Thế nào là sống Tốt Đời Đẹp Đạo, mong Hiền Huynh Điền Lạc phân
tích chi tiết dùm. Xin cảm ơn.
Xin đáp như sau:
Câu nói này rất rơ ràng không có ǵ ẩn giấu bên trong. Nhưng
cũng vẫn có nhiều người hiểu theo nhiều cách khác nhau, do đó
đưa đến việc biến ư nghĩa chung của câu sống tốt đời đẹp đạo
sang một góc độ khác.
Lúc nói chuyện Đạo với tín đồ các chức sắc trẻ hiện tại thường
tự hào chúng ta đang 'sống tốt đời đẹp đạo" bằng việc răm rắp
cúi đầu tùng mạng nhà cầm quyền để thay đổi pháp luật Đạo.
Người ta giải thích như vậy là để cho tín đồ không c̣n t́m hiểu
hay phản biện ǵ thêm v́ coi đó là nhiệm vụ phải làm. Nay được
quư bằng hữu đặt câu hỏi này chúng tôi xin có đôi hàng khách
quan phân tích:
Ngoài nhiệm vụ của một tín hữu Cao Đài, mọi người đều là công
dân của một nước. Nước sở tại mà ta đang sống có thể là nước
Việt Nam, nước Pháp, nước Mỹ, nước Trung Quốc, hay nước Hồi giáo
như Malaysia...
Sống trong đất nước nào th́ mỗi công dân phải chấp hành luật
pháp của nước đó. Dù là một công dân b́nh thường hay là một công
dân có Đạo tất cả mọi công dân đó được xem là một công dân tốt
khi họ không vi phạm luật pháp nhà nước. Hay nói khác hơn một
Công dân vi phạm pháp luật Nhà nước th́ đó không phải là công
dân tốt.
Nếu có một công dân trong một đất nước mà không có tín ngưỡng
tôn giáo, họ chỉ cần giữ và chấp hành nghiêm luật pháp của nhà
nước đó là đầy đủ.
Ngoài số công dân đó, c̣n có một số công dân có tín ngưỡng tức
là có Đạo.
Mỗi tôn giáo đều có pháp quy và luật lệ cụ thể riêng.
Muốn vào tu học một tôn giáo điều tiên quyết phải là phải giữ
giới luật của tôn giáo ấy.
Với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, giới luật gồm có Pháp Chánh
Truyền, Đạo Nghị Định, Tân Luật và Đạo Luật. Người tín hữu Cao
Đài phải giữ nghiêm các luật lệ đó mới được công nhận là một tín
đồ sống đẹp Đạo.
Với các phân tích kể trên chúng ta có thể tổng hợp lại bài sống
tốt đời đẹp đạo, nghĩa là một người đó có cả
hai vai, một là công dân
không phạm luật nước, hai là tín đồ không phạm luật đạo mới xứng
đáng gọi là sống tốt đời đẹp đạo.
Các tín đồ Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hiện tại chỉ c̣n một số ít giữ trọn cả hai
luật Đời và Luật Đạo. Các đạo hữu ấy là những người đă ǵn
giữ pháp luật nhà nước một cách nghiêm minh, và ǵn giữ Luật
Pháp Chơn Truyền một cách tuyệt đối.
Nh́n lại đa số tín đồ Cao Đài hiện tại đang được Hội Thánh
Cao Đài Tây Ninh (Hội thánh không có đài nào) dắt dẫn họ chỉ giữ
không cho phạm luật nước mà thôi. Trong phạm vi tôn giáo
th́ họ xem việc tôn trọng luật pháp đạo coi như không có.
Thậm chí những bộ luật căn bản của đạo là Pháp Chánh Truyền họ
cũng không ǵn giữ.
Những người này mà tự xưng là họ đang sống tốt đời đẹp
đạo là một câu nói Mị luận.
Họ chỉ sống tốt đời
nhưng không đẹp Đạo.
