ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỜI PHẬT DẠY! SAO KHÔNG TIN ?

Ngô văn Trí

       Đó là câu Kinh:

       “TÙNG THỊ PHÁP ĐIỀU  TAM KỲ PHỔ ĐỘ TẤT ĐẮC GIẢI THOÁT..”.

    N

gười tín đồ Cao Đài hăy tự suy nghĩ xem ḿnh có tin vâng lời dạy này trong bài kinh Di Lặc Chơn Kinh của Cao Đài không? 

       Hầu như đa số không tin!

       Một câu hỏi tưởng chừng như quá đột ngột, câu trả lời lại quá sốc, nhưng quư bằng hữu đừng vội phẫn nộ. Đọc tiếp nội dung chi tiết nhé! 

       Câu kinh này là một đoạn trích trong Di Lặc Chơn Kinh trong đoạn  Hội Ngươn Thiên. Nguyên văn như sau: “nhược hữu chúng sanh văn ngă ưng đương thoát nghiệt, niệm phật, niệm Pháp, niệm Tăng tùng thị Pháp-điều Tam-Kỳ Phổ-Độ tất đắc giải thoát luân hồi…”. Bài Di Lặc Chơn Kinh do Thích Ca Mâu Ni Văn Phật thuyết dạy.

       Người tín hữu Cao Đài từ Đạo Hữu đến Chức Sắc cao cấp ai cũng đều biết và có tụng bài Kinh này.

       Nay xin đặt câu hỏi: Bao nhiêu phần trăm tín hữu tin tưởng câu Kinh này? Đặt câu hỏi để suy nghĩ thôi chứ làm sao mà thống kê được. Cách hay nhứt ta tự hỏi ḿnh có tin tưởng và thực hiện câu Kinh này hay không?

       Các bậc hiền tài nhân sĩ của đại đạo hiện nay đang trăm hoa đua nở trên mạng xă hội. Họ lập nhiều trang công cộng hoặc cá nhân để dạy đạo bằng nhiều cách. Trang th́ chuyên kể về lịch sử của đạo, trang th́ giải thích ư nghĩa của nghi lễ Cao đài, trang th́ giải thích kiến trúc,  trang th́ khuyến khích tu luyện v.v. nhiều vô kể. Nhưng không thấy có trang nào nói về Pháp-điều Tam-Kỳ Phổ-Độ.

       Nay xin mạo muội có đôi hàng phân tích ư nghĩa câu KINH trên để cống hiến đến tất cả các bạn đạo không phân biệt, đang quan tâm  t́m hiểu giáo lư và luật pháp Đạo:

       Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thánh Giáo ngày: 7-4-1926 Đức Chí Tôn dạy:                             Nhiên Đăng Cổ Phật thị ngă,

                 Thích Ca Mâu Ni thị ngă, 

                 Thái Thượng Ngươn Thỉ thị ngă.

                 Kim viết Cao Đài...

       Câu này chỉ rơ ràng dầu cho Thánh Giáo của Thích Ca hay Thái Thượng đều cũng là của Đức Chí Tôn ban dạy đạo cho chúng sanh. 

       Bài Di Lặc Chơn Kinh do Đức Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng, trong đó có câu kinh nêu trên. Câu Kinh này tuy viết bằng văn chữ Nho, nhưng hầu như ai cũng hiểu rơ nghĩa của câu kinh là: Tùng và làm theo Pháp Luật của Tam Kỳ Phổ Độ sẽ được giải thoát luân hồi.

       Cùng với ư nghĩa đó, ta cũng có thể hiểu một nghĩa trên vế phủ định khác: “không Tùng và làm theo Pháp Luật của Tam Kỳ Phổ Độ sẽ không được giải thoát luân hồi”.

       A/ Phần một Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ là ǵ?

       Không như các Tôn giáo trước đây, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khai sáng tại Việt Nam vào năm 1926 Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế đă lập pháp cho Đạo. Pháp  và luật quy định trật tự phân minh quyền hạn rơ ràng cho mỗi phẩm cấp chức sắc. Để cho đạo được điều ḥa và vững mạnh, Đạo Luật c̣n quy định bốn cơ quan Chánh Trị Đạo có chức năng độc lập và riêng biệt. Hệ thống hành chánh đạo chặt chẽ như vậy không một tôn giáo nào từ trước đến nay có được.

       Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ gồm có hai phần PHÁP và LUẬT

       * PHÁP có:

       1/- PHÁP CHÁNH TRUYỀN:

       Đây là bộ Hiến Pháp cương tính bất di bất dịch  của Đạo Cao Đài do chính ḿnh Chí Tôn lập, Đức Hộ Pháp chú giải.

       2/- ĐẠO NGHỊ ĐỊNH.

       Do quyền Chí Tôn lập. Quyền Chí Tôn được thể hiện qua hai quyền Luật Lệ và quyền Chánh Trị của Đức Hộ Pháp và của Đức Giáo Tông lập.

       3/- HIẾN PHÁP HIỆP THIÊN ĐÀI.

