Một bài viết và một lá thư liên quan
đến
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh
Từ khi ra đời đến nay,
BVN luôn giữ một chủ trương nhất quán là trong khi phản
biện về các vấn đề cấp bách của đất nước, không động chạm đến
những chuyện riêng của cá nhân dù cá nhân đó là người cầm quyền
ở cương vị cao nhất, nếu những chuyện riêng tư này chưa được xác
chứng, hoặc được xác chứng nhưng chẳng liên quan ǵ đến vận mệnh
sống c̣n của nước và dân.
Việc ông Phùng Quang Thanh đưa ra những câu nói mang nhiều sắc
thái ngữ nghĩa – khiến người đọc người nghe có nhiều phản ứng
trái ngược – là hiện tượng đă được công khai trên báo chí, nên
bàn luận về những phát ngôn này không phải là cách nhằm hạ bệ uy
tín của ông, chỉ góp phần soi tỏ thêm về mối tương quan giữa
phát ngôn và cương vị người đang nắm chức Bộ trưởng Bộ Quốc
pḥng, một Bộ quan trọng trong Chính phủ hiện thời, có nhiệm vụ
hàng đầu là bảo vệ Tổ quốc.
Hơn thế nữa, việc trang mạng
Chân dung quyền lực
gần đây lại đưa ra những số liệu về khối tài sản khổng lồ mà ông
Phùng Quang Thanh và người con trai hiện đang sở hữu mà cư dân
mạng nào cũng cảm thấy khó hiểu, có nguyện vọng được chính ông
hoặc Chính phủ mà ông là một thành viên, giải đáp cho sáng tỏ,
là một vấn đề rơ ràng không thể cứ để lơ lửng như hiện nay.
V́ thế, dưới đây, chúng tôi xin đăng lại bài của ông Nguyễn
Tường Thụy trên trang bog RFA và một lá thư ngỏ của ông Nguyễn
Thanh Tùng gửi đến các vị cầm quyền Việt Nam, liên quan đến ông
Phùng Quang Thanh ở hai phương diện nêu trên. Theo chúng tôi cả
hai bài đều không mang tinh thần khích bác; đặc biệt lá thư ngỏ
thể hiện sự cầu thị muốn t́m giải pháp cho những điều khó xử
khiến dư luận đang rất quan tâm đến ông Phùng Quang Thanh.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bauxite Việt Nam
1. Có phải ghét Trung Quốc là nguy hiểm cho dân tộc?
Nguyễn Tường Thụy
Yêu ghét là trạng thái cảm xúc thường xuyên của con người. Ai tử
tế, làm điều tốt cho họ th́ họ yêu. Ngược lại, làm điều ác, điều
xấu th́ bị ghét.
Con người gắn liền với quốc gia, dân tộc nên t́nh cảm con người
cũng bị quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác chi phối. V́ vậy
mới có chuyện yêu dân tộc này, ghét đất nước kia.
Tại hội nghị của Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết
của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế – xă hội và dự toán ngân sách
Nhà nước năm 2015 ông Phùng Quang Thanh thừa nhận rằng ở Việt
Nam “từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc”.
Đó là một sự thật. Sẽ không có phản ứng ǵ nếu sự thật đó không
trở thành nỗi lo lắng của ông, tới mức coi đó là “nguy hiểm cho
dân tộc”:
“Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ
trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực
cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng,
cái đó là nguy hiểm cho
dân tộc”.
Không phải bây giờ, người VN mới ghét TQ. Cũng cần phải phân
biệt, TQ ở đây là các thế lực phong kiến Trung Hoa xưa và tập
đoàn cầm quyền cộng sản Bắc Kinh ngày nay, chứ không phải là
người TQ nói chung. Người VN vốn thân thiện với người Hoa. Người
Hoa làm ăn sinh sống ở VN rất ḥa đồng với người VN. Họ coi VN
là Tổ quốc thứ hai của ḿnh.
Lịch sử chiến tranh của VN về cơ bản là lịch sử chống xâm lược
từ các thế lực bành trướng Phương Bắc. Đây là chiến tranh chống
xâm lược chứ không phải là xung đột do hiềm khích giữa hai bên.
Trong các cuộc chiến tranh đó, người Việt Nam đă chịu quá nhiều
đau khổ.
