Trước khi nghe phần nói chuyện của
tác giả Điền Lạc, mời đồng đạo xem phần lược ghi bên dưới về nội
dung cuộc nói chuyện này do Lê thị Minh Trang thực hiện:
BẢO THỦ CHƠN TRUYỀN LÀ G̀?
HỌ
CÓ LÀM CHÁNH TRỊ KHÔNG?
(Lược ghi theo bài nói chuyện của bác Điền Lạc trên Kênh Luận
Đàm Đạo Sự)
Sau khi niệm danh Cao Đài, kính tŕnh Hội Thánh Lưỡng Đài, giới
thiệu Kênh với toàn thể đồng đạo, Diễn giă Điền Lạc giới thiệu :
Hôm nay trong buổi đàm luận t́m hiểu Đạo Cao Đài này, xin phép
tiếp tục giải đáp các câu hỏi của các bạn đồng môn.
Câu hỏi :
Kính nhờ bác Điền lạc chỉ giúp ư nghĩa của Bảo Thủ Chơn Truyền.
Bảo thủ chơn truyền là ǵ? Họ có làm chánh trị không và sau lưng
họ là ai?
Giải đáp.
Với câu hỏi này Qua thấy các cháuthế hệ Cao Đài trẻ tuổi đă biết
băn khoăn về những uẩn khúc của Đạo.
Tuổi trẻ mà biết băn khoăn như vậy là một may mắn cho Đạo. Cảm
ơn các cháu đă đặt câu hỏi rất hay.
Qua xin trả lời tóm lược và sau đó đi vào chi tiết.
Bảo Thủ Chơn Truyền có nghĩa là
ǵn giữ luật pháp chơn truyền. Ngược lại không bảo thủ là người
không ǵn giữ luật pháp chơn truyền.
Pháp Luật của đạo chỉ có một, do các đấng thiêng liêng và quyền
Vạn Linh lập. Đó gọi chung là Luật Pháp Chơn Truyền.
Ngày nay có một hệ thống luật mới bỏ luật chơn truyền. Họ sử
dụng những luật đă canh cải các Luật Pháp có từ nguyên thủy:
Những ai không chấp nhận bảo
thủ chơn truyền th́ gọi là
nhóm Canh Cải Chơn Truyền
Trước khi vào chi tiết. Qua hỏi
các cháu một câu.
Các cháu là tín đồ trẻ của Cao
Đài, có lập Minh Thệ nhập môn cầu đạo hay không? Sở dĩ Qua hỏi
như vậy, v́ có nơi này nơi khác phái này phái khác áp dụng khi
một đứa trẻ sinh ra trong nhà đạo đương nhiên được xem
ḿnh là tín đồ khỏi lập Minh Thệ.
Không phải vậy đâu. Mười người sống chung một gia đ́nh với ông
bà có đạo Cao Đài, Nhập Môn ba người. Chỉ có ba người là tín đồ
Cao Đài, c̣n lại bảy người kia là người ngoại đạo.
Đi vào chi tiết Qua sẽ
nói tất cả 7 ư sau đây:
Ư một:
Bảo Thủ Chơn Truyền là ǵn giữ
luật pháp đạo Cao Đài. Nhiệm vụ này không phải riêng ai. Mọi
người tín đồ Cao Đài đều phải làm với tinh thần trách nhiệm.
Những ai bài báng việc Bảo Thủ Chơn Truyền có thể họ không phải
là tín hữu Cao Đài, họ là người ngoại đạo mặc áo Đạo; hoặc là
người tín hữu đức tin c̣n kém nên mới sợ tùng luật pháp đạo. Họ
là người phạm luật và phạm thệ mà Qua đă có nói trong các buổi
luận đàm trước.
Ư hai :
Bảo Thủ Chơn Truyền đă bị hiểu sai do những người cầm quyền đạo
hiện nay giải thích lệch lạc. Từ đó làm cho các cháu hoang mang
lo sợ không dám tiếp cận. Qua không thể tưởng tượng được một
người Đạo không tùng luật pháp đạo cũng như công dân một nước
không tùng luật pháp quốc gia vậy.
Phía sau việc Bảo Thủ Chơn Truyền là Đức Chí Tôn và Chư Thần
Thánh Tiên Phật có nhiệm vụ trọng yếu trong Tam Kỳ Phổ Độ.
Cụ thể như Tam Trấn Oai Nghiêm, hoặc là giáo chủ của Ngũ Chi Đại
Đạo ở nơi thiêng liêng.
Nơi mặt thế này, Đức Chí Tôn giao việc Bảo Thủ Chơn Truyền cho
Hiệp-Thiên-Đài. Các chức sắc Cửu Trùng Đài từ trên xuống đạo hữu
đều là người Tùng Chơn Truyền mà thôi không ai dám tự xưng ta là
người bảo thủ cả. (Nhưng nếu hiểu Bảo Thủ Chơn TRuyền là Ǵn
Luật lệ Cao Đài th́ mọi môn đệ hữu thệ của Chí Tôn đều có bổn
phận và trách nhiệm này).