       Là một bộ Hiến Pháp căn bản cho Chức Sắc Hiệp Thiên Đài cũng do Quyền Chí Tôn lập. Quyền Chí Tôn lúc đó được giao cho Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu H́nh Đài

       * LUẬT có:

       1/- TÂN LUẬT:

       Do ba hội lập quyền vạn linh lập dâng lên quyền thiêng liêng phê chuẩn đă thành Thiên điều tại thế.

       2/- ĐẠO LUẬT (1938- Mậu Dần)

       Cũng do Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh lập được quyền thiêng liêng phê chuẩn

       3/ LUẬT LỆ BA HỘI LẬP QUYỀN VẠN LINH.

       Do quyền Chí Tôn (Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài Hộ Pháp Phạm Công Tắc và  Quyền Giáo Tông Cửu Trùng Đài Thượng Trung Nhựt) lập 27.2.1932.

       B/ Phần hai: Ư nghĩa TÙNG THỊ.

       Mỗi việc chi trong nền Đại Đạo đều không được vi phạm pháp và luật của đạo. Đó là sự tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ.

       Đến năm Kỷ Mùi (1979). Thông Tri 001 ngày 12-2-1979 của Hội Thánh Cao Đài (không biết Hội Thánh này từ đâu mà có??) đă lên án Hội Thánh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ bằng những lời lẽ không c̣n của người tu hành và quyết định giải tán tất cả cơ cấu hành chánh đạo lập một Hội Đồng Chưởng Quản để điều hành mối Đạo. Không đầy một tháng sau hai ngài Chưởng Quản hai Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng đă bị buộc phải lập Đạo Lịnh 01 ngày 1-3-1979 làm những ǵ mà nội dung Thông Tri 001 đă định sẵn.

       Từ ngày đó, tức sau Đạo Lịnh 01 mọi văn bản trong nền đại Đạo đều không c̣n tuân theo thủ tục của Pháp Chánh Truyền quy định. Cụ thể như sau:

       Pháp Chánh Truyền quy định mỗi tờ giấy chi chi trong Đạo phải có đủ ba ấn của Đầu Sự và Chưởng Pháp mới thi hành. (Pháp Chánh Truyền- quyền hành Chưởng Pháp và Đầu Sư). Nhưng tất cả các Văn bản lúc đó chỉ đóng duy nhứt một con dấu của Hội Đồng Chưởng Quản. Đó là những văn bản vi phạm Pháp Chánh Truyền. Cho đến văn bản triệu tập cho cầu phong lần đầu cũng không đủ ba ấn như quy định. v.v.

       Đa số đều phản ứng không chấp hành một cách ḥa b́nh. Nhưng cũng có một số chức sắc, chức việc cúi đầu tham dự đợt cầu phong thăng thưởng đó. Gọi chung là Chức Sắc Ngoài Pháp Chánh Truyền. Từ những chức sắc này, việc bất tùng Pháp Chánh Truyền được duy tŕ cho đến nay để cai trị nền Đạo bằng cách ngoài Pháp Chánh Truyền. Cũng từ ngày đó đến Hội Thánh Cao Đài chủ trương không tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Hội Thánh (sau Đạo Lịnh 01) đă dắt chúng sanh vào con đường không giải thoát.!

        *** Tự hỏi ḿnh (Câu một): Câu hỏi này dành cho chức việc từ Phó Thông Sự đổ lên chức Sắc cao nhứt phẩm Đầu Sư tự trả lời với lương tâm ḿnh rằng ḿnh có Tùng Thị Pháp Điều Tam Kỳ Phổ Độ Hay Không? Hỏi là để tự kiểm tra sự thành thật của chính ḿnh. Và chắc chắn không một ai trả lời có.

       *** Tự hỏi ḿnh (câu hai): Câu này dành cho các tín đồ là Đạo Hữu nam nữ tự trả lời ḿnh có tùng lịnh của các Chức Sắc chức việc có chức phẩm ngoài Pháp Chánh Truyền hay không?

       Với hai câu hỏi này: câu trả lời của chính ḿnh là trung thực nhứt.

       Muộn vẫn c̣n hơn không có. Ta trả lời cho ḿnh xong là ta tự biết ḿnh thuộc dạng nào có Tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ độ hay không? Và cũng chính ta đă định được phận ḿnh có có được giải thoát hay không?

       Câu kinh trên (Tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ độ tất đắc giải thoát) Đức Chí Tôn và các Đấng đă nói rơ, nói trắng không úp mở. Nếu ta măi đi theo con đường ngoài Pháp Chánh Truyền th́ đừng mơ chuyện được Đức Chí Tôn và chư Thần Thánh Tiên Phật cứu độ giải thoát. V́ chính ta là người quyết định không tin lời của Chí Tôn và Chư Thần Thánh Tiên Phật.

       Những sự thật trong Đạo c̣n rất nhiều. Càng nói càng đau. Thà đau mà giúp ích được cho một số người c̣n hơn để  vết đau làm mạch lươn phá hết cơ thể của Đạo của nhơn sanh.

       Kính chúc tất cả chư đồng môn bằng hữu (không phân biệt) được Các Đấng Thiêng Liêng ban cho sự minh tâm minh mục để tự định phận cho ḿnh.

Nay kính,

Sài g̣n, ngày 08 tháng 11 năm 2020

NGÔ VĂN TRÍ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000