T́m hiểu ư nghĩa
Luật thương yêu
và quyền Công Chánh.
Bước vào khu cửa trước Đền Thánh (Toà Thánh Tây Ninh) nơi Tịnh
Tâm Đài người tín hữu Cao Đài và bất cứ ai cũng đều nh́n thấy
bức tranh Tam Thánh kư hoà ước. Trong đó có Đức Trạng Tŕnh
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đức Victor Hugo cầm bút ghi chữ và Đức Tôn
Tung Sơn cầm nghiên mực cho hai
người kia viết bằng hai ngôn ngữ đông và tây phương tức
Pháp văn và Hán văn nội dung “DIEU et L’HUMANITÉ. LA JUSTICE et
L’AMOUR” và Hán văn có nghĩa “THIÊN THƯỢNG-THIÊN HẠ, BÁC ÁI CÔNG
B̀NH”.
Theo giáo lư của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đó là bản Đệ Tam Thiên
Nhơn Hoà Ước. Nội dung bản ḥa ước chỉ vỏn vẹn có hai ư, thứ
nhất: Thiên Thượng Thiên
Hạ, thứ hai Bác Ái
và Công Bằng. (DIEU ET L’HUMANITÉ. LA JUSTICE ET L’AMOUR)
Theo nội dung của bản ḥa ước này người tín hữu Cao Đài
được Đức Cao Đài Ngọc Đế hứa rằng chỉ cần thực hiện được luật
thương yêu và quyền Công chánh để trên thuận ḷng Trời dưới
thuận ḷng người là hoàn thành sứ mạng của Đức CAO ĐÀI NGỌC ĐẾ
và được xem như thi đậu trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ này
-------------------------------------------
Chúng ta thử đặt câu hỏi, giả sử trên thế gian này mọi người đều
biết thương yêu và đối xử với nhau công bằng có nghĩa là thực
hiện được Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh th́ Đức Chí Tôn có
cần phải khai đạo để cứu thế hay không?
Để giải đáp câu hỏi này chúng ta cần phải có một sự phân tích
sâu sắc mới có thể hiểu thấu được chân lư.
Trong Pháp Chánh Truyền Đức Chí Tôn nói: “…Nếu
dưới mắt các con c̣n thấy một điều mất lẽ công b́nh th́ Đạo chưa
thành lập…” (PCT chú giải)
1- Ư thứ nhất: trong chúng sanh có bát hồn. Kể từ dưới
thấp nhất đi lên là
Kim Thạch Hồn, Thảo Mộc Hồn, Thú Cầm Hồn, Nhơn Hồn, Thần Hồn,
Thánh Hồn, Tiên Hồn Và Phật Hồn.
Các tôn giáo xuất
hiện trong cả ba kỳ phổ độ đều có mục đích chỉ dạy đạo duy nhất
cho phẩm Nhơn Hồn. Không có tôn giáo nào dạy cho Thần, Thánh,
Tiên, Phật tu; cũng không có tôn giáo
dạy đạo cho Kim Thạch,
Thảo Mộc, Thú Cầm Hồn tu.
Chúng ta có từng thắc mắc tại sao như vậy hay không? Giải
đáp được vấn đề này ta mới lần được một bước trong cửa Đạo. Nếu
không th́ chỉ đứng bên ngoài nh́n vào cái bóng Đạo của Chí Tôn
mà thôi.
Bước đầu tiên trong bát hồn là kim thạch, thảo mộc và thú
cầm hồn. Ba phẩm hồn này được tấn hóa tự nhiên, tự lớn khôn và
tấn hoá theo bản năng. Họ không bị một tác nhân nào cản trở, nên
ba phẩm hồn này sống hầu như trong sự công bằng. V́ vậy mà nó
chỉ có tấn hoá không có thoái hoá nên không cần học Đạo.
Bốn phẩm Thần hồn, Thánh hồn, Tiên Hồn, và Phật Hồn đă có
sự tấn hoá khi c̣n là Nhơn-Hồn rồi. Nay
thuộc phạm vi của tâm
linh và cứ thế mà tự tu
hành cho cao thăng thiên phẩm. Riêng phẩm nhơn hồn có thể tấn
hoá vượt nhiều cấp trong một kiếp tu. Nhưng cũng có thể thoái
hoá xuống phẩm thấp hơn. Cả 4 phẩm trên (Thần, Thánh, Tiên, Phật
hồn) và 3 phẩm dưới (Kim thạch, thảo mộc, thú cầm hồn) v́ cuộc
sống không có lục dục
thất t́nh buộc ràng nên Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng trần chỉ
dạy đạo cho phẩm Nhơn hồn mà thôi.
Các Tôn giáo xưa đều có dạy bác ái và công bằng trong
riêng lẻ. Ngày nay trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn cũng dạy Bác
Ái đi chung với Công Bằng. Hai vế phải có đủ một lược, không thể
thiếu một trong hai.
Trong Phật giáo Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đă dạy khái niệm tứ
khổ là sinh-lăo-bệnh-tử, đó là qui luật không một ai tránh khỏi.