Ư ba:
Bảo Thủ Chơn Truyền có làm chính
trị hay không?
Câu hỏi này các cháu đặt rất kịp
thời. Người ta đă hù các cháu rằng nhóm Bảo Thủ Chơn Truyền làm
chính trị này nọ, đó là sự giải thích sai lệch dẫn dắt suy nghĩ
của các cháu trẻ tuổi vào mê lộ không dám t́m hiểu.
Qua
nói rơ Đạo Nghị Định Thứ Năm
quy định các chức sắc phải phế đời hành đạo. Có nghĩa là đă mang
phẩm tước đời rồi, muốn làm việc Đạo th́ phải phế việc đời, dù
rằng trước đó là một người cao trọng bên đời giống trường hợp
ngài Lê Văn Trung đă trả chức kể cả Bắc Đẩu Bội Tinh cho nhà
nước Pháp.
Với góc độ cá nhân, công dân một
nước muốn tham gia chính trị th́ phải dùng tên khai sinh do cha
mẹ đặt, chứ không được lấy tên chức sắc, tức là thánh danh.
Các cá nhân chức sắc trước khi
tham gia chính trị phải gửi lại phẩm tước cho Đạo. Từ đó họ
không nhân danh Đạo ra làm chính trị. Cụ thể như cụ Nguyễn Hữu
Lương phẩm Giáo Hữu. Ông Lương là anh ruột của Cải Trạng Nguyễn
Minh Nhựt, tất cả đều là con của cụ Nguyễn Lễ Bộ ( tức Thái Đầu
Sư Thái Bộ Thanh).
Trước năm 1975, ông Nguyễn Hữu
Lương ra ứng cử Thượng Nghị viện, ông đă gửi lại chức Giáo hữu
và nhiều trường hợp khác cũng tương tự như vậy. Qua nói điều này
để chứng minh người tín hữu Đạo Đạo Cao Đài nói chung và những
người Bảo Thủ Chơn Truyền hoàn toàn không làm chính trị.
Đạo Nghị Định Thứ Năm của Đức Lư Giáo Tông và Đức Hộ Pháp
cùng kư tên tức là do quyền của Chí Tôn tại thế kư. Nhưng chức
sắc hôm nay không c̣n tôn trọng, Họ đă nhân danh Đạo đi làm
chính trị.
Hai trường hợp tiêu biểu, đó là ngài Thượng Tám Thanh ứng cử và
đắc cử đại biểu Quốc Hội với phẩm Phối Sư Thượng Tám Thanh. Gần
đây nhất ông Lê Phương Hồng cũng ứng cử đại biểu quốc hội với
phẩm Phối Sư Ngọc Hồng Thanh. Các địa phương đạo, tỉnh nào cũng
có những chức sắc tham gia chính trị. Họ vẫn giữ nguyên phẩm
trước của Đạo .
Ư bốn:
Bảo Thủ Chơn Truyền chỉ dựa vào luật pháp của Đạo để giữ đạo chứ
không dựa vào bất cứ một thế lực nào để giữ đạo.
Nếu dựa vào thế lực đời để giữ đạo th́ người đứng đầu đạo phải
lệ thuộc họ không c̣n độc lập tự chủ.
Ư năm:
Qua nói rơ có lẽ các cháu hiểu nhầm ư nghĩa Bảo Thủ Chơn Truyền
nên mới đặt câu hỏi này.
Tuy nhiên, những người không tùng sự canh cải luật pháp, họ
không biết dùng từ ǵ cho chính xác nên tự ḿnh xem là Bảo Thủ
Chơn Truyền, thật đáng tiếc. V́ không một ai có thể tự xưng ḿnh
là Bảo Thủ Chơn Truyền được
Không trừ khả năng có một số người trong ấy lấy ư riêng đi nhờ
cậy những thế lực chính trị bên ngoài. Họ tự ḿnh làm, không
được sự ủy quyền hay ủy thác nào cả. Cách bảo thủ chơn truyền
như vậy là không đúng Pháp Chánh Truyền. Số này rất ít. Họ đă bị
đồng đạo xa lánh và tẩy chay. Họ không đại diện cho tất cả những
tín hữu cao đài thuần túy tu hành ǵn giữ luật pháp. Họ đă dùng
cách tự phong tự thăng như các Hiền Tài nơi hải ngoại. Hoặc một
vài vị sống ở hải ngoại lại tiếp xúc với các chính khách trong
chánh phủ nước ngoài có thế lực lên tiếng này nọ. Qua nói rơ. đó
không phải là người Bảo Thủ Chơn Truyền. Họ cũng như ai kia vậy
đă không ǵn luật pháp, đă dựa vào thế lực.
