LĂO TÔ LÀ AI?
Ngô văn Trí
Trong THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN, phần Thi Văn Dạy Đạo Đức Chí Tôn
cho bài thi:
Phong Thần
đừng tưởng chuyện mờ Hồ.
Giữa biển ai
từng gặp Lăo-Tô?
Mượn thế đặng
toan Phương giác thế.
Cũng như
nương viết của chàng Hồ.
Bài thi trên Đức Chí Tôn có nói đến những sự kiện cụ thể, chuyện
Phong Thần và Lăo Tô. Với tinh thần học hỏi vản bối xin mạn phép
đóng góp ư kiến đă t́m ṭi được.
Đọc phong Thần Diễn Nghĩa đa số người ta đều lưu ư, ngưỡng mộ và
nhắc đến những nhân vật có phép thuật cao siêu, ít ai để ư đến
nhân vật họ Tô. Đó lại là người được Đức Chí tôn Ngọc Hoàng
Thượng Đế nhắc đến. Ông ta là ai? Có ǵ phi thường mà được nêu
danh muôn thuở vậy?
1/-Dẫn nhập:
Tôi từ nhỏ đă từng ngồi đọc truyện cho người lớn nghe. Khoảng
thập niên 50-60 thế kỷ trước phong trào đọc truyện tàu tại tư
gia rất thịnh hành nơi vùng Thánh Địa Tây Ninh. Lúc đó c̣n nhỏ
có đi học nên có thể đọc được chữ. Các cụ đa số là chữ nghĩa ít
nhưng thích nghe truyện nhứt là truyện Tàu vừa giải trí vừa học
hỏi b́nh luận. Trong truyện có những nhân vật tiêu biểu cho
người tốt được ưa thích và nhân vật xấu bị phê phán. Người nghe
do phân biệt tốt xấu để bày tỏ thái độ và học theo hay tránh xa.
Đây cũng là một cách học làm người rèn luyện đức hạnh gián tiếp
vậy.
Ông bà ngoại tôi từ Bến Tre về định cư tại vùng Thánh địa khoảng
thời gian đó do tinh thần tin tưởng mộ Đạo về côi Đạo làm công
quả. Ông bà thường bảo tôi đọc truyện cho ông bà nghe.
Lần lần có hàng xóm láng giềng với ngoại cũng đến nghe
đông lắm.
Nhà ông ngoại có nhiều bộ truyện. Trong đó có bộ Phong Thần Diễn
Nghĩa. Tôi đọc cũng có giọng điệu nghe cũng ra vẻ lắm. Mọi người
đều thích. Riêng cá nhân th́ không hiểu ǵ hết. Chỉ mang máng
hứng thú với các huyền phép của nhân vật trong truyện. Sau khi
lên Trung học tôi không c̣n rảnh nên thôi đọc. Tiếp xúc với văn
hoá cận đại và hiện đại nên quen. Từ đó tôi đă nghĩ rằng các
nhân vật có huyền phép trong truyện là hư cấu không có thật v́
nó rất phản khoa học. Nên không thích thú nữa.
Sau này, nghiên cứu giáo lư Đạo, phát hiện có những nhân vật
trong truyện phong-thần được Đạo nhắc đến như tượng thất Hiền,
thất Thánh trên viềm trên trong Toà Thánh. Tôi cũng không hiểu
ǵ sao như vậy.
Cho đến khi đọc bài thi của đức Chí Tôn dạy như trên:
“Phong Thần đừng tưởng
chuyện mờ hồ..”. Tôi thôi không đánh giá chuyện ấy là hoang
đường nữa. Nhưng trong ḷng vẫn c̣n chưa thắm được ư nghĩa của
Bài thi ấy nên bỏ qua không nhớ tới.
Cuộc sống đẩy đưa, thời cuộc biến thiên. Chiến tranh bùng phát.
Bao chuyện sanh ly tử biệt do chiến tranh gây nên. Sau ngày
chiến tranh kết thúc. Chánh trị Miền Nam thay đổi cho thống nhứt
với miền bắc xă hội chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tôn giáo và
tín ngưỡng gặp nhiều khó khăn cũng phải biến đổi theo.
Luật lệ Cao Đài không c̣n được chức sắc cầm quyền tôn trọng. Lời
minh thệ “Ǵn Luật Lệ Cao Đài..” bị vi phạm trầm trọng.
