ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luận về đời người trong bể khổ.

 

       Trong Ánh-Đạo-Vàng chép rằng: Một hôm Đức Thích Ca đi đến thành Vương-Xá nước Tần Bà Xà La, có người đàn bà mắt không ráo lệ để đứa con đă chết trong tay xuống, quỳ bên chân Phật mà bạch rằng:

       - Hôm qua con đă đến bên Ngài để cầu xin một phương thuốc hầu cứu đứa con trai nhỏ của con chết v́ bị rắn cắn. Ngài dạy con: hăy đi kiếm nơi nào, nhà nào chưa có một người cha, người mẹ, người con hay đứa nô tỳ chết mà xin một nắm tro nhà ấy th́ sẽ cứu được đứa bé của con.

       Đức Phật hiền từ nh́n người đàn bà đau khổ và hỏi:

       - Nhưng người có t́m ra tro ấy không?

       Người đàn bà đau đớn bạch rằng:

       - Ôi! Con ôm đứa bé đă lạnh vào ḷng đi gơ cửa từng nhà từ thành thị đến thôn quê để xin tro ấy. Tro chẳng thiếu ǵ. Nhưng chẳng có nhà nào không có người chết, hoặc mới chết, hoặc chết đă lâu. Con chán nản và mệt nhọc nên phải t́m Ngài. Nhờ Ngài chỉ cho con nhà nào có thể t́m ra tro ấy mà Ngài đă dạy.

       Đức Phật đặt một tay  êm dịu lên đầu người ấy như để chia sớt đau đớn và tỏ nỗi niềm chua xót mà nói rằng:

       - Người ơi! Không thể có tro ấy đâu. V́ cái chết là định luật chung của sinh vật. Có sinh phải có tử, có đến phải có đi. Không một vật ǵ c̣n tồn tại mà không thay đổi.

       Hôm qua ta bảo người đi t́m tro ấy là cốt để cho người thấy rằng; đă làm người trên mặt thế gian này th́ phải chịu sự tử sanh, thọ hay yểu không thể vượt ngoài định luật của thiên nhiên trong kiếp sống làm người. Vậy người phải hiểu rơ như thế để kiên nhẫn và bớt điều đau khổ.

       Hôm qua người chỉ tưởng có một ḿnh người chịu đau đớn khổ sở v́ cái chết của con. Bây giờ người đă thấy rơ ràng là toàn cả thế gian đều cũng phải chịu như thế. Cái đau đớn của người trong cái đau đớn của toàn thể. Một giọt nước mắt của người trong biển nước mắt của đại chúng. Vậy người đừng nên kêu gào. Than khóc cho lắm đi nữa cũng không tránh qua định luật của hóa công trong kiếp sanh con người tại thế.

       Nếu có thể cứu được con ngươi th́ dầu cần đến xương máu ta, ta cũng chẳng từ. Vậy người hăy đem chôn xác con của người đi cho qua rồi một kiếp.

       Ấy vậy cái kiếp sanh của con người trong thế giới đau khổ mà đức Phật đă cho mọi người hiểu không ai tránh khỏi nỗi tử biệt sanh ly trong kiếp làm người. Muốn tranh khỏi đau khổ nơi thế gian này chỉ có một phương là tu để đem lại cho linh hồn bất sanh bất diệt.

       Nhưng hại thay! Lắm người tưởng cái hạnh phúc ở cơi thế gian, cái lạc thú của đời sống kiếp người là vĩnh viễn, đâu có ngờ những cái ǵ quí báu trong người đều bị thời gian chở đi và tàn phá mà không thể ngăn cản lại được. Họ chỉ ôm giữ một cách tuyệt vọng trong giấc mộng mơ màng, thế th́ bảo sao tránh khỏi trong ṿng đau khổ được.

       Thật ra đời người trong bể khổ, thấy cái sống ở trong cái chết, thấy cái c̣n trong cái mất, chỉ có thế. Măi măi quay cuồng trong bánh xe chuyển luân của thời gian vô tận, không bao giờ ngừng được.

