ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

TÒA THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NHÌN

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XÃ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

LUẬN ĐÀM ĐẠO SỰ KỲ 10:

Bí Mật Trên Ngôi Thờ Chí Tôn Mọi Người Nên Biết

(Lê thị Minh Trang lược ghi)

Người thực hiện: Điền Lạc.

       Sau khi niệm danh Chí Tôn, kính bạch Hội Thánh Lưỡng Đài, giới thiệu Kênh LĐ.ĐS và kính chào. Diễn giả đưa qui ước:

       Kể từ hôm nay, để tránh người nghe hiểu nhầm lẫn lộn không đáng có, tôi sẽ dùng danh từ:

       - Hội thánh Đ.Đ.T.K.P.Đ khi nói về Hội Thánh lưỡng đài của đức Chí Tôn.

       -Và Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh để chỉ Hội Thánh Ngoài Pháp Chánh Truyền không đài nào.

      Chủ đề hôm nay:

       Chúng ta theo Đạo hay theo người?

       Theo Chí Tôn có thể mất xác còn hồn.

       Theo người thì mất cả hồn lẫn xác

 

       Câu hỏi số 7:

       Việc sắp xếp 12 món trên Thiên Bàn có nhiều kiểu cách khác nhau,  xin hiền huynh Điền Lạc vui lòng giải thích giúp. Cảm ơn. 

       Đáp:

       Cảm ơn quý bạn đồng môn đã tin tưởng gởi câu hỏi. Tuy chúng ta chưa từng gặp nhau. Nhưng chúng ta là con một cha là Đức Chí Tôn. 

       Tôi sẽ rất cẩn thận và dùng hình ảnh thực để minh họa đầy đủ. 

       Trước khi vào chi tiết câu trả lời xin tường thuật buổi lễ ban hành Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo như sau: 

       NĂM ẤT HỢI 1935 BA CHÁNH PHỐI SƯ ĐẾN HIỆP THIÊN ĐÀI THỈNH TÂN KINH. 

       Ba Chánh Phối Sư lúc bấy giờ là ba vị Thập nhị Thời Quân bên Hiệp Thiên Đài là: KHAI ĐẠO Thái Chánh Phối Sư, KHAI PHÁP Ngọc Chánh Phối Sư, KHAI THẾ Thượng Chánh Phối Sư. 

       Ngày ban hành Tân Kinh, ba Chánh Phối Sư đến Hiệp Thiên Đài để thỉnh. Ba vị CPS trình cùng Đức Hộ Pháp việc thỉnh Tân Kinh. Trước khi phát kinh Đức Hộ Pháp đặt Cây Giáng Ma Xử trên quyển kinh nói rằng: “ Đây là Kinh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không ai được bớt hay thêm vào. Nếu vi phạm sẽ bị cây Giáng Ma Xử này !! 

       Liền khi đó ba Chánh Phối Sư quỳ lạy ba lạy. Lạy xong đưa sáu bàn tay tiếp nhận Tân Kinh đem về Cửu Trùng Đài phổ biến khắp các Châu, Tộc Đạo để phân phát cho nhơn sanh. Lưu ý: Từ năm ban hành Tân Kinh Hội Thánh cho ấn hành từ năm 1936 đến năm 1975 bảy (7) lần vào những năm 1936 – 1952 – 1968 – 1970 – 1972 – 1974 – 1975. 

       Tân Kinh năm 1935 các Đấng cho các bài Kinh như Phật Mẫu Chơn Kinh - Kinh Giải Oan v.v. nói chung sau bài Kinh Ngũ Nguyện đến hết quyển kinh cho năm 1935./. = 

       (Nguồn Đạo Sử Lễ Nhạc Đường)

 

       Tiếp theo đây kính mời quý vị nghe và xem phần giải thích bằng hình ảnh minh họa. Do không được khéo tay,  các hình ảnh tạo nên không được hoàn hảo, mong quý vị thông cảm xem đến hết. Xin cảm ơn.