Câu hỏi số 14 :
Chúng tôi đi dự lễ tang đạo các nơi mới nhận thấy tại sao có
những vị đạo từ phẩm Chánh Trị Sự đổ xuống đến tín đồ, có
nơi bái tế ba lạy, có nơi bái tế bốn lạy. kính xin Hiền Huynh
Điền lạc chỉ rơ dùm. Xin cảm ơn.
Chúng tôi xin giải đáp phần này như sau:
Trước tiên xin nói về luật phápcủa Đạo: người tín đồ Cao Đài khi bái lạy tất cả đều phải
bắt ấn tư. Tùy theo mỗi phẩm cấp mà có số lạy và cách lại
khác nhau:
Lạy Đức chí tôn 12 lạy
Lạy phật tiên chín lạy.
Lạy vong Thánh và Thần vị ba lạy.
Lạy vong thường là bốn lạy. Trong đó có hai lạy đứng và hai lạy
quỳ.
Châu Tri số 61 có Đức Hộ Pháp phê duyệt quy định: Hàng chức việc từ phẩm Chánh Phó Thông
sự xuống đến Đạo Hữu được kể là hàng ṿng thường, nên phải
lại bốn lạy.
Theo châu tri 61 từ Lễ Sanh đến Chánh Phối Sư được đối phẩm hàng
Thánh vị và Thần vị nên khi lạy phải ba lạy trơn. Cúng tế
th́ dâng Tam Bửu Bông rượu trà chứ không dâng cơm (Tiến soạn)
Như vậy chỉ những vong Linh nào từ phẩm Lễ Sanh đổ lên mới thực
hiện ba lạy và cúng Tam Bửu.
Những vong linh từ Chánh, Phó, Thông Sự đổ xuống và các phẩm
tương đương bên Phước Thiện hay các cơ quan Pháp Chánh đều được
xem là Vong Thường nên phải thực hiện bốn lạy.
Để hiểu rơ vấn đề này chúng ta cũng nên hiểu qua về hai danh từ
Đối phẩm và
Đắc phẩm.
Trong đạo Cao Đài Đức Chí Tôn lập Cửu Trùng Đài hữu h́nh gồm có
chín phẩm đối phẩm tương đương với Chín bậc ở Cửu Thiên Khai Hóa
trên cơi thiêng liêng.
Ở cơi Thiêng Liêng, Cửu Thiên Khai Hóa tính từ dưới lên có 3
phẩm Thần, Ba phẩm Thánh và ba phẩm Tiên.
Việc đối phẩm cho đủ chín bậc Cửu Trùng Đài hữu h́nh tương ứng
với chín phẩm ở Cửu Thiên Khai Hóa để lập công đoạt vị, chứ
không phải đối phẩm là định đoạt cho chơn linh đó đă đoạt vị ấy.
V́ vậy nếu vội vàng gán cho một người đạo hữu mới nhập môn vào
đạo là một ông Địa Thần là một việc làm quá đáng v́ đă xem nhẹ
phẩm trước nơi cơi thiêng liêng.
Lại nữa, Đại Đạo của Cao Đài Ngọc Đế lấy hạnh đức làm tiêu chuẩn
chấm chọn chứ không lấy phẩm tước làm tiêu chuẩn chấm chọn.
Ví dụ dầu cho là phẩm Địa Thánh hay phẩm Thiên Thần mà không ăn
chay đủ 10 ngày th́ cũng kể là hàng vong thường theo quyển Quan
Hôn Tang Lễ.
Ăn chay là một điều luật của Tân Luật của Đại Đạo buộc phải chấp
hành. Không ăn chay là phạm Tân Luật coi như là phạm Thiên
Điều. Ngoài Tân Luật c̣n có Pháp Chánh Truyền và nhiều luật khác
cao trọng hơn, nếu vi phạm th́ coi như đă Phạm Thiên điều.