Người tâm huyết tin tưởng th́ ẩn nhẩn tự giữ ḿnh khộng tham gia
hành đạo kiểu mới. Kẻ ham chức ham quyền áo măo cân đai ra phục
tùng dưới trướng của Cơ chế Đạo mới là Hội Đồng.
Riêng tôi thấy việc thất thệ với Chí Tôn vô cùng quan trọng cho
kiếp sanh nên rất sợ quyết định ở nhà làm nhơn nghĩa và nghiên
cứu giáo lư học hỏi.
Vấn đề trong bài thi trên Chí Tôn có dạy Phong Thần cũng có ư
nghĩa chứ không phải chuyện mờ hồ. Nên quyết đinh t́m hiểu:
Phong Thần Diễn Nghĩa chính danh là một tiểu thuyết của lịch sử
Trung hoa chứ không phải là tôn giáo. Bối cảnh xảy ra đời nhà
Thương khoảng thờ gian 1500 năm trước công-nguyên. Đến nay tính
được trên 3500 năm. Tác giả viết bộ truyện này là Hứa Trọng Lâm.
Ông là một nhà văn sanh thời Bắc Tống tức khoảng 1500 sau công
nguyên. Tác giả và câu chuyện viết nên xảy ra cách nhau gần ba
ngàn năm. Như vậy chắc ǵ việc đúng như đă xảy ra? Hứa Trọng Lâm
không phải nhà lịch sử nên tiểu thuyết thần thoại có quyền xảy
ra như tưởng tượng của Ông. Chung phong cách ấy, Kim Dung một
tác giả hiện đại thập niên 70 thế kỷ trước đă viết rất nhiều
tiểu thuyết với bối cảnh các triều đại cổ trước ông nhiều trăm
năm. Bởi cớ nên tôi chưa thể khép ḿnh tin được là thật. Nhưng
đa số người lớn lại cho Phong Thần là kinh điễn. mỗi câu chuyện
thường ngày đều lấy phong thần ra dẫn chứng. Ngay cả việc Đạo
hiện nay cũng c̣n đem phong thần ra so sánh rồi bàn tán đủ thứ.
Vấn đề biến tiểu thuyết phong-thần thành lịch sử phong-thần làm
cho tâm lư con người hiểu lệch vấn đề mà Đức chí Tôn đă dạy.Tuy
nhiên, các nhân vật của triều đại nhà Thương của Phong Thần Diễn
Nghĩa có đủ hai phe chánh và tà. Trung thần và nịnh thần. Đây là
cấu trúc ước lệ cho cái thiện và cái ác mới tạo nên văn học của
mọi thời đại.
Trong bài thi Đức Chí Tôn dạy có nhắc đến tên lăo Tô và
Phong-Thần. Chữ Lăo được viết in hoa. Không biết Chí Tôn muốn
dạy điều ǵ. Hoặc có nghĩa là ông cụ họ Tô hoặc là hai người một
họ LĂO một họ TÔ? Trong phạm vi bài này tôi chỉ dừng lại phạm vi
t́m hiểu nhân vật họ Tô mà thôi.
Trong văn học cổ điển Trung Hoa có hai người mang họ Tô: Tô Đông
Pha và Tô Hộ (cha của Tô Đắc Kỷ). Tô Hộ là người của thời
phong-thần, Tô Đông Pha vào thờ Bắc Tống (không thuộc
phong-thần).
2- Xin ghi lại đôi điều đặc biệt vào họ Tô như sau:
a- Tô Hộ:
“…Bấy giờ các chư hầu đều biết Thái Sư Văn Trọng đi dẹp loạn
chưa về, quyền bính trong triều do Bí Trọng, Vưu Hồn, hai tên
nịnh thần ấy gần gũi vua xúi giục, muốn cho vua Trụ khỏi quở
trách, ai cũng đem ít nhiều lễ vật hối lộ nơi tư dinh của hai
tên gian thần ấy.
Duy có một ḿnh Tô Hộ,
làm Kư Châu Hầu,
tánh t́nh cương trực không chịu dua mị ai, việc phải trái đều
nói thẳng trước mặt, nên không đem lễ vật riêng đút lót cho Bí
Trọng và Vưu Hồn.
