sắc Hiệp Thiên Đài th́ những phẩm tước được Chí Tôn định sẳn từ
Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh đến Thập Nhị Thời Quân là hết.
Sau này Hiệp Thiên Đài được bổ sung bằng Hiến Pháp Hiệp Thiên
Đài. Trong Hiến Pháp HTĐ không qui định cầu phong hay cầu thăng
phẩm tước HTĐ. Nhưng cho phép Chức Sắc phẩm nhỏ có thể nắm quyền
lên trên nếu thiếu Chức Sắc phẩm lớn.
Đặc biệt Hiến Pháp HTĐ
không qui định Chưởng Quản HTĐ chỉ dành cho Thập Nhị Thời Quân
như nhiều ư kiến thường nói. Sau Hiến Pháp HTĐ, Thánh Lịnh
257 do Đức Hộ Pháp
Chưởng Quản Nhị Hữu H́nh Đài kư, cho phép chung toàn Đạo không
phân biệt Cữu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện nếu thiếu
phẩm lớn trên th́ phẩm nhỏ kế tiếp
đến tận đạo hữu cũng có
trách nhiệm gánh vác lo cho Đạo.
3/ Trong Pháp Chánh Truyền không có dạy giáo lư. Nên không có
nói Qui Tam Giáo Hiệp Nhứt Ngũ Chi. Tôn chỉ này được nói một nơi
khác không phải trong Pháp Chánh Truyền. Chỉ có vậy thôi.
Từ trước đến nay, nhơn sanh có sự ngộ nhận rất lớn mà không có
manh mối nào để phân biệt. Cao Đài
mới thường dùng câu
chiếu y Tân Luật, Pháp Chánh Truyền giống như Cao Đài của Chí
Tôn. Nay th́ đă rơ rồi. Cao Đài Mới khẳng định Pháp Chánh Truyền
không có giá trị vĩnh viễn như Pháp Chánh Truyền của Chí Tôn ban
cho là một bằng chứng chứng minh lời của Cải Trạng Lê Minh
Khuyên “..ngoài giáo pháp
chơn truyền..” trong văn thơ số 024/87-HTĐ.VT ngày 21-8-Nhâm
Th́n (2012) là đúng.
Trong thực tế, Cao Đài Tây Ninh Mới đă không đợi đến sau này mới
thay đổi. Họ đă thật sự thay đổi Pháp Chánh Truyền
về phần công cử và thọ
phong. Khi chưa có sự phê chuẩn của Chí Tôn đă tự ḿnh soạn Hiến
Chương 1997. Tuy miệng nói :
“PCT
là một bản Hiếp Pháp cương tính, không dễ sửa đổi, mà phải qua
một số điều kiện qui định chặc chẽ. Một trong những điều kiện đó
là chỉ có DCT mới có quyền sửa đổi PCT.”
Nhưng họ đă tự sửa đổi tử 20 năm qua rồi. Phải chăng họ đă quá
quyền qua mặt Đức Chí
Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế? Mọi người có thể tự ḿnh nh́n thấy
và trả lời câu hỏi này!
Sẵn đây, tôi cũng xin mạn phép tŕnh bày thêm khái niệm
Hiến Pháp cang tính.
Cụm từ này được Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa dùng để giải thích
ư nghĩa của Pháp Chánh Truyền trong quyển CHÁNH TRỊ ĐẠO. Trên
thế giới mỗi quốc gia đều có một Hiến Pháp nhưng chưa có một
quốc gia nào có hiến pháp cang tính cả.
Hiến Pháp thế tục của một quốc gia do con người dựng nên. Con
người là một thực thể hạn chế trong xă hội v́ vậy sự hiểu biết
c̣n lẩn quẩn hạn hẹp không thể thấy hết tiến tŕnh tấn hóa của
xă hội. Hiến Pháp và pháp luật thế gian không tiên liệu trước
được những ǵ sẽ xảy đến nên phải dùng cách bổ sung tức là tu
chính Hiến Pháp. Tôi xin nhấn mạnh là tu chính chứ không sửa
đổi. Ở Mỹ có những Tu Chính Án ( được đánh số v.v…) Hiến Pháp
Hoa Kỳ từ lập quốc đến
nay gần 400 năm th́ vẫn y như vậy bất di bất dịch, các Tu Chính
Án chỉ đính vào chứ không thay đổi Hiến Pháp. C̣n nhiều quốc gia
tiên tiến khác nữa trên thế giới đều có cách tu chính khác nhau.
