Khuynh hướng ngày
càng sân si
của Chức sắc ngày
nay.
Lê thị Minh Trang
“Sân” được hiểu là sự tức giận, nóng nảy mỗi khi không
vừa ḷng, không thỏa măn được những ǵ ḿnh muốn; dễ nổi nóng v́
bị xúc phạm. Từ tính “sân” mà một người có thể làm những điều
xấu và trái luân thường đạo lư. Thậm chí, những người có tính
“sân” sau cơn giận thường t́m cách trả thù hăm hại người mà ḿnh
thù ghét.
“Si” được hiểu là si mê, mu muội. Người "si" thường đánh giá vấn
đề, hay người khác một cách vô thức, theo cảm tính, không suy
xét hiểu biết đúng sai để phán đoán việc tốt, xấu, lợi, hại… nên
mới làm ra những chuyện có hại cho ḿnh và người khác. Đây là
những người tư duy chậm, bảo thủ và rất khó thuyết phục.
Chắc hẳn ai cũng biết về Tam Độc: Tham – Sân – Si trong Phật
giáo. Sự sân và si thường đi cùng với ḷng tham, tham về tài
vật, sắc dục và danh vọng. Và cũng từ ḷng tham mà người ta mới
h́nh thành bản tính này - ganh tị - luôn cho ḿnh là nhất, cứng
đầu, khó thuyết phục và phiến diện.
(theo Phạm Thư:
https://baosongngu.com/san-si-la-gi/ ).
Chủ đề này tôi viết nhờ cảm hứng từ hai câu Thánh Ngôn được
Trang CAO ĐÀI TÙNG ĐẠO PHÁP trích đăng:
Những ai đă từng hành Đạo dưới sự d́u dẫn của Hội Thánh
Lưỡng Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ sẽ thấy rơ chức-sắc hiện tại của
Hội Thánh mới rất khác xa với các chức-sắc của Hội Thánh Lưỡng
Đài thời trước năm 1979 ( Kỷ Mùi)
Lúc đó (trước năm 1979) Đạo Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh được d́u
dắt bởi Hội Thánh Lưỡng Đài, chức sắc luôn ḥa nhă dễ gần gũi
khắp người toát lên một vẻ thánh thiện hiền từ bao dung và bác
ái.
Người tín hữu Cao Đài thực ḷng kính mến đă đành. Người ngoại
Đạo cũng đầy thiện cảm.
Không một ai có thể phàn nàn hay biểu lộ khó chịu khi gặp quư
ngài.
Tất cả những đức tính đó của một một vị chức sắc có được là do
sự đào tạo kỹ lưỡng nơi Hạnh Đường bởi những chức sắc đàn anh
cao trọng. Và cũng bởi tinh thần thượng tôn pháp luật Đại Đạo.
Cộng vào đó là tinh thần cầu hiền của những người thiệt tu không
tham Danh Lợi Quyền.
Những đức tính kể trên của một vị chức sắc hiện tại hầu
như khác hẳn.
Cái ǵ chức sắc của Hội Thánh Lưỡng Đài có th́ chức sắc hiện tại
không có. Ngược lại, những ǵ chức sắc của Hội Thánh Lưỡng
Đài cố tránh th́ chức chức sắc hiện tại cố rước vào cho bằng
được. Ví dụ:
Ngày xưa chức sắc càng tôn trọng luật pháp bấy nhiêu,
ngày nay càng vi phạm luật pháp bấy nhiêu.
Ngày xưa chức sắc càng thân cận th́ ngày nay càng xa
cách.
Ngày xưa càng tỏ ra mềm mỏng th́ ngày nay càng tỏ oai
quyền.
Ngày xưa ôn tồn giải thích cho người chưa thông, ngày nay dùng
lời lẽ trịch thượng của kẻ cả, thậm chí nặng lời trên facebook.
Và c̣n rất nhiều thứ….
Câu hỏi được đặt ra là tại sao vậy?
Sau khi nghiên cứu bối cảnh xă hội, cách thức điều hành tôn giáo
và cuối cùng là Thánh Ngôn của Chí Tôn và chư Thần Thánh Tiên
Phật chúng ta có thể rút ra được kết luận như sau:
1-/ Chức Sắc chuộng quyển hơn chuộng Đạo.
Ngày nay chức sắc, chức việc theo khuynh hướng danh-lợi-quyền đi
đúng vào câu thi :
“Chừng nào Chi Pháp đă ra đi,
Là lúc đạo Trời gặp vận suy,
Chức sắc chuộng quyền hơn chuộng Đạo
Nhơn sanh lo cốt chẳng lo b́….”
2-/“Chi Pháp đă ra đi”
ư nghĩa ǵ?
Có hai nghĩa trắng và đen:
a/- Chi Pháp
là một trong ba chi của Hiệp Thiên Đài do bốn vị Thời Quân Tiếp
Pháp, Khai Pháp, Hiến Pháp, Bảo Pháp đảm nhiệm. Vị thời Quân chi
Pháp cuối cùng là Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức. Ngài Hiến Pháp
đảm nhận Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài sau cùng. Ngài Hiến Pháp Qui
Thiên trong thời điểm miền nam Việt Nam thay đổi chánh trị
(1975). C̣n lại các thời Thời Quân chi Đạo lên tiếp tục cầm
quyền Đạo. không bao lâu th́ nền đạo bị tan ră, bị một số chức
sắc lập Hội Thánh thống
nhứt mới đảo chính giải thể HÀNH CHÁNH ĐẠO đưa cơ đạo suy
vong đến nay.
b/- Nghĩa thứ hai là nền
Đại Đạo không c̣n tôn trọng Luật Pháp.
