Có thể mở Đại Hội
trong t́nh trạng đạo sự hiện nay không?”
Điền Lạc thực hiện
Lê thị Minh Trang lược ghi.
Xin giải thích: Chủ đề ngày lấy từ câu hỏi của quư đồng đạo gởi
đến.
Đây là một câu hỏi thật cần thiết cho quư đồng đạo muốn
t́m hiểu quyền lập pháp của Đại Đạo. Đồng thời cũng giúp cho
đồng Đạo đang chờ đợi một sự thay đổi lớn thông qua Đại Hội Nhơn
Sanh có dịp nh́n lại sự thật.
Phần giải thích, chúng tôi sẽ tŕnh bày gồm ba ư chánh.
I. Đôi điều về ba hội lập Quyền Vạn Linh.
1. Đại Hội Nhơn Sanh: là một hội nghị lập pháp thuộc trong Ba
Hội Lập Quyền Vạn Linh, gồm có :
- Đại hội Nhơn sanh
- Đại hội Hội Thánh
- Thượng hội ( Đại hội cao nhất) để hoạch định các việc phổ độ,
trị b́nh cho Đại Đạo được trong ấm ngoài êm.
2. Muốn đưa các ư tưởng, sự kiện, một vấn đề hiện thực của đạo
thành luật pháp của Đại Đạo, các Quyết Nghị phải
được xem xét qua ba cấp. Đó là cấp Nhơn Sanh, cấp Hội Thánh,
cuối cùng là cấp cao nhất gọi là cấp Thượng Hội. Nói khác hơn,
Quyền Vạn Linh muốn lập được luật th́ phải thông qua đến ba cấp
hội.
Thiếu một trong ba cấp đó mọi đề xuất không thể biến thành luật
Đạo được.
Riêng trong lănh vực cầu phong cầu thăng chức sắc, ngoài Ba hội
lập quyền Vạn Linh c̣n phải qua thêm một quyền nữa do thiêng
liêng quyết định để ban phẩm vị chính thức và định phái
nếu cầu phong, cầu thăng chức sắc Cửu Trùng Đài.
3/ Đi vào chi tiết:
a. Đại hội Nhơn sanh:
"Điều Thứ Tư: - Hội Nhơn Sanh để bàn tính những việc sau này:
Giáo hóa nhơn sanh.
Lo
liệu phương hay cho Đạo với Đời khỏi điều phản khắc, và nâng cao
tinh thần trí thức của nhơn sanh.
Phổ độ nhơn sanh vào cửa Đạo, d́u dắt Tín Đồ cho khỏi trái bước
và trọn vâng các Luật Lệ của Đạo.
Xin sửa cải, thêm bớt hay hủy bỏ những Luật Lệ của Đạo không phù
hợp với tŕnh độ trí thức tinh thần của nhơn sanh.
Lo
cho nền Đạo được trong ấm ngoài êm, và đủ phương tiện đặng phổ
thông nền Chơn giáo.
Xem xét và công nhận phương diện chánh trị của Đạo, quan sát Sổ
Thâu Xuất tài sản, và nghị số phỏng định năm tới." (Trích nội luật Đại Hội Nhơn Sanh)
Luật ba hội lập quyền Vạn Linh quy định Đại hội Nhơn sanh do
Thượng Chánh Phối Sư chủ tọa.
Để Đại hội được hiện thực trước tiên phải có
sự triệu tập mở đại hội. Sự triệu tập này phải có sự đồng ư của
ba Chánh Phối Sư thể hiện bằng một văn bản chung gọi là Thông
Tri.
Các vấn đề cần bàn thảo trong đại hội để lấy biểu quyết phải
được ba vị Chánh Phối Sư định trước trong Thông Tri triệu tập
khai mở Đại hội Nhơn Sanh. Các nơi sẽ bàn bạc lấy biểu quyết
chuẩn bị từ cấp hành chánh đạo nhỏ nhất đồng thời với các vấn đề
nhơn sanh để xuất cho Đại hội.
Các chi tiết đại hội như nội quy, nghị viên, biểu quyết, phát
biểu.. đều được định rơ trong luật ba hội lập quyền Vạn Linh.
Điều bắt buộc phải có trong đại hội Nhơn Sanh là sự chứng dự của
Hiệp Thiên Đài.
(Điều Thứ Ba: - Một Chức Sắc Hiệp Thiên Đài đến chứng kiến và
bảo thủ Luật Lệ không cho Hội phạm đến. Trích Nội Luật)
b. Đại Hội Hội Thánh: được đặt dưới sự chủ tọa của Thái Chánh
Phối Sư. Nhiệm vụ thảo luận và biểu quyết các quyết nghị
của Đại Hội Nhơn Sanh đưa lên.
