KỶ CƯƠNG PHÁP CHÁNH ĐẠI ĐẠO
Khai Tâm
Con người có những lẽ sống tự do nhưng tương liên nhau
theo chiều thuận nghịch. Sống với vạn loại tức là sống với vật,
sống với bản tâm tức nhiên là sống với Chí Linh Thiên Tánh theo
trật tự ràng buộc, giục tấn trên lư lẽ thiên nhiên, thuận tùng
pháp giới mà các nền đạo giáo cổ kim đă phô diễn.
Nếu sống với thánh tâm, buộc Chơn Thần phải tùng khuôn
linh giục tấn bằng phương pháp phụng sự. Sống với bản tâm chơn
như là tùng Phật, sống với khuôn linh là tùng Pháp, phụng sự
chúng sanh là tùng Tăng. Tam Giáo xưa nay chưa hề rời xa ba ngôi
Tam Bảo này v́ đó là điều kiện cần và đủ của người hành giả suốt
hành tŕnh học hỏi cho tới liễu quán những giá trị mầu nhiệm.
Trên ư hướng thực hiện sự tôn nghiêm Tam Quy Thường Bộ Pháp Giới
này, có những chỗ sâu kín thầm lặng mà người hành giả nói chung,
người Tín Đồ Cao Đài nói riêng, rất dễ có sự ngộ nhận mà lẽ ra
không nên có, v́ nó thuộc phạm trù Pháp Chánh Kỷ Cương của một
tôn chỉ Đạo Giáo và chính người tín đồ đă chọn con đường, thực
hiện lời thề nguyện trước Thiên Bàn Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng
Thượng Đế.
Về nguồn gốc khai sinh nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, phải kể
đến nguyên cớ nào xuất hiện một nền tư tưởng, một tổ chức chánh
trị nội hàm, bao dung triết lư hướng lộ nhân sinh đến một thế
giới đại đồng và thiên đạo giải thoát cho con cái Đức Chí Tôn tu
chí, gội nhuần ơn hồng, t́m đến trường thánh đức tại thế trong
một hoàn cảnh nhơn loại đối diện quá nhiều thử thách về chân lư,
về nhân sinh quan và vũ trụ quan. Chắc chắn rằng, để tính chất
phụng thiên đạt đến sự sâu thẳm đức tin, đ̣i hỏi con người có đủ
đức tin vào huyền diệu thiên điển hiển hiện qua ng̣i tiên bút
hữu h́nh.
Những phương pháp thông công giữa con người và thế giới
vô h́nh xuất hiện khá lâu trong nhơn loại, đó là Huyền Cơ, Cầu
Cơ và Chấp Bút. Với Việt Nam, phong trào cầu cơ trở nên thịnh
hành và nở rộ vào những năm đầu thế kỷ XX trong tất cả các tầng
lớp xă hội. Ba Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang
là những công chức nhà nước, những người ưu thời, mẫn thế, t́m
đến văn chương thi phú, vịnh ngâm, đối ẩm cùng các vị vô h́nh.
Dần dần, ba Ngài được dẫn dắt để lập mối Đạo Trời với tên gọi
chính thức là Đai Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bằng pháp lư khai sinh năm
Bính Dần-1926, gồm chữ kư của 247 vị với chính quyền đương thời.
Ngày Rằm-10-1926, lễ khai đạo được chính thức tổ chức tại chùa
G̣ Kén ra mắt cùng toàn thể các các tôn giáo bạn.
Về chánh thể Đại Đạo Tam Kỳ, đó là một Hội Thánh lưỡng
đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng hiệp một, làm Thánh Thể Đức Cao Đài
Thượng Đế, thực hiện sứ mạng phó thác Đức Ngài giao phó là Phổ
Độ chúng sanh. Mọi hoạt động sinh hoạt tu hành đều dựa vào những
nguyên tắc lập giáo mà người hữu h́nh lập, dâng lên quyền năng
Bát Quái Đài phê chuẩn, y hành. Quyền Hộ Pháp và quyền Giáo Tông
hiệp nhứt là quyền hành Đức Chí Tôn tại thế, chi chi cũng tùng
mạng lịnh của Hội Thánh mà thôi. Từ chức sắc cao cấp nhất dĩ chí
tới bậc tín đồ thấp nhất phải tuân hành luật pháp Đại Đạo. Vâng
mạng lệnh bề trên theo cơ bút truyền giáng, Tân Luật và Pháp
Chánh Truyền ra đời để củng cố cơ sở và pháp quyền vững bền cho
cơ nghiệp Đạo được truyền bá trong thất ức niên mà không suy
thoái, biến dời chinh nghiên theo thế phàm.