Hai tên gian thần này đem ḷng oán trách Tô Hộ, chờ dịp để trả
thù.
Đến ngày mồng một là ngày lành. Trụ Vương lâm triều, các quan
ứng hầu đủ mặt. Huỳnh Môn Quan vào tâu:
- Năm nay nhằm lễ chung, chư-hầu lớn nhỏ đều tề tựu đến chầu bệ
hạ để nghe dạy việc. Tất cả đang đứng ở ngoài chờ lệnh.
Trụ Vương hỏi Thương Dung:
- Thừa Tướng định tiếp đón chư hầu như thế nào cho tiện?
Thương Dung tâu:
- Bệ hạ chỉ cần đ̣i bốn trấn chư hầu lớn vào chầu để hỏi thăm
dân t́nh mọi nơi và nếp sống ra sao thôi. Bệ hạ nên dùng lời giả
ơn họ. C̣n các trấn chư hầu nhỏ th́ để họ đứng chầu ngoài ngọ
môn cũng được.
Trụ Vương nghe theo, liền sai Huỳnh Môn Quan đ̣i các trấn chư
hầu lớn vào đền ra mắt.
Bốn trấn chư hầu tuân lịnh, qua khỏi cửa Cửu Long, đến quỳ trước
sân. Vua Trụ bước xuống ngai, đứng nơi thềm rồng phủ dụ:
- Các khanh giúp Trẫm vỗ an dân thứ, trấn ải dẹp loạn, đánh xa
trị gần, có công khó nhọc như vậy Trẫm rất hài ḷng.
Đông Bá Hầu Khương Hoàng Sở tâu:
- Chúng tôi đội ơn trên ban chức tổng trấn, hằng ngày ráng lo
nhiệm vụ, sợ không tṛn trách nhiệm bệ hạ giao phó, nếu có nhọc
sức ngựa trâu đôi chút bất quá cũng chỉ mong đền bổn phận làm
tôi. Nay được bệ hạ ra ơn vỗ về, thật chúng tôi vạn hạnh.
Trụ Vương rất vui mừng, truyền Thừa Tướng Thương Dung và Á Tướng
Tỉ Can khiến quân dọn tiệc tại đền Hiển Thánh, đăi đằng bốn vị
tổng trấn cho tử tế.
Vua Trụ nghe theo bày vẻ của Vu Hồn, Bí Trọng muốn hại to Hộ nên
làm theo kế hoạch:
Sai nội thị tuân lệnh ra đến nhà trạm truyền:
- Thiên Tử cho mời Kư Châu Hầu vào thương nghị việc nước.
Tô Hộ theo nội thị vào thẳng đến Long Đức, làm lễ tung hô rồi
quỳ nghe lệnh. Trụ vương hỏi:
- Trẫm nghe khanh có một người con gái (Tô Đắc Kỷ) nết na dịu
dàng, tánh t́nh thuần hậu, Trẫm muốn chọn vào hậu cung để được
gần Trẫm, nếu được vậy khanh sẽ là quốc thích, ăn lộc trời,
hưởng ngôi lớn, yên trấn nơi Kư Châu, danh vang bốn biển. Đời
người được vinh hiển, giàu sang như vậy ai lại không thích,
chẳng biết ư khanh như thế nào?
Tô Hộ nghe Trụ Vương nói mặt lạnh như tiền, tâu:
-
Bệ hạ có tam cung lục
viện, cung nữ hơn ngàn người th́ thiếu ǵ kẻ mặt liễu mày hoa?
Bệ hạ c̣n chưa thỏa măn sao? Xin Bệ hạ chớ nghe lời kẻ dua mị
nghĩ điều dục vọng. Vả lại con tôi c̣n thơ dại, lễ phép chưa
biết ǵ, đức hạnh và nhan sắc đều thiếu, bệ hạ nhọc ḷng tưởng
đến làm chi. Xin hăy bền ḷng lo việc chánh, để thiên hạ mến đức
như vậy không rạng rỡ đức trị dân sao?
Vua Trụ cười lớn nói:
- Xưa nay ai cũng muốn cho con gái ḿnh làm rạng rỡ tông môn,
đáp đền hiếu thảo. Nay con gái của khanh vào làm Phi hậu sánh
vai với Trẫm, c̣n khanh th́ lên hàng Quốc thích, vinh hiển nhất
đời c̣n ǵ hơn? Sao khanh không nghĩ chuyện ấy, cố chấp làm ǵ?