Qua nói ư này để các cháu tự thấy rằng Hội Thánh Cao Đài
hiện nay cũng giống như những người hải ngoại. Họ có giữ luật
pháp của đạo không? Không có! Họ có dựa vào thế lực của
đời để giữ đạo không? Có! Đúng không? Họ mới chính là người làm
chánh trị.
Những điều Qua trả lời cho mấy em đây là trong phạm vi quốc nội.
Ở hải ngoại qua không can dự vào v́ ngoài đó rất phức tạp. Họ
không liên quan ǵ đến việc hành đạo trong nước.
Ư sáu:
Như đoạn trên đă nói, các cháu
đă bị hù rất nặng. Tức là bị khủng bố tinh thần nên mỗi khi nghe
đến bốn chữ Bảo Thủ Chơn Truyền là có ngay ác cảm và thành kiến
nên rất sợ, không dám t́m hiểu.
Một số
anh em đă dùng sai danh từ như đă nói là chuyện riêng của họ.
Bảo Thủ Chơn Truyền chuyện của Hiệp-Thiên-Đài. Cửu Trùng Đài và
các cơ quan c̣n lại chỉ là những người Tùng Chơn Truyền.
Mọi người có bổn phận phải giữ lời Minh Thệ và ǵn luật lệ Cao
Đài.
Những người tín đồ với tinh thần cường liệt đă hiểu được sự canh
cải của Hội Thánh hiện tại đă làm cho Chí Tôn và chư Thần
Thánh Tiên Phật buồn ḷng nên quyết định không đi theo mà các
cháu gọi nhầm là nhóm bảo thủ chơn truyền.
Những người ǵn giữ trọn luật lệ Cao đài, Họ đă biết tự
giữ ǵn ḿnh, không a ṭng theo số đông canh cải luật pháp.
Họ rất hiền ḥa. thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Họ hành đạo
không v́ phẩm tước, không ngại khó khăn, không ngại đường xa
ngăn sông cách trở. không ngại tốn tiền của tư ḿnh. Họ là những
người thuần túy tu hành. Những người này lại thường xuyên bị các
Cai Quản họ đạo địa phương và những côn đồ trá h́nh hành hung.
Họ chỉ tự vệ khi bị người khác làm đổ máu.
Dĩ nhiên một con sâu làm rầu nồi canh. Trong số các anh em tự
xưng là Bảo Thủ Chơn Truyền đó cũng c̣n một vài cá nhân (rất ít)
chủ trương dựa thế lực. Những người này đă bị các anh em
không công nhận và xa lánh. Các em cháu đừng tưởng mọi người bảo
thủ chơn truyền đều muốn dựa vào thế lực. Nếu có nghe ư này, đó
là thông tin giả.
Ư bảy:
Qua đặt câu hỏi cho các cháu. Nếu một người làm đạo không giống
ư các cháu, các cháu sẽ xử sự thế nào?
- Đánh họ? Đó là cách hành xử của côn đồ.
- Thưa họ ra ṭa? Đó là các hành xử của người văn minh.
- Ôn tồn mà hóa độ? Đó là hành xử của người đạo đức.
Các trường hợp thực hiện nghi thức gia đ́nh của đạo hữu không
mời Ban Cai Quản. BCQ đem người tới hành hung, vậy BCQ đă hành
xử giống ai theo ba cách trên? Không giống người văn minh,
cũng không giống người đạo đức đúng không?
Ư kết :
Với bảy ư kiến chi tiết như trên. Qua đă tóm lược khái quát chưa
đi sâu nhiều vào chi tiết. Có thể các cháu đă được h́nh dung
được người bảo thủ chơn truyền không giống như h́nh ảnh người ta
mô tả mà các cháu đă nghĩ trước khi Qua giải
thích .
V́ thời gian cũng không c̣n nhiều Qua phải xin tạm ngưng nơi
đây.
Những câu hỏi sau này của các cháu liên quan đến
- B́nh Bông Đĩa quả,
- Lạy vong phàm 3 hay bốn lạy,
- Phục quyền Hội Thánh không lẽ phế bỏ hết Hội thánh hiện tại?
v.v. của cháu Qua sẽ tiếp tục giao lưu và giải thích khi tra cứu
kinh luật đầy đủ. Mong các cháu có dịp trao đổi với bác bằng
comment hoặc bằng thơ, bằng gặp trực tiếp đây.
Đến đây xin cảm ơn toàn thể quư vị và chư đồng đạo kính mến. Cảm
ơn các bạn trẻ đă gửi câu hỏi .Qua rất hoan nghênh đón nhận.
Trước khi tạm biệt qua muốn tặng các cháu một bài ngẫu hứng mới
sáng tác.
Xin chào tạm biệt.
Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Lê Thị Minh Trang lược ghi.
(nguồn Kênh Luận Đàm Đạo Sự)