ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LÊ ĐẠO LONG VÀ VĨNH NGUYÊN TỰ

Thiên Vân

Đức Như ư Đạo Thoàn Chơn nhơn Lê văn Tiểng đạo hiệu Lê Đạo Long

 

 

Phật đường Vĩnh Nguyên Tự

 

Cổng Thánh Thất Vĩnh Nguyên Tự

 

Thánh Thất Vĩnh Nguyên Tự

 

 

Bữu tháp Ngọc Chưởng Pháp Trần văn Thụ

       I.- LÊ ĐẠO LONG

       Lê Đạo Long là đạo hiệu của Ngài Lê Văn Tiểng, sinh ngày 23 tháng 10 năm Quư Măo (1843) tại làng Long An, tỉnh Chợ Lớn, con cụ ông Lê Phước Nghệ và cụ bà Nguyễn Thị Nguyện. Lớn lên Ngài chán cảnh phù sinh nơi cơi thế, ham thích tu hành, nên t́m đến thọ giáo với Đức Di Minh Tử Ngô Đạo Chánh và được truyền thừa mối Đạo Minh Đường từ năm 1876, lúc ấy Ngài mới 34 tuổi . Từ đó về sau, Ngài lo trau luyện tâm tánh, chuyên tâm tu hành đạt đến bậc phẩm Thái Lăo Sư.  

       Đến năm 1908 v́ mong muốn có phương tiện để phổ độ cho nhơn sanh khắp vùng, nên Ngài lấy tài sản riêng của ḿnh để xây cất lên ngôi Phật Đường , đặt tên là Vĩnh Nguyên Tự do Ngài Trụ Tŕ. Tại đây, Ngài có dạy nhiều môn đệ, tu đến phẩm Thái Lăo Sư trong đó có các vị: Trần Đạo Minh, Nguyễn Chánh Sắc, Nguyễn Đạo Chí…

       Hành đạo nơi đây một thời gian, đến ngày 3 tháng 12 năm Quư Sửu (1913), Ngài Lê Đạo Long cho người gọi tất cả con cháu tề tựu đầy đủ và các đệ tử cũng có mặt tại Vĩnh Nguyên Tự, đặc biết nhứt là có mặt chủ quận Cần Giuộc là Tri phủ Huỳnh Khắc Thuận. Sau khi dạy những lời di chúc và kư thác mọi việc, Ngài tắm gội tinh khiết, làm lễ Thiêng liêng. Đến 7 giờ Ngài trút hơi thở cuối cùng nơi Phật đường di hài của Ngài được an táng phần đất phía sau Vĩnh Nguyên Tự.

       Sau ngày Thái Lăo Sư Lê Đạo Long quy Thiên, người con là Lê Văn Lịch tu đến bậc Dẫn Ân (nhị thừa), nối tiếp Đạo nghiệp của cha, đứng ra trụ tŕ ngôi Vĩnh Nguyên Tự.

       Lúc sanh tiền, Ngài Lê Đạo Long có tiên tri rằng: "Vĩnh Nguyên Tự là nơi " Thập Nhị Khai Thiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hoằng khai chánh pháp chơn truyền sau này”.

       Ngày 20 tháng 1 năm Bính Dần (Dl 4/3/1926) Đức Chí Tôn muốn độ ông Lịch nên sai ba vị tiền khai Đại Đạo là Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc đến Vĩnh Nguyên Tự lập đàn cơ, có sự hiện diện của ông Phủ Nguyễn Ngọc Tương. Hôm ấy, Thái Lăo Sư Lê Đạo Long được Đức Chí-Tôn cho phép nhập cơ báo cho quí vị đang tu tại Vĩnh Nguyên Tự biết rằng Ngài đă đắc quả Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn tại Tây Phương Cực Lạc và khuyên chư môn đồ nơi đây nên chuyển qua tu theo Đạo Cao-Đài của Đấng Thượng-Đế.

       Đức Cao Đài giáng dạy như sau: Hảo Thánh tâm! Hảo Thánh tâm!

       Lịch, Ta thâu nạp ngươi làm môn đệ. Ta cho Tiểng là cha của ngươi nhập cơ.

       Trung, Tương đứng.