Hiến Pháp do Quốc Hội
Lập Hiến thành lập. Nhiệm vụ của Quốc Hội Lập Hiến sau khi
biểu quyết và ban hành xong Hiến Pháp th́ hết nhiệm vụ và giải
tán. Mọi sửa đổi Hiến Pháp chỉ có thể thực hiện được do Quốc Hội
Lập Hiến mà thôi. Muốn có Quốc Hội Lập Hiến th́ toàn dân đi bầu
cử đại biểu Quốc Hội Lập Hiến riêng. Việc bầu cử một Quốc Hội
chuyên trách lập hiến là một điều vô cùng gay go phức tạp mang ư
nghĩa cương tính nhưng cũng có thể làm được. V́ là sản phẩm của
con người.
Pháp Chánh Truyền
không phải của con người mà do Thượng Đế thành lập
và ban cho. Nên không thể nói Thượng Đế không thấy hết
nên sau này phải sửa đổi cho phù hợp với sự tấn hóa của xă hội.
Đó là một tư tưởng mới có ư lờn dễ xem thường Chí Tôn.
Pháp Chánh Truyền không
có một điều khoản hay một ư nhỏ nào cho phép thay đổi. Vậy
mà con người của Cao Đài Mới lại dám nghĩ tới!! Ôi quá hăi
kinh!! Chỉ riêng cái Hiến Chương Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lập năm
1965 có điều cho phép thay đổi, mà cũng không thể làm được th́
nói ǵ đến thay đổi Pháp Chánh Truyền. (sẽ nói phần sau).
Trong Lời Tựa của quyển Pháp Chánh Truyền có ghi:
“
Đức Chí Tôn lập Pháp
Chánh cho Đạo tức là lập chủ quyền cho Đạo đó vậy. Nếu ai có
tinh thần xây dựng nền Đạo th́ tất nhiên phải tôn trọng chủ
quyền đó.” Tức là tôn trọng Pháp Chánh Truyền. Mọi câu
nói kể công lo cho Đạo bằng cách không tôn trọng Pháp Chánh
Truyền là một sự giả dối vô cùng ngụy biện đó vậy.
Một ư thật ngộ nghĩnh: caodai.net.vn nói:
“PCT là một bản Hiếp Pháp
cương tính, không dễ sửa đổi, mà phải qua một số điều kiện qui
định chặc chẽ. Một trong những điều kiện đó là chỉ có ĐCT mới có
quyền sửa đổi PCT.”
Chí Tôn có muốn sửa đổi đi nửa th́ phải qua cơ bút mới thực hiện
đươc. Nhà nước Việt Nam đă cấm cơ bút. Th́ càng không bao giờ có
chuyện thay đổi Pháp Chánh Truyền. Ôi thật là huyền diệu. Sự
thay đổi mà Cao Đài Mới nhắc đến chỉ được thực hiện bằng cách
duy nhứt là không tuân hành Pháp Chánh Truyền mà thôi.
Hiến Chương Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ năm 1965. Có nhiều người hiểu
sai rồi luôn miệng cho là Hiến Chương của chế độ củ… Người Đạo
chân chính chịu t́m ṭi th́ không tin như vậy. Chánh Quyền dù ở
bất cứ chế độ nào cũng không thể, không rảnh, cũng không dám
soạn Hiến Chương cho một Tôn Giáo. Nếu quả thật một nơi nào trên
thế giới có quốc gia soạn Hiến Chương cho Đạo th́ danh từ Tôn
Giáo nhà nước (Religion governementalism) là không oan chút nào
rồi. Thực ra Chánh Quyền chỉ dựa trên cơ sở Hiến Chương của Đạo
mà ban hành quyết định công nhận. Chánh Quyền Nguyễn Văn Thiệu
ngày trước th́ dựa trên Hiến Chương Hội Thánh Ṭa Thánh Tây Ninh
lập do ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên
Đài và Ngài Đầu Sư Cữu Trùng Đài Thượng Sáng Thanh kư tên mà ra
Sắc Lịnh số 03 năm 1965, Ông Chủ Tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia
kư lúc đó là Nguyễn
Văn Thiệu kư tên.