Tô Hộ đoán biết do Vưu Hồn, Bí Trọng mất ăn, bày chuyện trả thù,
nên giận nói lớn:
- Tôi nghe nói:
Vua làm điều có đức th́
muôn dân mến phục, bốn phương quy thuận, muôn dân kính v́, lộc
trời trọn hưởng. Xưa Vua Kiệt nhà Hạ v́ đam mê sắc dục, làm lắm
điều ác, c̣n nhà Thương th́ không màn của lợi, đức lớn ân nhiều,
nên thiên hạ theo về, dựng lên đại nghiệp. Nay Bệ hạ không bắt
chước tổ tông, lại noi theo gương nhà Hạ, dẫm chân lên bước
đường vong quốc, hạ thần lấy làm tiếc. Hễ Hoàng đế ham sắc th́
mất xă tắc, Đại phu ham sắc th́ mất cơ nghiệp, thứ dân tham sắc
th́ lụy thân. Vua là tấm gương của bầy tôi, hễ Vua lỗi đạo th́
tôi lăng loàn, lập phe tụ đảng, mối nước rối ren. Tôi chỉ sợ cơ
nghiệp nhà Thương gầy dựng sáu trăm năm nay, v́ bệ hạ mà sụp đổ.
Trụ Vương nghe Tô Hộ nói xúc phạm, giận đỏ mặt mắng:
- Xưa nay hễ đạo làm tôi phải ǵn ḷng trung nghĩa, vua cho hầu
th́ lật đật đến hầu chẳng dám đợi xe, Vua khiến chết chẳng dám
từ chối. Nay Trẫm chỉ cần kén một đức con gái vào làm Hậu Phi mà
ngươi dám buông lời chống trả, mắng nhiếc Trẫm, lại sánh Trẫm
với vua Kiệt là một ông vua mất nước. Có ai dám vô lễ như thế
không?
Liền truyền cho nội thị bắt Tô Hộ đem đến ṭa pháp ti kết tội
khi quân. Nội thị tuân lệnh bắt Tô Hộ trói lại.
Vưu Hồn, Bí Trọng giả bộ vội quỳ tâu:
- Tội khi quân của của Tô Hộ đáng xử phạt lắm, nhưng v́ Bệ hạ
nuốn kén con gái của Tô Hộ rồi lại làm tội Tô Hộ e thiên hạ
không hiểu sự t́nh nghĩ lầm rằng Bệ hạ trọng sắc khinh hiền. Xin
Bệ hạ ra ân tha tội cho Tô Hộ về nước. Tô hộ sẽ cảm đức bệ hạ,
đem ái nữ dâng vào cung. Như vậy Bệ hạ sẽ tránh được tiếng thị
phi, mà tỏ ḿnh có ḷng nhân nữa.
Vua Trụ nghe nói bớt giận, truyền tha tội cho Tô Hộ, bảo phải về
nước, không được nấn ná ở triều ca ngày nào nữa.
Lệnh vua vừa ban xuống, nội thị liền mở trói đuổi Tô Hộ ra lập
tức…
Tô Hộ trở về trạm dịch.
Tô Hộ nói với các tướng tuỳ tùng:
- Nếu không dâng Tô Đắc Kỷ vào cung thế nào hôn quân cũng đem
quân đánh phá nước ta, bằng dâng Đắc Kỷ vào đó sau này hôn quân
thiếu đức làm hư xả tắc, thiên hạ sẽ cho ta là kẻ bất trí. Các
tướng có mưu nào gở rối chăng?
Sau khi nghe các tướng hiến ư:
- Hễ vua bất chánh th́ tôi không phục, nay Thiên tử trọng sắc
khinh hiền, Chúa công cũng cần ǵ phải tôn thờ. Cứ trở về giữ
lấy nước ḿnh an vui một cỏi.
Tô Hộ đang giận nghe mấy lời của các tướng chẳng khác nào lửa
cháy đổ thêm dầu, mặt giận phừng phừng nói:
- Đấng trượng phu chẳng bao giờ thèm làm lén, đi ở phân minh.
