ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LUẬN ĐÀM ĐẠO SỰ KỲ 6:

 

GIẢI ĐÁP NHỮNG VẤN ĐỀ
GÂY MÂU THUẨN CẦN BIẾT

Người thực hiện: Điền Lạc.

 

       Trước khi nghe phần nói chuyện của tác giả Điền Lạc, mời đồng đạo xem phần lược ghi bên dưới về nội dung cuộc nói chuyện này do Lê thị Minh Trang thực hiện, đặc biệt về ư nghĩa cúng rượu ba phân, tám phân: 

GIẢI THÍCH Ư NGHĨA

CÚNG RƯỢU BA PHÂN VÀ TÁM PHÂN

(Lược ghi theo bài nói chuyện của bác Điền Lạc trên Kênh Luận Đàm Đạo Sự) 

       Sau khi niệm danh Cao Đài, kính tŕnh Hội Thánh Lưỡng Đài, giới thiệu Kênh với toàn thể đồng đạo, Diễn giă Điền Lạc giới thiệu :

       Hôm nay trong buổi đàm luận t́m hiểu đạo cao đài này, xin phép được đặc biệt, thưa chuyện cùng Các bạn đồng môn trẻ tuổi. Tức là những người tín đồ cao đài thế hệ trẻ.

       Mong quư vị và đồng đạo thông cảm. sở dĩ có buổi làm luận đặc biệt này v́ có một vài bạn trẻ đă gửi đến tôi những câu hỏi nhờ giải đáp. 

       Thật sự mà nói, tôi cũng tự thấy ḿnh. Không biết có đủ bản lĩnh để giải đáp cho các em cháu hay không, Nhưng trong tinh thần đạo đức và hiếu học tôi sẽ cố gắng hết sức ḿnh để giải thích trong khả năng có thể cho các bạn.  

       Câu hỏi số 1

       Tại sao khi tôi có lời comment t́m hiểu về chơn truyền của đạo th́ được chủ trang Facebook gọi là Facebooker (xin không Nêu tên) đă phán cho tôi một câu như thế này: DỐT. Chỉ có một chữ. Cụ ấy chắc phải là người giỏi đạo? Tại sao lại ích kỷ những lời giải thích cho tuổi trẻ chúng tôi, lại phán như vậy? chúng cháu biết t́m hỏi ai Hỏi ở đâu? Nay t́nh cờ được nghe bác nói chuyện trên Kênh Luận Đàm Đạo Sự, chúng tôi mạnh dạn nhờ bác giúp đỡ.

       Giải đáp:

       Xin thưa với chủ nhân câu hỏi này vài ư.

       -/ Người xưa có nói: Ai chê ta là thầy ta. Ai khen ta là kẻ thù của ta. Câu này đúng từ ngàn xưa và đến nay cũng c̣n đúng.

       Vị facebooker nào đó đă chê bạn DỐT, bạn đừng nên tự ái. Lời phán này giúp bạn gia công t́m học hỏi và nghiên cứu thêm. Đây là một trong các phương pháp sư phạm cay nghiệt nhất.

       Facebooker ấy phán cho bạn tiếng Dốt đó là một cách kích thích sự t́m hiểu đến nơi đến chốn. Nhờ sự bực tức đó bạn mới cố gắng nhiều hơn.

       Tuy nhiên đó là trường đời. Trong trường Đạo, vị facebooker này có lẽ đă không coi bạn là người học hỏi. Vị ấy đă coi bạn như là một đối thủ trong lư luận. Với câu phê phán đó cố ư hạ thấp bạn xuống; nhưng ư nghĩa đích thực của nói lại vô t́nh nâng bạn lên ngang hàng để tranh luận đối thoại.

       Người lớn tuổi như qua đây, thật sự không muốn giấu giếm điều ǵ với các em các cháu. Ḷng luôn lo ngại, nếu như một ngày kia ngừng thở, biết bao hiểu biết kiến thức học được phải theo xác thân phàm vùi sâu dưới ḷng đất lạnh th́ sự hiểu biết kia không làm ích lợi được cho ai, thiệt là một điều phí phạm.

       Mong tác giả câu hỏi yên tâm t́m hiểu. Chắc chắn qua không ích kỷ sự giải thích với các em cháu đâu. Chúc các bạn vui vẻ. 