       Sau khi Đức Chí Tôn thăng, kế tiếp, Đức Như Ư Đạo Thoàn nhập cơ dạy như sau:

       “Lịch, thính ngă. Ngă thị nễ phụ, thọ mạng Cao-Đài Tiên-Ông viết Ngọc-Hoàng-Thượng-Đế Giáo Đạo Nam Phương. Tiền nhựt ngă thọ giáo Minh Đường. Đại-Đạo thị chi nhứt dă. Nội Ngũ Chi Đại-Đạo, thọ phong Trung quốc vi Đại Lăo. Dục thọ Thiên ân nhơn bất đắc kỳ truyền, ngă luyện thế thường t́nh chi giáo. Đạo thị vô vi tức hữu vô hinh chi sự giáo hóa. Ngă bất ngộ dă, bất đắc kỳ truyền.

       Ngọc Đế cảm xúc công quả thậm đa, bất lưu luân hồi tại thế, phú Thái Ất Chơn Quân độ dẫn, thọ sắc Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn tại Tây Phương Cực Lạc. Nhữ ngộ minh sư tu luyện, đương cầu giáo hóa dă.

       Thị nhứt sư Ngọc-Hoàng-Thượng-Đế. Khâm thử, Khả cầu. Đại hỷ! Đại hỷ!” 

       Bài Dịch ra Nôm: (Lịch hăy nghe ta. Ta là cha của ngươi, nhận mạng lịnh của Đấng Cao-Đài Tiên-Ông gọi là Ngọc-Hoàng Thượng Đế dạy đạo ở nước Việt Nam. Ngày trước, ta thọ giáo nơi Minh Đường. Đại-Đạo và Minh Đường là một vậy. Trong Ngũ Chi Đại-Đạo, ta được thọ phong từ Trung Quốc làm chức Đại Lăo Sư. Muốn thọ ơn Trời, v́ không được chơn truyền, ta luyện đạo theo giáo pháp thường t́nh của thế gian.

       Đạo là vô vi, tức là có các Đấng vô h́nh chỉ dạy các việc. Ta không gặp vậy, nên không được chơn truyền. Đấng Ngọc-Hoàng-Thượng-Đế cảm xúc công quả của ta rất nhiều, không để ta luân hồi trở lại thế gian, giao cho Thái Ất Chơn Quân độ dẫn ta, nên được sắc phong Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn tại cơi Tây Phương Cực Lac. Ngươi gặp minh sư dạy tu luyện, hăy thỉnh cầu Ngài giáo hóa vậy. Chỉ có một Thầy là Ngọc-Hoàng-Thượng Đế. Hăy kính dâng theo. Khá cầu dạy Đạo. Rất mừng! Rất mừng!).

       II.- TIỂU SỬ LÊ VĂN LỊCH

       Lê Văn Lịch, đạo hiệu là Thạch Ẩn Tử, sinh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (Dl 14-10-1890) tại làng Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Thân sinh của ông là Cụ Lê Văn Tiểng (đạo hiệu Lê Đạo Long), tu đến bực Thái Lăo Sư của Chi Đạo Minh Sư, là người đă lập ngôi Vĩnh Nguyên Tự ở Cần Giuộc, và thân mẫu là Cụ Bà Trần Thị Đắc. Hiền nội ông Lê Văn Lịch là Bà Trần Thị Khá, con gái của Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ (cũng là vị đại đệ tử của Ngài Lê Đạo Long). Lê Văn Lịch có một người con gái là Cô Lê Ngọc Trang, Đạo hiệu là Bạch Tuyết.

       Đầu năm Bính Dần 1926, quư Ngài Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc được lịnh Đức Chí Tôn dạy phải xuống Vĩnh Nguyên Tự lập đàn cầu cơ, để Đức Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn giáng cơ dạy ông Lịch, lúc bấy giờ đă tu tới bực Dẫn Ân (Minh Đường), phải hiệp với quư Ngài Cư, Tắc để khai mở Đạo Cao Đài. 

       Sau đó ngày 26 tháng 2 năm Bính Dần (Dl 8/4/1926), tại Vĩnh Nguyên Tự, Đức Thích Ca Mâu Ni giáng cơ bằng Hán văn dạy rằng:

       Chuyển Phật Đạo, Chuyển Phật Pháp, Chuyển Phật Tăng, Qui nguyên Đại Đạo, Tri hồ chư chúng sanh?

      Khánh hỷ! Khánh hỷ! Hội đắc Tam Kỳ Phổ Độ, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đại hỷ phát đại tiếu!

       Ngă vô lự Tam đồ chi khổ. Khả tùng giáo Ngọc Đế viết Cao Đài Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

       Bài dịch ra Nôm: Chuyển Phật Đạo, Chuyển Phật Pháp, Chuyển Phật Tăng, chuyển Phật giáo trở về gốc của nền là Đại Đạo. Chúng sanh biết chăng?