Từ bực vua chúa cho đến thứ dân cũng không ai vượt qua qui luật
này. Đó là một sự công bằng tuyệt đối: Tứ khổ không dành riêng
cũng không bỏ qua giới nào, giai cấp nào!
Giả sử trong tất cả thế gian con người chỉ chịu sinh-lăo-bệnh-tử
mà thôi th́ thật là vô cùng hạnh phúc v́ nó được tuyệt đối công
bằng nên không ai c̣n bận tâm suy nghĩ nữa.
Sinh-lăo-bệnh-tử mọi người đều vướng phải không thể trốn thoát,
nên
con người không c̣n bận
tâm nghĩ tới. v́ thế có đủ thời gian để học hỏi tấn hoá
tâm linh. Dầu cho bậc đế Vương hay
bậc nghèo hèn cùng-đinh cũng vẫn phải nằm trong ṿng tứ khổ,
do đó chúng ta chấp nhận
mà sống chung với
tứ khổ.
Cái khổ hiện nay của thế gian ngoài cái khổ tự nhiên theo
qui luật sinh-lăo-bệnh-tử ra c̣n có một cái khổ triền miên do
con người tự tạo nên, đó là khổ nhân tạo. Trong tam cang có quân
thần cang, phụ tử cang, phu thê cang, nếu giữ trọn 3 giềng mối
đó th́ con người sẽ không khổ, nghĩa là không có cái khổ nhân
tạo.
Cái khổ mà người này gây nên cho
người khác là một vấn đề nhức nhối nên Đệ Tam Thiên Nhơn Hoà Ước
buộc phải có Công Bằng:
Con người thích làm khổ nhau bằng cách đem sự bất công đến cho
người khác như:
Vua làm khổ dân, dân làm khổ vua,
Con làm khổ Cha, Cha làm khổ con,
Chồng làm khổ vợ, vợ làm khổ chồng,
Bạn bè làm khổ nhau….
Làm khổ cho nhau bằng sự đối xử
không công bằng.
Sống trong xă hội
bất công
th́ con
người chỉ phải lo đấu tranh đ̣i lại nên không thể tấn hóa được.
Cái khổ nhân tạo là một tác nhân cản đường tấn hoá của người
khác.
Đức Chí Tôn muốn đem cái pháp Công Bằng cho mọi người
được hưởng. Đó là cơ hội đồng đều để mọi người học hỏi và tiến
hóa. Ai không tấn
hoá được là do tự ḿnh muốn hoặc không muốn.
Tấn hoá hay thoái hóa là
do tự ḿnh lập cho ḿnh.
Trong sách THIÊN ĐẠO có nói: “Định
mạng do Thiên, lập mạng do ḿnh”.
Ông Trời đă định mạng cho mỗi người đều được tấn hoá đến trọn
lành, có thể đến ngang hàng cùng trời cũng được. Nhưng có mấy ai
đă học hành tinh tấn đến đó? Trong xă hội có phân đẳng cấp
thượng, trung, hạ không phải do Ông Trời lập mà do chính con
người tự tạo nên theo qui luật đồng thanh tương ứng, đồng khí
tương cầu. Rồi tự ḿnh gia nhập vào đẳng cấp ấy một cách vô ư
thức. Ông Trời
không đẩy ai vào cấp nào hết. Vô t́nh rơi vào cấp thấp là do ta
tự chon, rồi lại quay ra trách ông Trời không công bằng? Thật sự
Ông trời luôn CÔNG BẰNG và muốn mọi người cũng như vậy. Ví dụ
Ông Trời đưa tất cả chúng ta dù ở giai cấp trung lưu hay hạ lưu
vào giai cấp thượng lưu đạo đức, ta có can đảm ngồi đối diện đàm
thoại với các thành viên của giới ấy hay không? Hẳn là không?
Một thí dụ dễ hiểu hơn
là: Trong một trường trung học phổ thong, Ông Trời ra quyết định
cho tất cả học sinh lớp 10 và 11 vào cùng học và sinh hoạt với
học sinh lớp 12 rồi cho dự thi tốt nghiệp Tú tài luôn. Thử hỏi
các em học sinh đó có dám hay không?
V́ thế mà điều này được Trời và Người lập một hoà ước thứ ba
trong buổi khai đạo lần thứ ba với nội dung
Bác Ái và Công Bằng.
Đến đây ta có thể phân tích thêm có thể có
sự bác ái trong sự không
công bằng? hay ngược lại có công bằng trong sự không bác ái được
không?
*-/ BÁC ÁI
KHÔNG CÔNG BẰNG:
Trước tiên
chúng ta cần t́m hiểu rơ ư nghĩa công bằng và bác ái.
CÔNG BẰNG: Đó
là khái niệm đồng đều không ai được quyền hơn ai hoặc lấn ai: Từ
đây lại có hai khái niệm nhỏ:
Công bằng tinh
thần:
Công bằng tinh thần là cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người được
tiếp cận học hỏi và tấn hoá như nhau không phân biệt giai cấp xă
hội hay tuổi tác.