Tô Hộ khiến quân đem bút mựt ra, đề bốn câu thơ trên vách tường
trước cửa đền, để thiên hạ rơ ư ḿnh không tùng phục nhà Thương
nữa:
Quân loạn thần cương
Hữu bại ngũ thường
Kư Châu Tô Hộ
Vĩnh bất triều Thương
Có nghĩa là:
Vua chẳng kỷ cương
Lỗi đạo luân thường
Kư Châu Tô Hộ
Chẳng chầu nhà Thương
Sau khi đề ra bài phản thi, Tô Hộ dẫn các tướng ra khỏi Triều Ca
trở về nước.
b- Tô Đông Pha:
Tô Đông Pha là người không có trong truyện Phong Thần. Nhưng
chúng ta cũng nên t́m hiểu những điều liên quan đến Ông. Như thế
ta mới không bỏ sót
những Thánh ư mà Đức Chí Tôn có thể muốn lấy gương để dạy chúng
ta. Tô Đông Pha có tên thật là Tô Thức hiệu Đông Pha. Ông có
những tư tưởng lớn như sau:
1- Người biết cúi đầu
đều là người trí tuệ
Trong cuốn “Lưu hầu luận” của Tô Thức (Tô Đông Pha) có đoạn
viết: “Kẻ mà được gọi là hào kiệt, ắt phải có tiết khí hơn
người. Nhân t́nh có chỗ không thể nhịn được, bởi vậy, kẻ thất
phu gặp nhục th́ tuốt kiếm tương đấu, cái đó chưa đủ gọi là
dũng. Những bậc đại dũng trong thiên hạ, trái lại, bất th́nh
ĺnh gặp những việc “kinh thiên động địa” cũng không kinh sợ, vô
cớ gặp những điều ngang trái cũng không oán giận. Đó là nhờ chỗ
hoài băo của họ rất lớn và chí của họ ở rất xa.”
Người b́nh thường gặp nhục th́ tuốt kiếm tương đấu. Nhưng trong
suốt cuộc đời lênh đênh, sóng gió của ḿnh, Tô Đông Pha luôn
chọn cách cúi đầu, cười và bỏ qua. Cuộc đời của Tô Đông Pha được
ca ngợi là “chỉ có bạn, không có thù”.
2-
Cúi đầu là một loại tu dưỡng
Sau khi Tô Thức bị giáng chức ở Hoàng Châu, ông được một người
bạn xin chính quyền địa phương cấp cho chục mẫu đất ở Đông Pha
(nghĩa là: dốc ở phía Đông), lấy hiệu là Đông Pha cư sĩ. Ông cất
nhà, trồng rau, đào giếng, cày ruộng, vui cảnh điền viên. Ban
ngày ông thường trồng trọt cấy hái, buổi tối lại vào trong thành
Hoàng Châu dạo chơi.
Khi gặp mâu thuẫn, cúi đầu không phải yếu nhược mà là một loại
tu dưỡng. Nhẫn một lúc, lùi một bước đều đem lại kết quả tốt
đẹp, vui mừng.
3-Cúi đầu là một loại nhăn giới (tầm nh́n)
Bởi v́ ư kiến về việc triều chính bất đồng nên Tô Đông Pha
thường xuyên bị Chương Đôn từng là bạn thân thiết của ông hăm
hại. Triều nhà Tống không được phép giết sĩ phu nên Chương Đôn
t́m cách đẩy Tô Đông Pha đi lưu đày đến đảo Hải Nam với mong
muốn Tô Đông Pha sẽ chết ở nơi đảo hoang.
Thời ấy, đảo Hải Nam chưa được khai hóa, là nơi hoang dă, thư
sách đều không có. Ở đây khí độc bao phủ khiến cho rất nhiều
người trước đó đến đây đều bị chết. Bởi vậy, rất nhiều người lo
lắng rằng Tô Đông Pha sẽ không thể trở về.
Trải qua hàng ngàn năm, ở đảo Hải Nam không có người truyền đạo.
Tô Đông Pha liền biến con đường đi lưu đày thành con đường đi
truyền đạo. Sau khi đến Hải Nam, ông lại cùng con trai ở lều
tranh sao chép kinh dạy học, phát triển giáo dục mạnh mẽ. Sau
khi Tô Đông Pha qua đời, trên đảo Hải Nam cuối cùng đă lần đầu
tiên xuất hiện một vị tiến sĩ.
Người ta nói, ánh sáng mặt trời luôn đồng hành cùng bóng râm.