       Vui mừng thay! Vui mừng thay! Gặp được Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật rất vui mừng, Phát cười lớn!

       Ta không lo cái khổ của ba đường luân hồi. Khá theo lời dạy của Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Cao Đài Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. 

       Sau đó, tiếp theo là Đức Chí Tôn dạy: “Lịch! Con nghe Phật Như Lai nói chưa? Tam Kỳ Phổ Độ là ǵ? Là Phổ Độ lần thứ ba.

        Sao gọi là Phổ Độ? Phổ Độ nghĩa là ǵ? Phổ là bày ra. Độ là ǵ? Là cứu chúng sanh.

       Muốn trọn hai chữ Phổ Độ, phải làm thế nào? Chúng sanh là ǵ?

       Chúng sanh là toàn cả nhơn loại chớ không phải lựa chọn một phần người, như ư phàm tục các con tính rỗi.

       Muốn trọn hai chữ Phổ Độ, phải làm thế nào? Thầy hỏi? Phải bày Bửu pháp chớ không đặng giấu nữa. Con phải luyện lại cho thành, nội trong tháng 5 nầy về theo Trung đặng đi truyền đạo.

       Nghe và tuân theo”.

       Qua đêm 12 tháng 3 năm Bính Dần (Dl 23/4/1926), ông Lê Văn Lịch được Đức Chí Tôn giáng cơ ân phong làm Ngọc Đầu Sư, Thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt, cùng một lượt với Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, trong cuộc Lễ Thiên phong đầu tiên tổ chức tại nhà Ngài Lê Văn Trung ở Chợ Lớn.

          Ông Lê Văn Lịch lúc mới thọ phong chỉ là một tu sĩ nhỏ tuổi, nên có nhiều người không vừa ḷng ông ngồi ở địa vị ấy. Trong quyển Tiểu Sử Đức Quyền Giáo Tông, do Hội Thánh ấn hành năm Quư Sửu (1973), có một đoạn Thánh giáo của Đức Chí Tôn nói về Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt như sau: Nếu Thầy không chuyển pháp lại th́ chưa ai tu đặng trọn đạo, nên Thầy lựa Ngọc Đầu Sư trong hạng thiếu niên mới có đủ công phổ độ.

Trong phần nhiều các con chưa vừa ḷng cho Lịch ngồi địa vị ấy, cho nên có điều cản trở trong sự truyền đạo. Thầy cũng nh́n như vậy, song v́ tiền kiếp Lịch và nhơn đức Tiểng, nên Thầy mới phú thác cái trách nhiệm tối đại ấy cho nó.

       Thời gian đầu khi mới khai Đạo, ông Ngọc Lịch Nguyệt được lịnh Đức Chí Tôn dạy t́m chọn ba bài kinh Tam giáo để làm kinh tụng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. ông cùng với Đầu Sư Thượng Trung Nhựt phụng soạn quyển “Tứ Thời Nhựt Tụng”, trong đó các bài kinh được in bằng chữ Nho, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và được ban hành vào năm Mậu Th́n, 1928.

       Vào năm 1934, hai ông Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang tách khỏi Toà Thánh Tây Ninh th́ Ngọc Lịch Nguyệt cũng rời Toà Thánh, để trở về Vĩnh Nguyên Tự tu hành.

       Năm 1943, ông bị nhà cầm quyền Pháp bắt đày đi Côn Đảo, đến năm 1945, ông mới được trả tự do trở về.

       Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt bị sát hại trong cuộc chiến chống Pháp xâm lược của phong trào Việt Minh, ông liễu Đạo tại Chợ Lớn ngày 2 tháng 9 năm Đinh Hợi (Dl 15/10/1947) thọ 58 tuổi.

       Mộ của ông Lê Văn Lịch hiện đặt tại phần đất phía sau chùa Vĩnh Nguyên Tự, gần mộ của thân phụ ông là Cụ Lê Văn Tiểng.

       III.- VĨNH NGUYÊN TỰ

       Vĩnh Nguyên Tự trước đây là một ngôi chùa Phật thuộc phái Minh Đường do Ngài Thái Lăo Sư Lê Đạo Long tự dùng phương tiện riêng của ḿnh tạo dựng vào năm Mậu Thân (1908) tại xă Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

       Tại đây, lúc sinh tiền Ngài Lê Đạo Long có thâu nhận và dạy một số môn đồ, người đệ tử lớn nhứt của Ngài là Trần Văn Thụ, pháp danh Trần Đạo Minh (cũng là nhạc phụ của ông Lê Văn Lịch), tu đến phẩm bậc Thái Lăo Sư.