Câu hỏi số 2:

        Có một số facebooker có vẻ đa văn quảng kiến lại phê cháu một câu như sau: “ Em học đạo bao nhiêu mà bày đặt ư kiến này ư kiến nọ?” Mong bác điền lạc giúp đỡ.

       Đáp:

       Qua không biết có đủ khả năng hiểu biết để giải thích hết những điều các cháu muốn biết không? Có một điều chắc chắn, bác sẽ không ngại khó.

       Với lời phê này, facebooker đó đă cố t́nh không cho các cháu đặt câu hỏi nhận xét ǵ. Đây cũng là một dạng huynh trưởng hay đàn anh khó tính.

       Dạng huynh trưởng này chắc chắn có cái ta quá lớn. Họ không muốn ai bắt bẻ làm khó ḿnh. Cũng có thể là một người dốt đạo mà không dám hỏi ai. Họ muốn cho yên thân bằng cách phán một câu như vậy để bịt miệng các cháu cho họ rảnh khỏi phải giải thích.

       Ca dao ta có câu: muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Học hỏi là chuyện b́nh thường. Dạng huynh trưởng này quả không có ích ǵ cho các cháu để học đạo. Các cháu không nên thân cận họ mà làm ǵ.

       Câu số 3:

       Thưa bác nghĩ sao về các mâu thuẫn trong cửa Đạo hiện nay?

       Đáp:

       Câu hỏi hơi có phần bao quát. Bác có đoán biết một phần ư nghĩ của các cháu. Xin tóm lược như vầy.

       Trong việc hành đạo hiện nay, thường có những sự tranh luận để t́m hiểu chân lư của các sự khác biệt. Nhứt là các nghi tiết cúng tế lễ bái..?

       Nếu đúng vậy th́ nghe Qua giải thích vấn đề này như sau, nếu không đúng ư các cháu hỏi th́ cũng nên  nghe. Biết đâu nó cũng giúp ích cho các cháu sau này khi gặp phải.

       Đạo Cao Đài vốn mà một thể nhứt thống không có mâu thuẫn. Trong bản thân đạo cũng có nguyên lư đối  nhau là âm và dương. Âm Dương tương khắc lại tương ḥa. Nhờ vậy mới có hóa hóa sanh sanh lên măi.

       Nếu đạo không có nguyên lư đối nghịch âm dương th́ không thể hóa hóa sanh sanh vạn vật. Giả sử như,  cả thế giới này chỉ có đàn ông (thuần dương) thế giới không thể tồn tại v́ nó đă bị tiêu diệt lâu rồi. Hoặc ngược lại, cả thế giới này chỉ có đàn bàn (thuần âm) th́ thế giới này cũng không thể tồn tại v́ nó tiêu diệt y như vậy.

       Đến phiên ḿnh, cây cỏ, hoa trái, chim muông,  thú cầm cũng vậy, luôn tồn tại có đủ hai giống đực cái hay trống mái…

       V́ vậy chuyện bất đồng trong đạo học là chuyện b́nh thường. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có động lực t́m hiểu học hỏi tới nơi tới chốn.

       Qua chỉ coi đó là bất đồng chứ không coi đó là mâu thuẫn. Mâu thuẫn nó lớn lắm. Chắc các cháu đều có học, Triết học Mác Lênin có cặp phạm trù mâu thuẫn. Trong mâu thuẫn có hai loại mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Qua cũng đă có học qua triết học mác lê đó chứ.

       Vậy các cháu hăy yên tâm nhé, bất đồng không có ǵ ghê gớm đâu.

       Câu hỏi 4:

       Trong việc cúng tế của Đạo hiện nay có hai khuynh hướng về việc cúng rượu. Nhóm chủ trương rót rượu ba phân, nhóm chủ trương rót rượu tám phân. Họ tranh luận không có hồi kết. Nhờ bác giải thích thế nào là đúng.

       Đáp:

       Qua giải thích câu này làm tiêu biểu cho các trường hợp tranh luận đúng sai tương tự:

       Sở dĩ có những tranh luận đúng sai như vây, nguyên nhân duy nhứt là sự canh cải. Các quy định cũ của Hội Thánh, Hội Đồng chưởng Quản tự ư thay đổi làm cho cả tín đồ bất phục, từ đó có sự tranh luận không hồi kết. nguyên nhân đó Hội Đồng Chưởng Quản phải chịu trách nhiệm.