Trong nửa cuối thế kỷ 20, mặc dù quan hệ VN-TQ được coi là hữu
hảo dựa trên nền tảng gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản, đất đai
của cha ông vẫn tiếp tục mất về tay Trung Cộng. Trong cuộc chiến
tranh xâm lược năm 1979 của TC trên toàn tuyến biên giới, chúng
đă tàn sát hàng chục vạn đồng bào, chiến sĩ ta, phá hủy toàn bộ
cơ sở vật chất ở những nơi chúng đến…
Có thể viết hàng vạn trang sách cũng không thể kể hết tội ác của
nhà cầm quyền TQ xưa và nay đối với người Việt Nam. V́ vậy, ghét
TQ là tâm lư đương nhiên của người Việt. Nói ra điều này không
phải là để thù hận mà để nhớ, để cảnh giác với bản chất bá quyền
của chúng, để tri ân cha ông đă đổ bao nhiêu xương máu ǵn giữ
non sông này. Không thể quay lưng lại với lịch sử, với tiền
nhân.
Thù hận và căm ghét là hai khái niệm khác nhau. Thù hận là khái
niệm phi nhân bản, c̣n căm ghét là một trạng thái cảm xúc chính
đáng của con người.
Vậy, tâm lư “ghét Trung Quốc” có nguy hiểm cho dân tộc không?
Ai dám bảo tiền nhân không ghét TQ? Ngày xưa, trước họa xâm lăng
của giặc Nguyên, vua Trần Nhân Tông đă mở Hội nghị B́nh Than để
bàn kế sách chống quân Nguyên. Trần Quốc Toản, v́ c̣n ít tuổi
không được dự nên đă bóp nát quả cam lúc nào không biết. Sau ông
về tập trung hơn một ngh́n gia nô và thân hữu tham gia kháng
chiến, chiến đấu rất dũng cảm. Binh sĩ đời Trần đều xăm lên tay
hai chữ “Sát Thát” để biểu thị quyết tâm chống xâm lược. Trần
Quốc Tuấn đă viết Hịch tướng sĩ, một áng hùng văn bất hủ mà ngày
nay đọc lại, ta vẫn thấy hừng hực khí thế chống xâm lược, bảo vệ
bờ cơi. Nếu không ghét TQ, liệu vua tôi, tướng sĩ đời Trần có
những hành động ấy không. Chính tinh thần “ghét Trung Quốc” của
quân dân đời Trần đă tiếp cho quân dân đời Trần sức mạnh, tạo
nên hào khí Đông A.
Sau kháng chiến 10 năm gian khổ, Lê Lợi đuổi được quân Minh về
nước, Nguyễn Trăi viết Đại cáo b́nh Ngô hào sảng. Cụ kể
tội quân xâm lược:
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Cụ chẳng nể nang, khiếp sợ ǵ, gọi thẳng vua Minh (Minh Tuyên
Tông) là “thằng nhăi con”.
Có thể kể thêm ra đây nhiều minh chứng nữa để chứng tỏ rằng, nếu
không có tinh thần ghét kẻ thù, VN đă không bảo vệ được biên
cương, bờ cơi của cha ông để lại.
Chẳng cần Trung Quốc phải đe, hay giọng tuyên truyền nào đó
khuyên bảo, ai cũng biết TQ xưa nay vẫn là nước láng giềng mà
láng giềng th́ không thay đổi được. Chẳng cần phải đe, ai cũng
biết xưa nay, VN nhỏ c̣n TQ th́ lớn gấp rất nhiều lần. Mặt khác,
thời xưa, chỉ có 2 nước với nhau, mạnh hiếp yếu, chẳng có liên
minh quốc tế, chẳng có nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp
Quốc. Mới biết, khí phách tiền nhân, trong thời đại này chúng ta
không bén gót.
Có thể ai đó phản biện khi họ dẫn ra lời tiếp theo của ông Phùng
Quang Thanh: “Chúng ta tăng cường an ninh quốc pḥng là để tự
vệ, khi nào buộc phải tự vệ th́ chúng ta mới tự vệ”. Tức là,
lúc TQ đem quân sang xâm chiếm, th́ chúng ta mới ghét, c̣n khi
chưa th́ phải yêu (hay không ghét). Xin thưa, nếu không có sự
chuẩn bị về tinh thần, tư tưởng, để đến khi kẻ thù mang đại binh
tiến vào bờ cơi rồi mới “ghét” e không kịp nữa rồi.
“Ghét TQ là nguy hiểm cho dân tộc”, Câu này có thể người thường
nào đó nói một cách tùy hứng [th́ không sao], nhưng phát ngôn ra
từ miệng ông chỉ huy cao nhất của quân đội VN th́ ai cũng sửng
sốt. Không thể hiểu nổi, khi ông Bộ trưởng Quốc pḥng nói như
thế, tinh thần chiến đấu của sĩ quan, binh sĩ VN sẽ ra sao khi
đối mặt với đạo quân xâm lược Trung Quốc?