Đại Hội Hội Thánh có thể thống nhất toàn bộ hoặc bác bỏ hay thêm
bớt một số vấn đề mà Đại hội Nhơn Sanh thông qua tùy theo mức độ
có phù hợp Thiên Ư hay không?
II. Đại Hội Nhơn Sanh trong hoàn cảnh hiện tại.
1. Thuận lợi
Việc hành đạo hiện tại của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có quá nhiều
vấn đề phát sinh gây bất đồng. Tất cả nhơn sanh ai cũng muốn có
một đại hội để thống nhất và dung ḥa các bất đồng. Đó là sự
mong muốn thiết tha của tất cả nhơn sanh tín đồ Đại Đạo. Đó là
sự thuận lợi duy nhất.
2. Khó khăn:
Theo quy định của Luật ba hội lập quyền Vạn Linh. Đại Hội
Nhơn sanh phải được ba Chánh Phối Sư đồng triệu tập.
Hiện tại tất cả các Chánh Phối Sư đều quá cố chưa có người thay.
V́ thế việc triệu tập Đại Hội Nhơn Sanh theo đúng luật là không
thể.
Tuy nhiên luật công cử trong Pháp Chánh Truyền, không có quy
định việc công cử Chánh Phối sư.
Trong đạo sử của Đại Đạo có một nhiệm kỳ Chánh Phối Sư không
phải là chức sắc Cửu Trùng Đài. Hiệp Thiện Đài đă cử ba vị
Thời Quân cấp Khai (Khai Pháp, Khai Đạo, Khai Thế) nắm trách
nhiệm Chánh Phối Sư.
Do đó, noi theo lịch sử của tiền nhân, Hiệp Thiên Đài có thể bổ
nhiệm ba chức sắc cao cấp hiện hữu bên Hiệp Thiên Đài qua nắm
Chánh Phối Sư. Dĩ nhiên sự bổ nhiệm này phải có sự phê chuẩn của
Đức Lư Giáo Tông.
Đại Hội Nhơn Sanh được khai mạc, thảo luận, biểu quyết, bế
mạc phải tại một nơi trong Nội ô Ṭa Thánh mới có giá trị. Như
vậy làm sao khai mạc được Đại Hội Nhơn Sanh khi cả nội ô Ṭa
Thánh đều do Hội Thánh ngoài Pháp Chánh Truyền kiểm soát. Đây là
khó khăn lớn nhất.
Với các sự khó khăn kể trên, chúng ta thấy c̣n một khoảng cách
quá xa để có thể mở được Đại Hội Nhơn Sanh hiện tại.
3. Sau khi có nghị quyết của Đại Hội Nhơn Sanh rồi, nghị quyết
này c̣n phải qua hai bước nữa trong hai Đại Hội kế tiếp là Hội
Thánh và Thượng Hội. Giả sử có cố gắng mở được Đại hội Nhơn
sanh, kết quả của Đại Hội vẫn chưa thể đem ra áp dụng hiện thực
được.
V́ vậy thời điểm hiện tại những ư tưởng hoặc đề xuất mở Đại Hội
Nhơn Sanh chỉ là những ước mơ, chưa có ư nghĩa thiết thực khả
thi.
III. Một số giải pháp cho hiện tại
1/ Xét về nhu cầu thực tế như tŕnh bày ở mục II điểm 1. Muốn
cho việc điều hành cơ đạo được hanh thông cải tiến mà không phạm
Pháp Chánh Truyền chỉ có thể thực hiện các công việc sau
đây:
Nền hành chánh đạo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hiện nay chỉ có thể
tiến hành mở "Đại Hội Môn Đệ Chí Tôn." Đại Hội này, Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ đă có truyền thống thực hiện rất thường xuyên. Đó
chính là các đại hội tại cấp Hương Đạo. Thông thường gọi là hội
nhóm (thường lệ và đặc biệt). Hai vị chức sắc đă phát biểu tại
"Hội luận bàn tṛn đa tôn giáo kỳ 7" có đề nghị mở Đại
hội Môn Đệ Chí Tôn. Đây là một đề nghị hữu lư và thực tế
nhất cho hiện tại.
Giá trị của hội nghị Môn Đệ Chí Tôn chỉ có trong khuôn khổ một
Hương Đạo làm sao Nhơn Sanh có thể lập được quyết sách?
2. Các vấn đề về nghi lễ cúng tế, Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ đă có các văn bản dạy từ trước. Nay căn cứ theo đó mà thi
hành đâu nhất thiết phải có một Đại Hội để xác định việc thống
nhất lần nữa.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các phẩm chức việc như Phó Tri Sự,
Thông Sự và Chánh Trị Sự được ghi rất rơ trong Pháp Chánh
Truyền, chức việc có ǵ khó hiểu đâu mà cần phải đưa ra đại hội?