       Hội Thánh h́nh thể của Chí Tôn dạy dùng bong, rượu, trà,  tượng trưng Tam Bửu của con người dâng lên Chí Tôn.

       Tam Bửu là tinh khí thần. Tinh và Thần không thấy ai tranh luận. Phần lớn chỉ nghe tranh luận về RƯỢU . Rượu tượng trưng cho Khí Thể. Nó là một thể hơi, là Chơn Thần của con người để dâng lên cho Chí Tôn làm phương tiện phổ độ chúng sanh. Chơn Thần nơi con người là tạng chứa Trí thức  hay sự khôn ngoan. 

       Ta cúng rượu, là cúng Hơi Rượu, chứ không phải cúng nước rượu. Dĩ nhiên hơi rượu được sản sinh từ nước rượu. 

        Một cái ly. dù lớn hay nhỏ. Nhiều kích cỡ khác nhau. Nhưng ta mặc định  toàn bộ thể tích của cái ly gọi là 100% thể tích. Nói theo cách b́nh dân gọi đó là mười phân. 

        Rượu ba phân. có nghĩa là rót rượu vào ba phân (30%) thể tích của ly. Phần trống c̣n lại trong ly chiếm bảy phân (70%).  Nước rượu ba phân bốc hơi lên khuếch tán trong phần trống của Ly. Như vậy, hơi rượu chứa 70%, nước rượu 30%. Hơi rượu chiếm bảy phân, nước rượu chiếm ba phân.

       Tương tự như vậy. Cho trường hợp rượu rót vào tám phân (80%) phần c̣n lại trong ly là 20%  2 phân. Rượu cũng bốc hơi lên đầy ly sẽ tràn ra ngoài không khí loăng. Hơi này chúng ta không tính. Hơi rượu 20% sẽ ít hơn hơi rượu 70%.

       Thầy dạy: Thầy muốn sao cho tinh thần trí năo của các con cường liệt như hơi rượu vậy? Câu này. nằm ở trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Qua sẽ tra lại và cho biết nó nằm ở đoạn nào? 

       Nói đến đây, có lẽ các cháu cũng đoán ra hơi rượu đựng 70% Ly và hơi rượu 20% ly cái nào nhiều hơn, mạnh hơn đúng không? Chắc chắn ai cũng đáp. Là hơi rượu 70% phải mạnh hơn hay rượu 20% 

       Ngày xưa Hội Thánh h́nh thể của Chí Tôn dạy dâng rượu  3 phân tức 30% . Đến năm 1991, nghi thức cúng tế của Hội đồng Chưởng Quản do ngài phối sư Thượng Thơ Thanh Hội trưởng. Kư tên. Day cúng rượu tám phân. 

       Không phải vô t́nh,  người kư lệnh thay đổi như vậy. Người này đă hiểu rất rơ tại ư nghĩa của việc thay đổi này.  Tinh thần của đồng đạo môn đệ của  Chí Tôn nếu quá cường liệt, Chức sắc đàn anh khó qua mặt được. Họ phải ra lệnh cúng rượu 8 phân  để cho hơi rượu chỉ c̣n hai phân. 

       Sự tranh căi này Qua nghe đă rất lâu. Qua không can dự vào. Để tùy cho mọi người tự hiểu và thực hành theo đức tin của ḿnh. Hôm nay câu hỏi này các cháu đặt ra, Qua cũng không ngần ngại giải thích rơ như vậy. 

       Bây giờ Qua không nói cách nào đúng cách nào sai. Để các cháu tự nhận định: Nhưng Qua hỏi một câu: người thay đổi cúng rượu ba phân thành tám phân ư muốn cho tinh thần trí năo của chư môn đệ Cao Đài khôn lên hay là muốn cho trí năo của môn đệ Chí Tôn ngu xuống? 

       Tùy người nghe quyết định theo sự nhận định và hiểu biết của ḿnh Bác không mớm cho ai một suy nghĩ nào hết. 

       Đến đây, thời gian cho phép đă hết. Qua xin tạm biệt.

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát ma Ha Tát.

Lược ghi: Lê Thị Minh Trang. (Nguồn Kênh Luận Đàm Đạo Sự)

</o:p>

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000