LY DỊ
( Viết tặng những ai có ư định ly dị nhau
)
PHẠM VĂN
KHẢM
Người xưa thường khuyên: Vợ chồng hăy đối đăi nhau như là
khách. Hễ là khách tất phải lấy việc kính trọng làm đầu: Chủ nhà
tôn trọng khách và khách tôn trọng chủ nhà. Cũng vậy, vợ tôn
trọng chồng, chồng tôn trọng vợ. Đó là nguyên tắc căn bản cần
phải giữ để bảo vệ hạnh phúc gia đ́nh….
Tuy nhiên, vợ chồng sống với nhau theo năm tháng lâu dài,
đôi khi v́ lơ là với nguyên tắc đối xử như đă nêu, nên mỗi ngày
mỗi gia tăng những điều không vừa ư với nhau. Từ đó sinh ra các
cuộc cải vả nhau, coi thường nhau, rồi khinh nhau ….cuối cùng tư
tưởng ly dị lớn dậy trong đầu!!!
Thú thật, mỗi lần nghe đôi vợ
chồng nào đó có ư định ly dị nhau, tôi rất đau ḷng, và ít mấy
khi hỏi lư do tại sao? Cũng không cần cân phân lỗi phải tại ai.
Với vốn liến kinh nghiệm sống đă tiếp nhận được trong cuộc đời,
tôi nghĩ ngay tất cả mọi việc không may đến với mọi người trên
đời nầy đều có cái nguyên nhân sâu xa của nó.
Như
gia đ́nh luôn gặp sóng gió là v́ vợ chồng không yêu thương nhau
đúng mức, gốc của yêu thương là tha thứ. Hễ tha thứ th́ không có
tranh hơn thua. Yêu thương đúng nghĩa là chỉ biết cho và không
đ̣i hỏi phải được nhận. Giá trị của sự yêu thương được đo lường
bằng mức độ quên bản thân ḿnh và chỉ nghĩ đến người khác. Hăy
nghĩ lại, trong cuộc sống từ khi kết nghĩa vợ chồng, cả hai có
tự quên cái TA của ḿnh để trọn ḷng thương yêu người phối ngẫu
hay chỉ bắt người phối ngẫu phục tùng theo ư ḿnh.? Buộc người
khác làm theo ư ḿnh là một sai lầm lớn. Dung ḥa là điều cần
thiết để gia đ́nh luôn được êm ấm.
Tôi quan niệm sự kết hợp vợ chồng là do
duyên tiền định. giữa hai người, kiếp trước có nợ nần với nhau
nên kiếp nầy phải sống chung để trả cho hết nợ. Vậy th́ có cơ
hội trả nợ, ta vui vẻ chấp nhận, dù đó là nghịch cảnh! Chấp nhận
để giữ vững gia đ́nh, để mưu cầu hạnh phúc và nhất là bảo vệ
tương lai cho con cái.
Cái duyên kết thành vợ chồng như đă nói ở
trên, theo cổ tục VN là do Ông
Tơ Bà Nguyệt đă kết chặt mối tơ hồng
không thể bứt. Bên Công giáo th́ cho rằng:
“Cái ǵ do Thiên Chúa kết hợp, loài người
không được phân cách.”
Ngoài ra Ông Bà ngày xưa, vợ chồng sống
với nhau và gọi nhau là M̀NH. Chữ ḿnh tự nó nói lên sự ḥa họp
nhau thành MỘT. Nghĩa là sau khi kết nghĩa vợ chồng, cả hai biến
thành một. Bấy giờ không c̣n nhận ra cái ǵ là sai trái của
chồng, cái ǵ là lỗi lầm của vợ mà là lỗi lầm của cả hai. Sống
chung nhau, mỗi lỗi lầm nào, nguyên nhân ít khi khởi phát đơn
thuần , thường th́ chồng có một phần, vợ cũng có một
phần, kẻ ít người nhiều.
Biết nghĩ đến tận cùng th́ vợ chồng dễ tha thứ cho nhau. Tôi
muốn nói đến sự quyết tâm cả vợ lẫn chồng giúp nhau, d́u nhau
vượt qua sóng gió của cuộc đời. Đọc trong sách vở, người xưa đă
để lại biết bao gương sáng : Vợ chồng đóng cửa dạy nhau, giúp
nhau để cuối cùng suốt đời sống hạnh phúc bên nhau.