Cơ mầu nhiệm cơi vô h́nh vẫn có Thiên Điều để vận hành cơ
quan càn khôn vũ trụ đi trong trật tự và điều ḥa. Đời th́ có
luật pháp răn đe và trị tội những phần tử vi phạm luật pháp làm
mất tính thuần chơn nhân bản, ảnh hưởng đến ḥa b́nh thạnh trị
của xă hội, quốc gia. Đại Đạo Tam Kỳ đương nhiên phải có Luật
Pháp Chơn Truyền để chế ngự vọng tà, bất chánh của con người,
thuận thiên lư mà tùng cơ quan sửa trị của Đức Chí Tôn, tức là
cơ quan cứu thế đặt tại mặt thế. Thiển nghĩ,
nếu không có Luật Pháp
Chơn Truyền, tức là Tân Luật và Pháp Chánh Truyền, là khuôn mực
nền tảng luật trị của đạo Cao Đài, Đạo Cao Đài có thể ngửa
nghiên, không phương kiềm thút phàm tánh của con người. Có
Luật Đạo để sửa trị và làm điều ḥa, điều hành guồng máy, bảo
thủ chơn truyền, công b́nh Thiên Đạo cho nền Chánh Giáo.
Vậy th́ kể từ ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần [20-11-1926],
khi Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư pḥ loan
tại thánh thất Từ Lâm Tự, Đức Chí Tôn giáng ban Pháp Chánh
Truyền nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tất cả môn sinh thuộc Đạo Cao
Đài phải tuân thủ chơn pháp.
“Nghĩ v́ cơ Huyền vi Mầu
nhiệm của Đạo có Thiên Điều cũng như cơ Đời có Luật Pháp chơn
truyền để chế ngự những dục vọng bất chánh mà ở cơi nào và đời
nào cũng có, nếu không có ǵ chế ngự th́ sự điều ḥa tốt đẹp của
cơ Tạo Hóa sắp đặt có thể mất đi mà chớ; nên khi mở Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn đă lập ngay một PHÁP CHÁNH TRUYỀN và TÂN
LUẬT để điều hành guồng máy Hành Chánh Đạo, hầu bảo thủ chơn
truyền và công b́nh Thiên Đạo, kèm theo luật pháp c̣n có THÁNH
NGÔN và GIÁO ĐIỀU dạy bảo” [Lời Tựa của Pháp Chánh Truyền
Chú Giải].
Song hành đó, đến ngày 13 tháng 12 năm Bính Dần
[16-01-1927], Tân Luật Đại Đạo được hoàn bị.
“Chưởng Pháp, Đầu Sư tọa
vị. Phối Sư tam phái tới trước. Thái Thơ Thanh phải ôm bộ chú
giải các luật, Tân Luật của các Hiền hữu đến dâng cho ba vị Đầu
Sư. Ba vị Đầu Sư đồng đứng dậy bái và tiếp Luật một lượt, thế
nào 6 bàn tay đều có trong bộ Luật, ngay giữa, dạy cả ba tiếp
dâng lên, Chưởng Pháp cũng phải bái mà tiếp một lượt, đội dâng
lên đại điện, day vô đưa lên chí trán. Nghe dạy, Lăo giao Luật
nầy cho nhị vị Chưởng Pháp xem xét lại nữa, trong một tháng phải
rồi, mà giao lại cho Hộ Pháp cầu Lăo sửa Luật. …Thập nhị Thời
Quân phải có mặt, Thượng Sanh, Thượng Phẩm phải có mặt. Phải tái
cầu nghe dạy. Nhị vị Chưởng Pháp đem Luật để ngay tượng Lăo một
đêm nay” [Trích TNHT].
Như vậy, kể từ năm 1927, nền đạo Cao Đài thực thi trọn
hành theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đây
là nền tảng cơ bản cho toàn thể giáo đồ nghiêm ḿnh ǵn giữ,
hành sự, truyền bá cơ phổ độ ân xá của Đức Chí Tôn trong trật tự
và quy định như một thiên điều tại thế.