Một ví dụ cụ thể:
Phẩm Hành Thiện bên Phước Thiện theo
Đạo Nghị Định số 48 của Đức Lư Giáo Tông và Đức Hộ Pháp lập th́
nơi Cung Ngọc Thanh là ông Thánh thứ hai. Phẩm Thính Thiện là
ông Thánh thứ ba. Ở mặt thế, hai phẩm này được quyền Chí
Tôn xếp vào hàng vong thường. Tức là Hành Thiện xuống tới
Đạo Sở đều kể là hàng vong thường. Bên Hành Chánh th́ từ
Chánh Trị Sự xuống đến Đạo Hữu cũng được liệt vào hàng vong
thường.
Cúng tế hàng vong thường th́ không dâng Tam Bửu chỉ cúng cơm
(gọi là tiến soạn) và phải lạy bốn lạy gồm hai lạy đứng và hai
lạy quỳ.
Với câu hỏi của quư bằng hữu chúng ta thấy một sự tréo ngoe:
Thần không ra Thần, vong thường không ra vong thường.
Nếu xem đạo hữu và chức việc là Thần vị để lạy ba lại theo quy
định, tại sao lại đăng điện hàng vong thường, lễ sĩ phải
đăng điện 3 tuần: lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái, dâng cơm mà
không nhưng Tam Bửu Bông rượu trà?
Sự khác biệt này là do Hội Đồng Chưởng Quản thay đổi từ
năm 1991 trong quyển Nghi Lễ Cúng Tế. Sự thay đổi này đại nghịch
với thánh ư gồm lời dạy của Châu Tri 61 và Quyễn Quan Hôn Tang
Lễ 1975 của Hội Thánh Lưỡng Đài được Đức Lư Giáo Tông phê chuẩn
cho phép ban hành.
Kính thưa quư vị,
Việc thay đổi nghi lễ của Hội Đồng Chưởng Quản đă làm cho
đạo sự rối loạn mấy chục năm qua chứ không phải hiện nay mới có.
Sự thay đổi này khiến cho nhân tâm bất an và phản đối. Khi được
hỏi tại sao có chuyện tréo cẳng ngỗng này không một ai trả lời
được.
Khi phản đối, lại bị khép vào tội chống Hội Đồng. Đó là
một sự rối loạn về Thể Pháp Đại Đạo. Thể Pháp Đại Đạo mà không
c̣n th́ làm ǵ c̣n Bí Pháp để đắc Đạo?
V́ vậy hôm nay những câu hỏi này chúng tôi xin tŕnh bày rơ
hơn.
Dầu cho lạy phẩm nào đi nữa ba hay bốn ngay cả chín lạy, th́
chúng ta vẫn là chúng ta.
Không phải người đến bái ba
lạy là chúng ta được thành Thần hay Thánh đâu. Hoặc đến bái chín
lạy là chúng ta được thành Tiên hay Phật đâu.
Cái quan trọng để định đoạt cho phẩm vị của ḿnh là do sở hành
của ḿnh lúc sanh tiền có tùng luật pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
hay không.
Giải thích như vậy không phải chúng tôi cố ư bươi móc lên chuyện
ǵ làm cho quư vị hoang mang rối loạn.
Chúng tôi chỉ muốn cung cấp sự giải thích chính xác giúp quư vị
nhận ra đâu là chân lư tức là đâu là Đạo của Chí Tôn và đâu
không phải là đạo của Chí Tôn để tự chúng ta quyết định một con
đường mà chúng ta đi về với đại từ phụ.
Chỉ e chúng ta muốn về Đại Từ Phụ mà không đi theo đường của Đại
Từ Phụ chỉ dạy, chúng ta sẽ
đi về một nơi khác mà tôi không dám nói tên (đó là Phong đô).
Kính chúc quư bạn đồng môn được đạo tâm sáng suốt, sức khỏe dồi
dào và đức tin vững mạnh để phân biệt.