Người phàm chỉ có thể nh́n thấy bóng râm, nhưng người có tầm
nh́n rộng lớn lại có thể nh́n thấy được ánh sáng mặt trời bị che
khuất ở đằng sau. Người biết cúi đầu là bởi v́ họ không muốn bị
bóng râm làm phiền, họ lựa chọn xoay người để có thể
nh́n được ánh mặt trời mà ngẩng đầu bước tiếp.
4-Cúi đầu là một loại độ lượng
Nửa đầu cuộc đời của Tô Đông Pha có thể nói là tốt đẹp, quan lộ
thông thuận. Ông có rất nhiều bạn bè. Trong đó có người ngưỡng
mộ tài văn chương của ông, có người lại quư quyền vị
của ông. Nhưng sau khi Tô Đông Pha bị giáng chức, có những người
bạn thân thiết khi xưa th́ giờ đă không c̣n thấy đâu nữa, thậm
chí có người c̣n thừa cơ hăm hại ông, “bỏ đá xuống giếng”.
Sau khi bị giáng chức ở Hoàng Châu, năm 1084, Tô Đông Pha được
vua Thần Tông phục chức và mời về kinh đô giao cho việc chép sử.
Dù vậy, sự ân xá cũng chỉ là tạm thời. Chẳng bao lâu sau, khi
Hoàng đế Triết Tông lên ngôi, tể tướng Chương Đôn lại buộc tội
ông phỉ báng tiên đế. Tô Thức bị cách mọi chức tước, lần thứ hai
phải chịu cuộc sống lưu đày cực khổ trăm bề. Ông phải đi hơn
4500 cây số xuống Huệ Châu rồi tiếp tục bị đày ra đảo Hải Nam ở
miền cực Nam hẻo lánh.
Một người càng hiểu biết th́ tâm càng từ bi. Trải qua chốn quan
trường hiểm ác, Tô Đông Pha lựa chọn tha thứ. Ông không muốn
trong ḷng chứa đựng sự thù hận. Đối với Tô Đông Pha, không cùng
người so đo, thực ra cũng là buông tha cho chính ḿnh.
Cúi đầu không phải là không có năng lực, khoan dung không phải
là yếu đuối. Tô Đông Pha cho rằng, khoan dung độ lượng, chí
hướng đặt ở nơi xa, lặng lẽ tu luyện bản thân là đạo xử thế cao
minh nhất. Quả thực, cuộc sống luôn tràn ngập ngọt bùi đắng cay,
người có thể cúi đầu đều là người trí tuệ.
Phần trên đă trích dẫn những nét đặc biệt của hai cao nhân
mang họ Tô. Một ngay
thẳng chánh trực dám can gián việc
làm trái Đạo của vua: Tô
Hộ. Một th́ nhẫn nại ôn hoà và tha thứ biểu hiện những đức
tính của một hiền nhân quân tử:
Tô Đông Pha.
Người viết bài này nhận xét dầu Chí Tôn có muốn nói đến họ Tô
nào đi nữa cũng là một gương đạo đức của tiền nhân cho con người
học hỏi.
Liên hệ với thực tế, người cầm quyền Đạo hiện nay không học cái
dũng của Tô Hộ để giữ vững nền chánh giáo của Thầy Trời cho khỏi
thất chơn truyền. Cũng
không học cái hiền lành thương yêu tha thứ của Tô Đông Pha để
đối xử tốt với đồng môn thấp cổ bé miệng vốn đă bị bách hại cho
khổ lại c̣n gây thêm lắm điều tăng khổ cho họ. Ôi! Lời vàng
tiếng ngọc của Đấng Đại Từ Phụ để lại cho chúng ta làm báu vật,
hiện nay bị bỏ qua thiệt là hoài công vô ích của một Đấng Đại
Thiên Tôn.
Trên đây chỉ là sự sưu tầm t́m hiểu giáo lư, người viết không ám
chỉ một điều ǵ nơi đây hay cá nhân nào. Xin quư huynh tỷ đệ
muội miễn chấp nếu có điều chi không vừa ư.
Nay kính.
Kỹ niệm ngày
Vía Đức Thái Thượng.
Sài g̣n, ngày
15 tháng 2 năm Canh Tư (2020)
NGÔ VĂN TRÍ.