VN đă gánh những hậu quả v́ không ghét Trung Quốc. Có phải v́
định hướng không được ghét TQ mà cách đây đúng 41 năm, ngày
19/1/1974, Trung Cộng đă chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa mà không
sợ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa phản ứng. Có phải v́ không được
ghét TQ mà ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Trường Sa nhận lệnh
không được chống cự (như lời Thiếu tướng Lê Mă Lương đă tiết
lộ), phơi ḿnh để cho TC nă đạn vào, hứng lấy cái chết tức tưởi
mà vô ích?
Người lính luôn được xác định kẻ thù, đối tượng tác chiến trong
mỗi giai đoạn. Có như thế, mới có kế hoạch xây dựng quân đội,
huấn luyện quân phù hợp với đối tượng tác chiến, địa h́nh chiến
đấu… Sau chiến tranh 1979, VN xác định “Trung Quốc là kẻ
thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”.
Vậy, với tinh thần không
ghét TQ, không hiểu đối tượng tác chiến hiện nay của quân đội VN
là ǵ, kẻ thù của nhân dân VN là ai?
Sức mạnh cơ bắp có thể bắt con người giam vào ngục tối nhưng
không thể bắt con người ghét hay yêu. T́nh cảm của con người
không thể định hướng được. Mỹ và Việt Nam vốn là cựu thù. Trong
cuộc đọ súng với người Mỹ, VN được TQ viện trợ tới mức tối đa.
Khi ấy, TQ là đồng minh c̣n Mỹ là kẻ thù. Nhiều người VN chết
bởi đạn bom Mỹ và ngược lại. Chiến tranh là như vậy. Nhưng chẳng
cần lấy trưng cầu, chắc ai cũng biết, nếu được chọn một trong
hai, chắc chắn số người ghét TQ sẽ áp đảo so với số người ghét
Mỹ. Có định hướng phải ghét Mỹ, yêu TQ cũng không thể thay đổi
mối tương quan ấy.
Không thể không ghét TQ khi họ đă gây nên bao đau thương cho dân
tộc VN từ hàng ngàn năm nay và cho đến bây giờ, chúng chưa từ bỏ
dă tâm xâm lược? Sao cứ phải yêu kẻ mà miệng này nói hữu hảo
nhưng lưỡi kia luôn kích động chiến tranh “Hăy giết hết bọn
giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa”?
Dù nói ra hay không th́ ai cũng biết, TQ vẫn là nguy cơ lớn nhất
(nếu không nói là duy nhất) đe dọa toàn vẹn lănh thổ của VN. Nếu
có chiến tranh nổ ra, chắc chắn là chiến tranh đến từ TQ chứ
không phải từ Lào, Căm Pu Chia hay Mỹ. Vậy mà ông Bộ trưởng Quốc
pḥng lại lo lắng tâm lư ghét TQ là nguy hiểm cho dân tộc. Điều
ngược lại mới đúng, tức là yêu TQ mới nguy hiểm cho dân tộc.
Không hiểu khi người chỉ huy cao nhất của quân đội “tâm tư” như
thế th́ tinh thần và sức chiến đấu của sĩ quan, binh sĩ VN sẽ ra
sao nếu chiến tranh nổ ra, có hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
hay không?
16/1/2014
N.T.T.
Nguồn:
http://www.rfavietnam.com/node/2411
****
2.
Thư gửi các vị lănh đạo Đảng và Nhà nước
Nguyễn Thanh Tùng
Kính gửi ông TRƯƠNG TẤN SANG – Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân và
các lực lượng vũ trang Việt Nam
Kính gửi ông NGUYỄN PHÚ TRỌNG – Bí thư Quân ủy Trung ương Quân
đội Nhân dân Việt Nam.