       Ôi! Đời sống của con người cũng như cỏ hoa tươi tốt trong mùa xuân, cũng ngỡ hương nhụy c̣n hoài, sắc màu đẹp măi mà chẳng ngừa nắng hạ úa sào, mưa đông tơi tả, không mấy chốc rồi tàn tạ.

       Vậy ta phải t́m đời sống vĩnh viễn, một vẻ đẹp không phai tàn như cây ṭng cây bá, chẳng sợ nắng sương, bền gan cùng tuế nguyệt. Th́ ta chớ bám víu những cái t́nh dục vọng giả trá, những của cải bèo mây, những lạc thú đầy ích kỷ và tội lỗi - như những người đi trong bóng tối - đặng ta truy tầm nguồn gốc đau khổ của con người bởi đâu mà đến lại bám víu vào ta như bóng theo h́nh? Có phải chăng là do nơi dục vọng mà làm cho ta mù quáng cả tâm linh, như bụi dấy lên từ dưới chân đàn cừu làm cho mất dấu của chúng đi?

       Con người từ cái bản tâm sáng suốt đi dần măi vào cơi vô minh; từ chỗ vô minh thúc giục làm những điều tội lỗi để gây ra nghiệp căn quả báo từ kiếp này sang kiếp khác, liên tiếp nhau một ṿng quay tít không thôi. Nếu muốn cắt đứt cái ṿng ấy phải trừ được vô minh. Nhưng người ta không thể trừ được vô minh để mà sáng suốt v́ c̣n tham vọng ích kỷ. Ôi tham vọng khát khao không thỏa măn v́ thế mà măi quay cuồng. Thật tiếc thay, kho báu thiêng liêng vô tận sao không chịu đoạt ch́a khóa để mở vào, mà chỉ lo mở cửa lợi danh để nuôi dục t́nh khoái trá về thể chất th́ tránh sao đám ma vương không đắc thắng, c̣n ngọn đèn chơn lư phải lu mờ.

       V́ thế mà Đức Chí Tôn chẳng nở ngồi xem con cái của người lặn hụp trong ṿng đau khổ măi. Nên đă lắm phen phân thân giáng thế đến cơi trần này sớm lo d́u dắt đem về. Nhưng thử hỏi đă được bao nhiêu? C̣n lắm đứa con hoang vẫn say mê trong ṿng tục lụy.

       Nên Đức Chí Tôn than rằng:

            Cao Đài tá thế ngự trần gian,

            Bạch Ngọc Huỳnh Kim cũng chẳng màng

            Ch́u lụy đ̣i phen xem quá tục.

            Nghĩ không đổ lệ phải cười khan.

(trích thi văn dạy Đạo).

       (Bài Sưu tầm của một tiền bối)

---------------

       Lời bạt:

       Ngày nay, v́ quá chán ngán với cuộc đời bon chen xảo trá nên người ta t́m vào cửa Đạo để cầu mong giải thoát đau khổ. Người tín hữu các tôn giáo nói chung và người tín hữu Cao Đài nói riêng ai cũng thấy đời người là một chuỗi những nỗi khổ triền miên kết lại. Nên mới t́m thiền môn học Đạo mong giải được phần nào nỗi khổ. Đó là những người có đức tin vào chân lư của thiêng liêng dạy. Nắm bắt được tâm lư này có một số người nảy sinh ư niệm kinh doanh tôn giáo. Họ muốn làm Chức sắc lớn để dạy Đạo cho người muốn tu. Nhưng bản thân họ th́ không tu. Họ muốn mượn áo măo nhà tu để đánh lừa thiên hạ. Người tín đồ chân chính nên phân biệt ai là nười tu hành thật sự và ai là kẻ mượn danh tu hành để trục lợi. Cái này rất khó phân biệt chơn hay giả. Dù khó chúng ta cũng phải t́m cho ra để khỏi uổng phí cuộc đời bị kẻ dối tu lường gạt.