Công bằng vật
chất:
đó là sự công bằng hưởng thụ đồng đều không phân biệt nhu cầu.
Người khoẻ phải ăn nhiều để lao động nặng. Người yếu cũng phải
được ăn như thế cho công bằng nhưng không thể lao động. Đây là
sự thể hiện công bằng vật chất, nhưng nó làm mất đi ư nghĩa công
bằng thật sự.
*-/ CÔNG BẰNG
KHÔNG BÁC ÁI.
Câu chuyện một người phụ nữ làm được công việc nặng của nam giới
nên cũng được lănh lương như nam giới. Một đứa trẻ làm được việc
người lớn nên lănh lương y như người lớn người ta cho đó là công
bằng. Đấy là sự công bằng vật chất nhưng mất công bằng tinh
thần. Họ
phải được lănh lương cao
hơn v́ họ đă vận dụng phần trăm sức lực cao hơn mới làm được đó
mới thật sự công bằng.
Cả hai trường hợp trên đều quá bất cập nên không khả thi . V́
vậy Bác ái và Công Bằng là hai phạm trù không thể tách rời trong
buổi Tam Kỳ Phổ Độ hiện nay.
Phải chăng Bác-ái là chánh trị và Công-bằng là luật pháp.
Bác ái th́ không biên giới nên dễ bị lạm dụng, trục lợi. V́ thế
không ít người luôn ỷ lại v́ sống được vào sự bác ái của người
khác. Bác ái phải trong khuôn luật là sự công bằng.
Ngược lại sự Công bằng tuyệt đối sẽ làm cho con người vô cảm.
Không bác ái nên thiếu cảm nhận t́nh người khiến cho con người
lănh đạm với đau khổ của người khác nên phát triển không cân
đối. Giống như h́nh ảnh con đường thiệt đẹp và thẳng thóm mà
không có xe chạy, v́ tất cả các xe đều không đủ điều kiện tham
gia lưu thông trên con đường ấy.
Chính v́ vậy mà Đức Chí Tôn muốn
cho tất cả con cái của người ai cũng có được cơ hội đồng đều để
học hỏi và tiến hóa, không ai được lấn quyền, xâm phạm quyền của
ai đó là pháp công bằng.
Chúng ta tu hành lập công bồi đức không phải chờ nhờ Đức Chí Tôn
ẳm bồng đưa lên, cũng không lo bị Chí Tôn h́nh phạt. Mà là do
chính cái nhân quả của ḿnh đă tạo. Tấn hoá hay không là do tác
nhân ḿnh gây nên phải chịu hậu quả.
Kết Luận:
Ta thử đem cái nh́n tổng quát hiện nay. Đạo Cao Đài từ sau năm
1997, khi một số nhỏ người quyết định thay đổi chính sách không
lấy pháp luật làm trọng, Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh bị
biến mất. Nền Đại Đạo trên
hai mươi năm qua đă biến thể ra sao?
Bác-ái không có và Công-bằng cũng không! Người ta thích thi thố
quyền hành với nhau. Khiến cửa Đạo thành một trường mua danh,
chác lợi, cầu quyền không khác ǵ trường đời. Người đứng đầu Hội
Thánh hiện nay dựa vào sự cả tin của tín đồ mà thao túng. Họ đă
đem các h́nh thức bất công áp dụng cho người bày tỏ ư kiến có
tinh thần thượng tôn Đạo Pháp. Họ đem vật chất để khống chế tinh
thần người tín đồ. Lấy người chết làm con tin để thúc phược treo
giá người c̣n sống. Rất nhiều điều gọi là tiêu cực xăy ra trong
cửa Đạo. Nếu ai lên tiếng phản đối th́ bị mất quyền lợi. Người
tín hữu hiện v́ sợ mà tuân theo chứ không v́ thương yêu mà tùng
lịnh thượng cấp.
Với cái đà như vậy th́
Hoà Ước của Trời và Người đă kư hiện nay không c̣n được
áp dụng trong cửa Đạo mới này nữa.
Dĩ nhiên Ông Trời không bao giờ thất hứa. Ta phải khẳng định ai
có thể không tin Thiên điều, nhưng tôi tin. Ai không giữ nhưng
tôi giữ. Ai không thực hành, nhưng tôi thực hành. Chỉ mong các
anh đừng xem chúng tôi là thù địch rồi khống chế không cho chỗ
chôn xác phàm để yên nghĩ trong Thái B́nh Cực Lạc.
Trên đây là tóm lược sự t́m hiểu của nhóm Tín Đồ Già. Tất nhiên
c̣n không ít thiếu xót, mong chư huynh-tỷ vui ḷng góp ư.
Kính chúc quư chức sắc được thể trạng khương cường cầm đuốc soi
đường cho đàn hậu bối vượt qua chông gai thời đạo pháp bị nhiểu
loạn.
Nay kính
Thánh Địa, ngày
20 tháng 6 năm Kỷ Hợi
T.M. Nhóm Tín Đồ
Già
BÙI THANH AN