Người biết ǵn giữ giới
luật, bảo tồn chơn pháp của Đức Chí Tôn là người dâng thi hài,
trí năo và chơn linh cho Đức Chí Tôn định phận sự chơn thật của
ḿnh. Đức Phạm Hộ Pháp minh định rơ:
“Đức Chí Tôn đến lập Pháp
Chánh Truyền, giao cho Hiệp Thiên Đài ǵn giữ. Trong đó có diệu
pháp của Chí Tôn đến lập vị cho con cái của Người tại thế gian
nầy, Ngài mượn xác thịt của con cái Ngài tổng hợp lại cho nó có
trật tự, có đẳng cấp, tức nhiên là lập Thánh Thể của Ngài, các
phẩm trật có liên quan với các phần tử tức nhiên Hội Thánh tổng
hợp là Thánh Thể của Ngài. Ngài lập Pháp Chánh Truyền cốt ban
quyền hành cho Thánh Thể của Ngài, mà hễ đạt quyền được, tức
nhiên về với Ngài được” [Thuyết Đạo của ĐHP, Q. 2]. Như vậy,
cơ quan Hiệp Thiên Đài
có trách nhiệm ǵn giữ và bảo tồn chánh pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ. Người biết đến diệu pháp Đức Chí Tôn đặt để trong
nền đạo Cao Đài là người tùng mạng lịnh Hội Thánh, tức là Thánh
Thể của Đức Chí Tôn điều khiển cho thật nghiêm khiết thánh tâm.
Về tổng thể chánh pháp, có Luật Pháp chi phối nền chánh
trị đạo. Về cá nhân, mỗi tín đồ đều phải thực hiện lời minh thệ
trước Thiên Bàn Đức Chí Tôn có Ngũ Lôi chứng giám.
“Thề rằng: Từ đây biết
một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi ḷng, hiệp đồng chư
Môn-Đệ ǵn luật lệ Cao Đài, như sau có ḷng hai th́ Thiên tru
địa lục”. Âm vang lời tuyên thệ vẫn c̣n đó, vầng nhựt nguyệt
vẫn chiếu soi, thần minh biên chép thế mà ḷng người vẫn đổi
thay.
Kỷ cương pháp
chánh hiển hiện trong một Hội Thánh như một Thánh Điều tối quan
trọng của người đi theo nguyện ước tâm linh. Trong đó, từ Chức
Sắc cao cấp nhất dĩ chí đến Chức Sắc nhỏ nhất thay thân Đức Chí
Tôn, truyền ngôn và ban ân tứ phổ hóa cho toàn sanh chúng đặng
gội nhuần huệ đức, tương công chiết tội, trở xoay chèo bát nhă
để hướng đến cơi động bích thiên thai, nơi Thầy Mẹ đang trông
ngóng. Nhưng sự ấm lạnh thế tuồng, trường phong thánh không phải
chỉ có pḥ loan, ân phong thiên phẩm rồi cỡi xác triều thiên,
lắm điều chông chênh như quy luật khảo thí cho toàn thể con cái
Đức Chí Tôn.
Ngoảnh lại ḍng
sử đạo Cao Đài, người ta phải giựt ḿnh v́ những biến cố quan
trọng đă hằng tiếp diễn tự thuở 1926 cho đến tận ngày hôm nay.
Thứ nhất, quan trong nhất là chuỗi sự kiện bất hợp tác
theo một chủ ư cá nhân và những đoàn thể nhỏ lẻ xảy ra trên lư
tính tinh vi, nó hoàn toàn không nằm trong một nguyên tắc lập
giáo và không phù hợp với tiêu chuẩn lập pháp đạo Cao Đài, một
dấu hiệu quy phàm rơ nét trên ḍng phổ hóa Chơn Truyền Đại Đạo
Tam Kỳ của Đức Chí Tôn. Đạo Cao Đài gôm hợp tinh hoa cổ kim Tam
Giáo Đạo, Ngũ Chi với bao nhiêu những huyền linh mặc khải để
khai đường, vạch lối, đưa mục tiêu đến sứ mạng cứu cánh giải
thoát; nên đương nhiên Pháp Chánh phải cẩn cẩn tuân mực v́ đó là
Thiên Điều, là thước đo ḷng người, là chơn luật chi phối vận
mạng của nền Chánh Giáo, chớ không phải tṛ chơi mua vui, có thể
đem xoay đổi theo thế thời, theo ư thích hay ḷng tham vọng của
phàm ngă. “Ngó cuộc thế
đ́u hiu quạnh quẽ Vắng chơn Tiên dạo gót sơn hà” [Đạo Huynh
Phạm Tất Đắc]. Thảm cảnh hằng diễn ra theo ḍng sử liệu như một
nguyên tắc tất yếu để phân ranh trắng-đen, đục-trong. Bất kỳ tổ
chức đời nào, chúng ta có quyền gạt bỏ khát vọng cầu toàn và
những tính chất tạp nhạp pha lẫn v́ vốn có thể được bỏ qua. Tuy
vậy, đạo là ánh sáng vi diệu hóa thành hữu h́nh, là con đ̣ đưa
khách tục sang sông, là con đường dẫn đến Thái Cực Đăng nên phải
định tính chất cầu toàn tuyệt đối.