       Phần thuyết minh hình ảnh ghi tóm lược. Quyển Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ do chính tay đức Hộ Pháp giao cho ba vị Chánh Phố Sư đến lãnh về phát hành cho toàn đạo.

       Quyển kinh này đã bị hội đồng thay đổi rất nhiều. Trong bài này, diễn giả chỉ nói về ngôi thờ Chí Tôn tại gia bị thay đổi như thế nào.

       Vừa chỉ hỉnh minh họa, đầu tiên diễn giả cho xem tổng quát bốn trong bảy quyển Kinh đã ấn hành cho biết nghi thờ 12 món trên Thiên Bàn được ấn định vị trí tạo nên một tượng hình đặc biệt. Ngôi thờ chỉ dẫn trong các quyến Kinh của Hội Thánh Lưỡng Đài ban hành tượng hình chữ MINH CHỦ.

        Ngôi thờ của Kinh Hội Đồng Chưởng Quản ban hành tượng hình chữ Chủ nhưng không phải Minh chủ. (ý diễn giả muốn người nghe tự cảm nhận nên không nói trắng ấy là ÁM CHỦ).

        Sau khi thuyết trình phần hình ảnh minh họa, Diến giả phân tích thêm:

 

       Quý vị vừa nghe chúng tôi thuyết minh về nghi thờ Chí Tôn với các hình ảnh thực minh họa. Có lẽ quý vị cũng thấy sự huyền diệu vô cùng của nghi thờ Chí Tôn? Nghi thờ này là ngôi Chí Tôn ngự vĩnh cửu. Hiệp Thiên Đài là ngôi Thầy ngự để cầm quyền thiêng mối Đạo.

       Hồi Nhứt và Nhị Kỳ Phổ Độ, Thầy phân tánh giáng phàm khai đạo. Lần này tức kỳ ba, Thầy giáng linh để khai đạo. Có nghĩa là chính mình thầy đến. nên lập Hiệp Thiên Đài để Thầy ngự cầm quyền.

       Ở tư gia chúng ta không được phép lập ngôi thờ Hộ Pháp (Chữ khí). Nên ta không bàn tới trong bài đàm luận này.

       Người tín hữu Cao Đài chỉ được lập ngôi thờ Thượng Đế ngự vĩnh hằng mà thôi. Theo Thánh Ngôn Kinh và Luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phải bất di bất dịch, một dấu phẩy cũng không được thêm hay bớt.

       Vậy mà Hội Thánh Cao Đài ( không có đài nào) đã dám cả gan thay dổi hầu như toàn bộ ngôi thờ của Chí Tôn tại Thánh Thất cả tại tư gia. Ở đây tôi chỉ nói về nghi thờ tại gia mà thôi.

       Ngôi thờ Thượng Đế được dạy lập theo ngôi Minh Chủ. Đúng như vậy Thầy mới ngự. còn sai như chỉ dạy gọi là thất pháp. Thầy sẽ không ngự.

       Khi đã rõ rồi, tùy quyền tự do của mỗi người tự định đoạt:

       “Làm đúng theo Chí Tôn dạy thì chống  Hội Thánh Cao Đài (hiện tại).

       Làm đúng theo Hội thánh Cao đài (hiện tại) thì chống Chí Tôn.

       Ta sẽ chọn chống ai?

       Chí Tôn và Chư Thần Thánh Tiên Phật buồn ta sẽ mất tất cả (hồn lẫn xác).

       Đến đây buổi đàm luận của chúng ta đã quá dài với thời gian cho phép. Quý vị có ý kiến gì xin comment để kỳ tới ta có chủ đề nói tiếp. Xin kính chào tạm biệt.

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát

Lê Thị Minh Trang

(Lược ghi theo bài nói chuyện của tác giả Điền Lạc nói về bí mật trên ngôi thờ Chí Tôn mọi người nên biết)

*** Nghi thờ của Hội Thánh Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ:

*** Nghi thờ của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh:

 

 

 

 

 

THƯ GIÃN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000