       Ư nghĩa chung người ta xem nhẹ vật chất tức phế đời học Đạo để t́m chân lư giải thoát. Nhưng với bản tính tham quyền ham danh ham lợi nên khi vào cửa Đạo rồi người ta vẫn mang các bản tính danh lợi quyền vào cửa Đạo th́ làm ǵ mà hết khổ? Chẳng những vậy lại c̣n đ̣i làm Thầy thiên hạ, dạy thiên hạ tu hành.

       Ḿnh muốn giải khổ cho chúng sanh th́ trước tiên phải giải khổ được cho chính ḿnh bằng cách tùng tuyệt đối vào luật pháp hữu h́nh và vô vi của Thầy Trời mới mong t́m được chân lư giải khổ. Nếu bỏ luật, thay vào một luật khác, một công thức tu hành khác th́ kết quả tu hành đi vào một con đường khác. Người thợ bánh nấu món xôi nhưng không chịu dùng món nếp truyền thống mà đi thay vào đó là gạo tẻ, th́ kết quả sản phẩm ấy là cơm chớ không phải xôi. Trong Tam Kỳ Phổ Độ cũng như vậy, có nhiều người miệng th́ nói tôi tu Đạo Cao Đài nhưng luật tu không phải của Cao Đài dạy th́ chắc chắn cuối cùng sẽ về nơi không có Đức Cao Đài chờ đón. Ḿnh không thấy đường về cội nguồn mà đi chỉ cho người người khác con đường ấy chẳng khác nào người khiếm thị dẫn đường cho người mù. Ta có cam tâm để người mù dẫn đường cho ta không?

       Chí Tôn dạy: “Các con, Thầy quyết lấy đức háo-sanh mở đạo, cứu-rỗi sanh-linh cho kịp trước kỳ Hạ-ngươn nầy, nhưng Đạo chẳng hoàn-toàn, con đường đi chưa cùng bước, là v́ tại nơi ḷng nhiều đứa, chưa để hết tín-ngưỡng mà nghe lời Thánh-giáo, cho nên lần hồi, nền Đạo phải ra tan-tành manh-mún.         

       Kẻ hữu-đức buồn ḷng thối bước, đứa chơn-thành không vui nắm tay theo; ma hồn quỉ xác loán vào; kẻ đức thiếu níu đứa không nhân; thành ra nhơn kém đức suy, cứ thẳng một đường tà dung-ruổi.         

       Cơ lập Đạo là nhiệm-mầu vô giá; biết Đạo, biết ta, biết người, biết thế, biết thời, biết vinh-hư, biết tồn-vong ưu-liệt, rồi mới có biết hổ mặt thẹn ḷng, biết sự thế là tṛ chơi, biết tuồng đời là bể khổ; biết thân nô-lệ dẫn kiếp sống thừa; biết nhục-vinh mà day-trở trên con đường tấn-thối. Có đâu đường đời c̣n lắm giành-xé, hại lẫn nhau, mong chi đặng tầm Tiên noi Phật.         

       Công Thầy bố-hóa, bị lũ học-tṛ tham-lam ngu-xuẩn, dục lợi cầu danh làm cho tà-quái lẫn vào, d́u-dắt vào chốn hang sâu vực thẳm; thế mà hồn Đạo phải chịu ngàn năm phuởng-phất.         

       Thầy thấy nhiều đứa xả-thân cầu Đạo, diệt tục xủ phàm, để ḿnh làm hướng-đạo. Hỏi vậy có ai xứng-đáng chưa?

       ............         

       Ôi! Thầy v́ mấy chục ức nguyên-nhân, không nỡ để cho ngôi phẩm tan-tành, chớ lấy luật Thiên-thơ th́ không một ai dự vào Kim-Bảng.         