Cơ Đạo hiện tại suốt 40 năm qua được điều hành bằng Lịnh. Lịnh
th́ không bao giờ đồng bộ với Luật. Nên Chức sắc Chức việc
và Đạo hữu không biết đâu là đúng đâu là sai. Lịnh th́ cấp trên
và cấp dưới không khớp nhau. Phép vua thua lệ làng. Lịnh th́
tiền hậu bất nhứt, nhơn sanh không biết đường đâu mà tính. V́
vậy, mỗi khi gặp chức sắc, đạo hữu luôn nơm nớp sợ lo không yên
tâm không biết sẽ có ǵ không, v.v… Từ đó bức tường vô h́nh ngăn
cách chức sắc và tín đồ được dựng lên….
3/- Ư thứ ba là trong
Thánh ngôn Thầy và các Đấng đă nói trước:
“Nơi
đàn nào mà khác hơn Thánh Giáo và bày biện nhiều trái cách, th́
Đạo hữu không phép tham dự”.
Tại Sao?
Đức Chí Tôn giải rơ: “Thầy
cho các con hay rằng: Đại Lễ Ṭa Thánh chẳng hoàn toàn theo cách
thức dạy trước đây th́ khá biết rằng, có tà quái chứng mà thôi
nghe.”.
Hai câu Thánh Ngôn này được Trang Cao Đài tùng Đạo Pháp trích
đăng mới đây trên mạng xă hội để nhắc nhở cho các bạn Đạo chưa
có dịp đọc đến để nghiên cứu.
Rơ ràng khi Thầy không giáng th́ tà quái giáng không hề sai vậy.
Chúng ta cưỡng cầu đi
chầu lễ các nơi ấy tưởng rằng khi dâng cả thể xác, tinh
thần và trí khôn và linh hồn (Tam Bửu) của ta lên cho Chí Tôn,
nào dè tà quái hay chúa quỷ nhận, coi như ta làm nô lệ cho chúa
quỷ mà không hay biết.
Chúa quỷ sử dụng tam bửu của ta dâng lên làm khí cụ hại nhơn
sanh xa Đạo. Chúa quỷ làm cho nhơn loại ghét nhau, làm cho nhơn
loại diệt hóa, làm cho xă hội bất công, làm cho xă hội ích kỷ
như trường đời thế tục. đầy tham lam ích kỷ hẹp ḥi.v.v.
Nh́n lại hành tàng của các chức sắc hành Đạo hiện nay, ta không
thấy họ dạy nhơn sanh biết tùng Luật Pháp, không thấy họ dạy
thương yêu, không thấy họ gần gũi với nhơn sanh v.v. Chứng tỏ họ
đang làm nô lệ cho tà quái đó vậy. Chúng ta hăy thương xót họ
chứ đừng nên oán trách họ v́ họ đă đi vào con đường tà Đạo mà
tưởng ḿnh chánh giáo.
Xin mượn câu Thánh Ngôn sau đây làm lời kết.
“Tu
hành vẫn trái với thế tục, mà trái với thế tục mới đặng gần ánh
thiêng liêng. Thầy thấy nhiều, tu cũng muốn tu mà thế tục cũng
không muốn chừa bỏ. Thế tục là nét d́u dắt cho mất tánh thiêng
liêng. Phải lấy nghị lực cang tâm mà kềm chế, th́ cái lối diệt
vong mới chẳng làm uổng công phu hành Đạo cho.
Áo dà cũng muốn mặc, giày đạo cũng muốn mang, muốn đứng trước cả
nhơn sinh để cho họ biết ḿnh hướng Đạo. đường Tiên cũng lấp
lững, nguồn thánh cũng toan vào mà thấy bạc rơi cũng chẳng bỏ,
lợi mún chẳng từ, mượn danh Đạo mà tạo dành ḿnh, vô Thánh điện
mà hơi tà c̣n phưởng phất. muốn cho nhà thiệt cao, áo thiệt tốt,
mượn lốt cọp dọa cáo bầy, bụng trống rỗng, túi thâu đầy toan làm
thầy lũ dại.
Ôi, lốt Đạo, lốt Đạo! Thầy buồn cho trẻ ngây, chẳng c̣n biết làm
sao đem Thánh giáo vào tai chúng nó được.
Thầy nhớ xưa, kẻ mộ Đạo chịu ngàn cay muôn đắng, biết có người
mà chẳng biết nhọc ḿnh, giày gai áo bả, đội nguyệt mang sao,
gió trước lọt cḥi tranh mưa sau hư giạu lá, bần hàn chẳng quản,
tay trắng d́u người, một mảy không bợn nhơ, mới có thể lập ngôi
cho ḿnh đặng, có đâu lấy của lấn nhân mượn quyền xua đức, kẻ
chân thành lấn mặt, đứa tà mị áp vào, rồi cúm núm mang ho tà rồi
nói rằng thờ chánh giáo
”.
Sao nh́n lại thiệt quá đúng cho h́nh tượng của một chức sắc thời
hiện đại. Thầy nói tiếp :
“Thầy
bây giờ chỉnh để phú Thiên điều hành Luật, ai biết nguồn cội vội
sửa ḿnh; mới mong tránh khỏi lũ tà ma, mà đi cho cùng bước Đạo.”
Nam mô Cao đài
Tiên Ông đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Thánh Địa, ngày 15 tháng 12 năm 2020.
Lê Thị Minh Trang
Ghi chú: hai h́nh câu
Thánh Ngôn đính kèm là trích trong bài biết của facebooker
“Cao đài tùng
Đạo Pháp”