Cái ǵ hoàn toàn đi ngoài Chơn Pháp Đức Chí Tôn là cái phản
nghịch lại lời minh thệ trước ṭa án Thiêng Liêng.
Thứ hai, v́ một nguyên nhân nào đó, sự phân ly khỏi hàng
ngũ Thánh Thể Đức Chí Tôn là sự chia rẽ và bất tuân mạng lệnh
của Hội Thánh, một hiện tượng xáo trộn trong nề nếp sinh hoạt
Thể Pháp, kinh kệ, quan niệm tín ngưỡng cho dù phần ly khai vẫn
nhân danh Thượng Đế để truyền bá chủ thuyết cứu cánh ân xá kỳ
ba, vẫn mang trên ḿnh một trách phận và gồng ḿnh để phục vụ
tha nhân trên lư tín công bằng. Chủ định con người hoàn toàn có
tự do tín ngưỡng, vô giới hạn ở khung khổ mở rộng t́nh thương và
sự giục tấn để đi trên cây cầu giải thoát cho bạn đồng sanh.
Nhưng thử hỏi, liệu sự tự
do đi ngoài tín lư, ngoài tín điều, ngoài minh thệ có được bao
dung và chấp nhận!
Thứ ba, sóng xao, thuyền đảo, cơ đạo phải lúc băo táp mưa
sa là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến vấn đề Phong Chức theo luật
Đại Đạo. Những người con Cao Đài phải tự khoác lên cho ḿnh một
sự sùng tín có giá trị nhất, cái ǵ đúng và hợp với cái gọi là
Thiên Luật để khỏi phải thất phận và đáng tiếc trong mọi ư hướng
dâng cả tấm thân cho nghĩa lư phụng sự.
Thứ tư, Hội Thánh Em là một sự hiện hữu mang tính chất
mật cơ do Đức Hộ Pháp và Đức Lư Giáo Tông vô vi điều đ́nh toan
tính trong thời cuộc biến loạn, một sự ước định khẩn cấp trù
hoạch nhầm phân quyền trước viễn cảnh đời tác động vào sự tự do
tín ngưỡng. Thế nhưng, tư tưởng phàm tâm của con người không
dừng ở đó, nó loạn ly theo tấc dạ biến động lao xao. Bàn Trị Sự
phải tùng Hội Thánh do Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Lư Thái Bạch
nhưng các Ngài đă ở cơi Vĩnh Sanh để coi phận sự của Hội Thánh
Em làm ǵ trong cơn ly loạn hay là tự quyền chuyên quyết, nhân
danh cả Hội Thánh Đức Chí Tôn mà nghinh ngang bỏ qua giáo luật
như chưa từng thấy biết.
Thứ năm,
“Hội Thánh lập thành và
sinh hoạt theo Pháp Chánh Truyền, Tân Luật; không có một chi
phái nào có mặt trong quyền Hội Thánh. Ấy là một khối đoàn kết
thương yêu đựơc Đức Lư dắt d́u từng câu, từng chữ trong lời dạy
hằng ngày dầu việc nhỏ, việc lớn cũng vậy” [Hiền Tài Nguyễn
Long Thành]. Nhưng sau đó th́ đầy dẫy Hội Thánh và nhân danh Hội
Thánh có pháp quyền đầy đủ. Ư tưởng gôm hợp và tâm chí ấy đă
khơi nguồn từ thưở 1928, chớ không phải cho đến tận bây giờ và
là tư tưởng thanh cao, thể hiện một t́nh thương liên đới anh em
một Cha nhưng lại đem sự hỗn tạp, bất nhất trong h́nh tướng áo
măo, nghịch lại giáo điều thuở nào; thử hỏi điều đó đă làm ǵ
đối với lời hứa trước quyền năng Thiêng Liêng. Một tấn tuồng
không chi ước định, một thảm trạng quá sức chỉ chưa đầy một thập
kỷ. Sự gom hợp bằng bàn tay phàm ngă, chối thánh tâm để nhân
danh thánh truyền, vậy th́ chúng ta chỉ có thể đồng hóa các thực
thể biến tướng trong nguồn thánh triết vốn hiển hiện như thánh
ân ban răi hay chính ḷng người hiểu sai thánh truyền của Đức
Chí Tôn dạy: “C̣n nay th́
nhơn loại đă hiệp đồng Càn khôn dĩ tận thức th́ lại bị phần
nhiều Đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau nên Thầy mới nhứt định
qui nguyên phục nhứt" [TNHT]?