Trên thực tế vẫn có xảy ra một số dị biệt giữa các Hương Đạo địa
phương. Đó là do hiểu sai văn bản của Hội Thánh dạy (vô t́nh
hoặc cố ư). Với tư cách của một người đồng phẩm, các chức việc
lân cận nên giúp đỡ nhau bằng cách góp ư, chia sẻ văn bản. Nếu
đồng phẩm ḿnh không thuận nghe th́ ta phải tôn trọng đó là quy
định của Pháp Chánh Truyền. Không nên chỉ trích lẫn nhau, làm
phạm Pháp Chánh Truyền.
4. Hiện nay môn đệ của Chí Tôn có thể vận dụng Thánh Lịnh 257
của Đức Hộ Pháp để bảo vệ hành chánh đạo sẵn có. (không phải lập
mới). Từ đó, các Bàn Tri Sự có thể ngồi lại cử một vị chức việc
lănh nhiệm vụ cấp trên kế tiếp. Cụ thể là các Hương Đạo cử một
vị lănh Quyền Đầu Tộc Đạo hay Quyền Đầu Phận Đạo để điều hành và
thống nhất việc hành đạo địa phương Tộc Đạo hay Phận Đạo.
Châu Đạo nào có nhiều Tộc Đạo có thể ngồi lại cử một vị lănh
trách nhiệm Quyền Khâm Châu Đạo.
Xin nói rơ thêm Thánh Lịnh 257 không cho cử phẩm tước mà chỉ
công cử nhiệm vụ nắm quyền hành chánh. Chỉ được cử người bảo vệ
cấp hành chánh có sẵn không được phép lập cấp hành chánh mới.
KẾT LUẬN:
1. Ngày nào chưa có Hiệp Thiên Đài làm việc, ngày ấy chưa thể mở
được Đại Hội Nhơn Sanh.
Vừa qua, ngày 2 tháng 9 năm Ất Mùi, các chức sắc Hiệp Thiên Đài
đă nhen nhúm tái lập phân công người phụ trách chuyên môn công
việc của Hiệp Thiên Đài. Phải chi ngày đó Khối Nhơn Sanh không
kéo đến phô trương thanh thế, đọc thơ chúc mừng, tặng hoa Đại
Hội để làm cớ cho Hội Đồng đóng cửa, có lẽ Hiệp Thiên Đài c̣n
làm việc đến ngày nay.
Việc làm này của Khối Nhơn Sanh và việc Hội Đồng Chưởng
Quản đóng cửa văn pḥng của Hiệp Thiên Đài có liên quan
hay ngẫu nhiên trùng hợp?
2/ Với các mục phân tích vừa kể chúng ta thấy ư tưởng khởi xướng
mở một Đại Hội Nhơn Sanh hiện tại là một điều không thật tế.
Cái chư môn đệ của Chí Tôn
cần chính là Đạo và Luật Pháp của Đạo chứ không phải cơ ngơi.
Nếu có tâm thương thầy mến đạo, thương đồng môn, các huynh
đệ chúng ta t́m cách làm thế nào giúp các huynh đệ đồng môn
hiểu, phân biệt được đâu là Đạo của Chí Tôn và đâu là Đạo không
phải của Chí Tôn để họ bỏ phàm giáo trở về Chánh giáo.
3/ Ở cấp Hương Đạo các Bàn Tri Sự ráng giữ ǵn đạo hữu nơi ḿnh
hành nhiệm. Nếu có đồng đạo nào do nhầm tin hoặc do hoàn cảnh
đặc biệt nào đó không chịu rời xa cái Đạo không phải của Chí Tôn
th́ coi như là duyên phận của chính họ đă quyết định cho họ vậy.
4/ Đại Hội Nhơn Sanh Nếu có cưỡng cầu tổ chức trong sự đối đầu
hiện tại chẳng những không kéo được nhơn sanh về với Chánh Đạo,
trái lại c̣n làm cho họ hiểu nhầm mục đích của anh em chúng ta.
Họ không mang ơn, nếu không nói là căm ghét chúng ta hơn.
Thiên thời, Địa lợi và Nhơn Ḥa đều chưa chín muồi.
Với những giải thích kể trên, mong rằng đă giải đáp được phần
nào thắc mắc của quư bằng hữu. Nếu có ư kiến ǵ xin comment bên
dưới, chúng ta sẽ tiếp tục t́m hiểu thêm.
Xin trân trọng kính chào tạm biệt. Kính chúc quư đồng đạo kính
mến một năm mới 2022 được b́nh an vượt qua đại dịch.
Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Lê Thị Minh
Trang (Lược ghi theo bài nói
chuyện của tác giả Điền Lạc trên kênh Luận Đàm Đạo Sự)