       Đến năm Bính Dần (1926), tức là sau khi Thái Lăo Sư Lê Đạo Long liễu đạo, Ngài có giáng cơ khuyên các đệ tử hăy tùng giáo theo Đức Cao Đài Ngọc Đế. Trần Văn Thụ vâng theo lời dạy của Đức Như Ư Đạo Thoàn, nhập môn vào đạo Cao Đài. Từ đó, ngôi Vĩnh Nguyên Tự trở thành cơ quan của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thuở đầu tiên và sau nầy trở thành Thánh Thất của Đạo Cao Đài gọi là Thánh Thất Vĩnh Nguyên Tự.

       Chính tại Thánh Thất nầy vào đêm mùng 10 tháng 9 năm Bính Dần (Dl 16/10/1926) ông Trần Văn Thụ (pháp danh Trần Đạo Minh) được Đức Chí Tôn giáng cơ ân phong là: Nho Tông Chưởng Giáo Tuyên Đạo Thiền Sư Đại Đức Đại Ḥa Đạo Sĩ: Chưởng Pháp phái Ngọc.

       Kể từ khi Trần Văn Thụ thọ phong Ngọc Chưởng Pháp, ông vâng lịnh Đức Chí Tôn, cùng với các vị Chức sắc Thiên phong khác lo đi hành đạo, phổ độ nhơn sanh. Khi làm lễ Khai Đạo tại Thánh Thất tạm ở Chùa Từ Lâm Tự (chùa G̣ Kén, Tây Ninh), ngày 15-10-Bính Dần (1926) th́ Ngọc Chưởng Pháp thường xuyên hành đạo tại đó, để cùng quí Chức sắc cao cấp khác soạn thảo Tân Luật theo lịnh dạy của Đức Chí Tôn.

       Qua năm sau, tức là năm Đinh Măo (1927), Trần Văn Thụ lâm bịnh nặng, ông trở về nhà an dưỡng tại làng Trường B́nh, quận Cần Giuộc, sau đó ông đăng Tiên vào ngày 14-5-Đinh Măo (dl 13-6-1927), hưởng thọ 71 tuổi.

       Đám tang của Ngọc Chưởng Pháp có mặt đầy đủ các bậc tiền khai của Đạo như Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt, Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh, Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh, Phối Sư Thái Ca Thanh, cùng nhiều Chức sắc khác đến thọ tang và phúng điếu.

       Bởi cơ Đạo c̣n sơ khai, đang tạm ở Từ Lâm Tự, nên gia đ́nh Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ phải đưa linh cữu của ông an táng nơi quê nhà ở làng Thới Hiệp, cạnh ngôi chùa cũ của ông, nay là Ấp 1 Xă Hiệp Phước, quận Nhà Bè.

       Năm 1996 (Bính Tư), Ban Cai Quản Thánh Thất Vĩnh Nguyên Tự đă lấy cốt của Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ đem cải táng về đất phía sau Vĩnh Nguyên Tự, nằm cạnh ngôi mộ của Ngài Thái Lăo Sư Lê Đạo Long.

       Hiện nay di ảnh của Ngọc Chưởng Pháp được thờ nơi Hậu Điện Vĩnh Nguyên Tự, cùng với di ảnh của Đức Như Ư Đạo Thoàn Chơn Nhơn và của Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.

       Mặc dầu ngôi Vĩnh Nguyên Tự đă quy hiệp về Cao Đài và trở thành Thánh Thất từ năm 1926 , nhưng h́nh dáng vẫn là ngôi chùa Phật y như cũ, tuy nhiên trải qua gần sáu mươi năm dăi dầu mưa nắng, ngôi chùa xưa xuống cấp, hư hỏng quá nhiều. Cuối năm Canh Tuất (tháng 4-1970), Đức Chí Tôn ban ơn cho họ đạo Vĩnh Nguyên Tự hiệp sức chung ḷng cùng Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư xúc tiến công cuộc tái thiết Vĩnh Nguyên Tự. Mọi việc lớn nhỏ từ lúc khởi công cho đến khi hoàn tất, làm lễ khánh thành, thảy thảy đều thuận theo lẽ Thiên nhân hiệp nhất. Ngôi Thánh Thất Vĩnh Nguyên Tự được tái thiết và khánh thành vào ngày 13 tháng 3 năm Quư Sửu (Dl 06/4/1973) cho đến ngày hôm nay.

       Thiên Vân

       (03/7/2020)

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000