Thứ sáu, từ khi Ban Thế Đạo tùng chi Thế ra đời, biết bao
anh hào, chí sĩ được tấn phong, người th́ c̣n bôn ba ở Đời,
người th́ sớm vào phục vụ đạo nghiệp. Cơ quan lập ra để mong cải
hóa nhơn tâm, phần nào tạo cơ hội lập công nơi cửa Đạo bằng ngọn
bút anh hào, nữ kiệt nhằm hoằng hóa giáo pháp đạo Cao Đài. Thời
thế đổi thay, nhưng anh tài hầu như tha hương lữ thứ, t́m cho
ḿnh một đời sống tự tại hoặc v́ một lư tưởng tôn giáo và trở
thành những người rất quan trọng trong hoạt động truyền giáo hải
ngoại. Họ đă vô t́nh khơi dậy sự gom hợp quân b́nh để chạm đến
giáo pháp “Tam Giáo Quy Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhất” đă từng diễn
ra trong quá khứ Đạo Sử. Nhưng
“Mỗi chi phái đều có nét
đặc thù, tư tưởng không thuần nhứt nên mới có chuyện phân chia
thế ấy. Nh́n nhận tất cả là sao?” [Hiền Tài Nguyễn Long
Thành].
Đó là một hiện
thực của nền đạo trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, Pháp Luật Đạo
vốn chỉ có ba h́nh thái Thiên Phong, Hàm Phong, Truy Phong. Bổng
đâu ra thêm “Phàm Phong
và Tự Phong” một cách nghiễm nhiên như một hàm thức vốn có
trong luật Đạo! Áo măo chỉ là phương tiện để t́m cứu cánh, nó ví
như đũa ăn cơm, không có cơm th́ đũa trở nên vô dụng. Huyền linh
phật pháp được ấn chứng là thứ cơm vĩnh hằng, không cần đũa cũng
đủ no bụng. Lời hứa cách nay gần 100 năm Thầy đă hứa ấn chứng
truyền tâm tất nhiên là chân lư nếu con người đi đúng Pháp Chánh
Đại Đạo. Ngó lại, nền Đại Đạo Tam Kỳ nhân danh Thánh Thể Đức Chí
Tôn, quy Tam Giáo, hiệp Ngũ Chi, thực hiện Đệ Tam Thiên Nhân Ḥa
Ước, trọn hành cây cờ Bảo Sanh-Nhơn Nghĩa-Đại Đồng, hoán cải
“Nam Phong thử nhựt biến Nhơn Phong” để lập đời Thánh Đức Nghiêu
Thuấn sẽ phải thực hiện từ trung điểm nào, từ đoạn thẳng, đường
thẳng nào để trọn tín với sứ mạng Đức Chí Tôn giao phó? Hồi
nghiệm lại, cả cơ ngơi Đức Hộ Pháp phục mạng xuống thế trương
cây cờ cứu khổ đă trải qua bao ngàn sương gió mới tạo dựng nên
một h́nh thể hữu vi nguy nga và đủ Thể Pháp và Bí Pháp. Cây cờ
Đạo ấy đă sương pha đủ mùi, đủ vị và đang đợi những trang tuấn
kiệt, đủ đức, đủ tài để cầm giềng mối bảo sanh cho con cái Đức
Chí Tôn.
Cũng phải thay, trước khi Đức Phạm Hộ Pháp triều Thiên,
Đức Ngài tiên đoán biết trước thời cuộc mà phải cất tiếng than
tự hỏi cho hậu sinh: “Rồi
đây ai đến cầm chơn pháp, Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời”!
Sài G̣n, ngày 25/4/2021
Khai Tâm