Chánh Quyền Cách Mạng ngày nay cũng vậy đă không làm Hiến Chương
cho Đạo Cao Đài TTTN mà chỉ dựa trên Hiến Chương HĐCQ lập do Ông
Hội Trưởng HĐCQ Phối Sư Thượng Thơ Thanh kư tên mà công nhận
bằng quyết định số 10 ngày 9-5-1997 của Ban Tôn Giáo chánh phủ
lúc đó là Ông Vũ Gia Tham kư. Nếu c̣n ai đó dám mạnh miệng nói
rằng Hiến Chương Cao Đài hiện nay là của nhà nước Cách Mạng
lập nên phải cúi đầu
tuân theo là một sự phỉ bang chánh quyền đương thời lên dư luận
quốc tế. Những người này
cố t́nh gây mâu thuẩn làm mất đoàn kết
giữa Chánh quyền và tín
đồ Đạo Cao Đài. Có thể mượn cái danh từ của ngành thông tin Việt
Nam thường nói để qui cho họ
là “thế lực thù địch
chống phá nhà nước ta” một tội không thể dung tha đó vậy.
Hiến Chương Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ năm 1965 có qui định việc sửa
đổi Hiến Chương nơi điều 26 như sau : “
Hiến Chương này có thể
sửa đổi do Hội Thánh thành lập Hiến Chương này bằng đa số 2/3
Chức Sắc Hội Thánh sau khi được Chí Tôn phê chuẩn”.
Đọc điều này ai cũng thấy Hội Thánh đă khẳng định phải có Chí
Tôn phê chuẩn mới được thay đổi.
Khi nói đến Chí Tôn phê chuẩn th́ phải hiểu ngay là phải có
cơ bút. Mà cơ bút đă
bị cấm th́ Hiến Chương 1965 của Đạo sẽ vĩnh viễn không thể thay
đổi nên đă trở thành
Hiến Chương Cang Tính. Hiến Chương chưa được thay đổi th́
vẫn c̣n hiệu lực chấp hành. Người ta muốn thay đổi chỉ c̣n một
cách duy nhứt bằng cách không tùng Hiến Chương đó đi lập một H.C
mới mà thôi.
Tôn Giáo được thiết kế theo Hiến Chương mới thành lập, khi Hiến
Chương cũ c̣n hiệu lực chỉ có thể định quyết theo hai ư:
1/- Hoặc là : Đạo canh
cải chơn truyền.
2/- Hoặc là : Đạo mới,
không phải là kế thừa của mối Đạo đă có từ trước.
Đa số đồng Đạo có cùng câu hỏi muốn biết có đúng như các tác giả
viết trên caodai.net.vn:
“Hiến Chương xin pháp nhân 1997 và các Hiến Chương thay đổi sau
này là của nhà nước, nên phải chấp hành?”
Yêu cầu Hội Thánh Mới
hiện nay công bố câu trả lời minh bạch cho nhơn sanh được biết
bằng văn thơ chánh thức. Và công bố trên trang caodai.net.vn
và các trang khác của Hội Thánh để tránh cho nhơn sanh nhầm lẫn
khi lựa chọn con đường để học Đạo. Sự nhầm lẫn nhập nhằng kéo
dài đă quá lâu (20 năm) rồi.
Nếu Quí Ngài im lặng không đáp th́ mặc nhiên công nhận là nhà
nước tôn trọng tự do tín ngưỡng không can thiệp vào nội bộ của
tôn giáo. Việc canh cải này là do chủ quan của Quí Ông gây nên.
Xin Quí Ngài đừng viện dẫn ư nghĩa sống trong đất nước phải tùng
lịnh của nhà nước đó.
Ư kết:
Nguyên tắc của Pháp Chánh Truyền dù một dấu phẩy cũng không thay
đổi đă được thấm vào đức tin và nếp nghĩ của mọi tín đồ Cao Đài.
Nay Cao Đài Mới lại có ư tưởng Pháp Chánh Truyền phải được sửa
đổi. Xin nhường lại cho nhơn sanh phán xét và chất vấn quư Lănh
Đạo trước thềm Đại Hội Nhơn Sanh năm 2017 sắp diễn ra.
Long Hoa, ngày 25 tháng 11 năm Bính Thân.
NGUYỄN THANH MƯỜI
--------------------------------------------
(1):Trích đoạn 5
bài viết ĐỨC LƯ GIÁO TÔNG
KHẲNG ĐỊNH: “ TÁM LÀ NGƯỜI CỦA LĂO”.
Xem
lại
bài này tại đây.