Trong bài kinh Hôn Phối của đạo Cao Đài có câu:
Đă cùng gánh chung t́nh ḥa ái,
Tua đút cơm, sửa dải , làm duyên
Nghĩa là : Đă cùng nhau xây dựng gia đ́nh
th́ phải giữ ḷng chung thủy, yêu thương, ḥa thuận. Săn sóc
nhau lúc hoạn nạn như Tống Hoằng đút cơm cho vợ mù ḷa, như vợ
Châu Công sửa áo măo cho chồng…. Bởi sự chí t́nh, chí nghĩa săn
sóc cho nhau mà làm nên duyên bền vững.
Nhân nói đến Tống Hoằng, tôi muốn nhắc lại các đôi vợ
chồng 2 câu chuyện cần suy gẫm :
Thứ nhứt: Chồng không bỏ vợ.
Tống Hoằng là vị quan to thuộc thời Hậu Hán, có người vợ
chẳng may bị bịnh mù ḷa cả hai mắt. Hằng ngày, ngoài giờ làm
việc, Tống Hoằng săn sóc vợ và đút cơm cho vợ ăn. Dù vợ bị mù
ḷa nhưng Tống Hoằng vẫn một ḷng thương yêu chung thủy.
Vua Hán Quang Vũ có người chị Hồ Dương sớm góa chồng, rất
ái mộ Tống Hoằng và thường nói: Nếu ai được như Tống Hoằng th́
mới chịu ưng làm chồng.
Vua Quang Vũ biết vậy nên ướm lời với Tống Hoằng rằng:
Ngạn ngữ có câu: Sang đổi bạn, giàu đổi vợ. Có phải vậy
chăng ?
Tống Hoằng tâu: Bạn bè lúc nghèo chớ nên quên, người vợ
tấm cám chớ để nhà sau. ( không cưới thêm vợ để vợ chánh hẩm hiu
ở nhàu sau )
Hán Quang Vũ và chị Hồ Dương nghe Tống Hoằng nói thế th́
bỏ ngay ư định của ḿnh và rất kính phục Tống Hoằng.
Thứ hai: Vợ không bỏ chồng:
Ông Giả Trực Ngôn là vị quan lớn thuộc đời nhà Đường v́
mang tội nên bị vua đày 20 năm. Giả Trực Ngôn về than với vợ:
Tôi chẳng may bị vua bắt tội, đày vào Lănh Nam 20 năm, không
biết sống chết lẽ nào. Vậy nay tôi giao quyền sở hữu lại cho
nàng chọn tấm chồng khác nương nhờ tấm thân về sau.
Người vợ nghe nói vậy khóc rống lên, rồi đi lấy khăn
trắng vấn tóc lại thật chặt, xong bảo chồng lấy viết đề lên đó
mấy chữ: PHI QUÂN THỦ BẤT GIẢI nghĩa là không phải tay chồng th́
không được gỡ ra. Ư nói người vợ quyết một ḷng chung thủy đợi
chờ ngày măn hạn lưu đày trở về đoàn tụ.
Qua hai câu chuyện trên, quả thật không có một trở lực
nào bứt nổi t́nh nghĩa vợ chồng nếu cả hai
am hiểu ĐẠO VỢ CHỒNG.
Đạo vợ chồngvới t́nh nghĩa được chan ḥa trong bài thơ
Thất Ngôn Bát Cú:
Vợ chồng dầu chẳng phải đồng bào,
Xương thịt ḥa chung buộc nghĩa nhau.
Ngó trẻ, nh́n duyên cơn bạc tóc,
Trông xuân ǵn nguyện buổi xanh đầu.
Thấy chồng nhọc, vợ thương cha khổ,
Xem vợ sầu, chồng nhớ mẹ lao.
Thảm sớt buồn chia trăm tuổi chịu,
Giàu sang đừng phụ bạn sơ giao.
ĐỨC HỘ PHÁP
( Phương Tu Đại Đạo )
Điều quan trọng hơn nữa, vợ chồng đă thay Trời sanh ra
con và dạy dỗ con hi Thánh, hi Hiền. Với sứ mạng cao cả ấy, Hạnh
Phúc gia đ́nh là chiếc nôi ấm cúng để con lớn lên và nên người.
Nếu không có hạnh phúc, đứa con tuy lớn nhưng trong tâm hồn vẫn
bị vết thương trầm trọng. Vợ chồng v́ ích kỷ với nhau để rồi
phải phủ lên đầu của con nỗi bất hạnh suốt cuộc đời.
Rất mong những ai vừa có ư định ly dị, nên suy cho cùng,
nghĩ cho cạn lẽ để có một quyết định đúng hầu khỏi phải hối hận
về sau.
Tôi luôn cầu nguyện Ơn Trên ban cho những
cặp vợ chồng có nhiều nghị lực và sáng suốt, vượt qua
mọi cơn sóng để gia đ́nh
măi măi an vui và hạnh phúc.
PHẠM VĂN KHẢM