Căn cứ theo các thông tin và những chứng cứ cụ thể đă và đang
được trang blog “Chân dung quyền lực” đăng liên tục trong thời
gian gần đây (đường link: chandungquyenluc.blogspot.com);
Với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi đề nghị các ông ra
huấn lệnh cho Tổng thanh tra Chính phủ và Tổng thanh tra Quân
đội dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Viện trưởng Viện Kiểm sát
Tối cao và Viện Trưởng Viện Kiểm sát Trung ương Quân đội tiến
hành kiểm tra, thanh tra toàn diện đối với các tập thể (Tổng
công ty 319 Bộ quốc pḥng và Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành
phố – Cityland) và các cá nhân có tên được nêu cụ thể (ông Đại
tướng Phùng Quang Thanh, ông Đại tá Phùng Quang Hải và ông Bùi
Mạnh Hưng – Tổng Giám đốc Cityland) theo những nội dung đă được
nêu rơ và chi tiết trong loạt bài phóng sự đă và đang đăng trên
trang blog “Chân dung quyền lực”, để có kết luận làm rơ:
– Những nội dung đăng trên trang “Chân dung quyền lực” có đúng
hay không? Có điểm nào xuyên tạc hay vu khống không? Đúng ở điểm
nào và xuyên tạc vu khống ở điểm nào? Công bố công khai kết quả
Thanh tra và Kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng
như đă từng công bố kết luận Thanh tra với vấn đề đất đai ở Đà
Nẵng trước đây.
– Trên cơ sở kết luận của Thanh tra và Kiểm tra toàn diện này mà
có hướng xử lư nghiêm minh theo pháp luật:
+ Khởi tố và truy tố Trang “Chân dung quyền lực” và người viết
các bài đăng trên trang blog đó nếu các thông tin họ viết và đưa
là xuyên tạc bịa đặt và vu khống. Trong trường hợp có yếu tố
nước ngoài tham gia th́ sử dụng cả lực lượng Interpol và Ṭa án
Quốc tế để truy bắt và xử lư. Bảo vệ uy tín của chế độ và cán bộ
cao cấp. Củng cố niềm tin của nhân dân với lănh đạo, chế độ;
+ Khởi tố và truy tố theo đúng quy định của pháp luật những kẻ
phạm pháp nếu các thông tin trang “Chân dung quyền lực” đưa là
đúng, cụ thể ở đây là đối với ông Đại tướng Phùng Quang Thanh
hoặc Đại tá Phùng Quang Hải, hay cả hai, và những kẻ đồng lơa
hay bao che.
– Để đảm bảo việc Thanh tra và Kiểm tra được khách quan trung
thực và đầy đủ nghiêm minh, đề nghị trước mắt Đảng và Nhà nước
tạm ngưng giao các nhiệm vụ cụ thể cho những người được
nêu tên trong bài viết đă nói của trang “Chân dung quyền lực”.
Người dân như tôi kỳ vọng ở hành động thiết thực của các vị lănh
đạo trong việc này để chứng tỏ các ông thực tâm và có ư chí
cương quyết làm trong sạch đội ngũ của Đảng và chính quyền mà
Quân đội là một bộ phận hay mắt xích cấu thành. Mọi hành vi tham
nhũng gian dối có hại cho đất nước phải được đưa ra ánh sáng và
nghiêm trị, cho dù kẻ phạm tội và đồng lơa đó là ai, ở bất cứ
cương vị nào. Trái lại, mọi thông tin sai sự thật đều phải được
giải đáp công khai, thỏa đáng để trả lại sự trong sạch cho những
người đang làm việc v́ dân v́ nước.
Câu hỏi là: tôi và nhân dân đều nghe các ông nói rất nhiều, ra
rất nhiều các Nghị quyết và Luật lệ chống tham nhũng rồi. Bây
giờ sẽ nh́n xem các ông hành động như thế nào và làm những việc
cụ thể ǵ để tiêu diệt “Nội Xâm”.
Nếu các ông không có bất cứ hành động nào trước những thông tin
công khai và cụ thể đă và đang đăng trên trang blog “Chân dung
quyền lực” như hiện nay và vẫn cứ làm ngơ trước những thông tin
được cung cấp công khai như thế này th́ tôi và nhiều người dân
Việt Nam buộc phải tin rằng các ông đang bao che cho “Giặc nội
xâm sinh sôi và phát triển”. Mà như thế các ông c̣n xứng đáng
nh́n mặt liệt tổ liệt tông của dân tộc Việt ta từ Vua Hùng đến
các đời Vua Đinh, Lư, Trần, Lê và Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
Liệt sĩ đă ngă xuống cho các ông có vị trí ngày hôm nay hay
không?
Các ông tự chứng minh và trả lời trước nhân dân bằng các hành
động thiết thực của ḿnh trước những thông tin công khai, cụ thể
đến từng chi tiết như mọi người b́nh thường đều đă và đang đọc
được trên trang blog “Chân dung quyền lực”. Tôi và nhiều người
dân Việt Nam đều tin là các ông đă được báo cáo đầy đủ nội dung
của các bài viết nêu trên.
Gửi đến các ông lời chào trân trọng và hy vọng.
N.T.T.
Tác giả gửi BVN