       Tu-hành vẫn trái với thế-tục, mà trái với thế-tục mới đặng gần ánh thiêng-liêng. Thầy thấy nhiều, tu cũng muốn tu mà thế-tục cũng không muốn chừa bỏ. Thế-tục là nét d́u-dắt cho mất tánh thiêng-liêng , phải lấy nghị-lực cang-tâm mà kềm-chế, th́ cái lối diệt-vong, mới chẳng làm uổng công-phu hành-đạo cho.

       Áo dà cũng muốn mặc, giày đạo cũng muốn mang, muốn đứng trước cả nhân-sinh, để cho họ biết ḿnh hướng-đạo. Đường Tiên cũng lấp-lửng, nguồn Thánh cũng toan vào, mà thấy bạc rơi cũng chẳng bỏ, lợi mún chẳng từ, mượn danh Đạo mà tạo danh ḿnh, vô Thánh-Điện mà hơi tà c̣n phưởng-phất. Muốn cho nhà thiệt cao, áo thiệt tốt, mượn lốt cọp dọa cáo bầy, bụng trống lỗng, túi thâu đầy toan làm thầy lũ dại.         

       Ôi! lốt Đạo, lốt Đạo, Thầy buồn cho trẻ ngây, chẳng c̣n biết làm sao đem Thánh-Giáo vào tay chúng nó được.         

       Thầy nhớ xưa, kẻ mộ Đạo, chịu ngàn cay muôn đắng, biết có người mà chẳng biết nhọc ḿnh; giày gai áo bả, đội nguyệt, mang sao, gió trước lọt cḥi tranh, mưa sau hư giậu lá, bần hàn chẳng quản, tay trắng d́u người, một mảy không bợn-nhơ, mới có thể lập ngôi cho ḿnh đặng, có đâu lấy của lấn nhân, mượn quyền xua đức, kẻ chân-thành lánh mặt, đứa tà-mị áp vào, rồi cúm-núm mang hơi tà, lại đua nói rằng thờ chánh-giáo.         

       Thầy hỏi: ai chứng cho?        

       Lễ-Nhạc chẳng hoàn-toàn, nhiều đứa cậy tài học giỏi lượm-lặt sách xả rác hủ nho; mong bài bác đặng vinh mặt. Thầy bây giờ chỉnh để phú Thiên-điều hành luật, ai biết nguồn cội, vội sửa ḿnh; mới mong tránh khỏi lũ tà-ma, mà đi cho cùng bước Đạo..” (TNHT)

       Lời dạy trên đây chỉ cho thấy một điều người ta đang mang trong ḿnh cái bịnh: biết bỏ lợi danh của đời cho đó là giả tạm, lại đi t́m lợi danh cửa Đạo, vậy th́ thử hỏi công Thầy dạy dỗ hóa ra có uổng lắm không?

       Ngài Bảo Đạo có dạy: “Đừng tưởng được thọ phong chức sắc là được cao thăng thiên vị được tự nhiên siêu rỗi. Nếu không biết tu nhứt là không ǵn luật pháp th́ dù cho là phẩm cao đến mấy cũng vẫn bị đào thải như bao nhiêu ai kia vậy”. Danh ngôn xưa có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”.

       Xem lại hiện nay ta có thể hiểu, kẻ mặc áo chức sắc chưa chắc có đức hạnh của chức sắc!

       Trước thềm Đại Hội Nhơn Sanh, chúng ta hăy xác định chúng ta v́ phẩm tước danh quyền hay v́ muốn lập công bồi đức để giải thoát mà vào sự cầu phong theo phương cách ngoài luật pháp? Như vậy chẳng những ta không hết khổ mà c̣n chuốc thêm khổ v́ phạm Thiên Điều. Mê tín hay chánh tín trong Đạo Cao Đài chỉ khác nhau có một chút này thôi.

Thánh Địa, ngày giổ tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017

BÙI THANH AN

 

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                               Address: 441 Sparkman Rd- Plant City, FL 33566                                                                                                                                                                  

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 813-716-7634