ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

 Chủ đề: Bạn đă thực sự hiểu đạo Cao Đài chưa? 

Bài 5: Không có Hiệp Thiên-Đài

môn đệ Cao Đài tu có thành chánh quả hay không?

 

       Chín mươi phần trăm (90%)  người tín hữu Cao Đài cứ nghĩ rằng ai làm sai mặc kệ họ, ta không làm sai là được rồi. Cho nên không phản ứng trước cái sai của người khác nhất là của lănh đạo hội thánh. Từ đó mặc định cái sai đó không dính líu đến chúng ta. Chúng ta cúi đầu chấp nhận thi hành những cái sai đó. Vậy có phải  chúng ta trở thành đồng phạm không? Chúng ta là người chịu trách nhiệm của những hậu quả cho chính chúng ta gặp về việc chấp hành này.. 

       Câu hỏi không có Hiệp Thiên Đài các môn đệ của Đức Chí Tôn có bị thiệt tḥi hay không? Đă không được ai phân tích và giải thích đầy đủ cho người ít học hay mới vào Đạo hiểu rơ. Hôm nay tôi xin mạn phép có đôi hàng t́m hiểu và phân tích điều này: 

       Câu khẳng định đầu tiên của chúng tôi là vô cùng bị thiệt tḥi mời quư đồng đạo xem những phần dẫn chứng sau đây: 

       Theo Pháp Chánh Truyền th́ Hiệp Thiên Đài có hai nhiệm vụ: Nhiệm vụ thiêng liêng và nhiệm vụ phàm trần (hữu h́nh). Xem lại Thánh Ngôn và Pháp Chánh Truyền chú giải.  

       Mất cả hai nhiệm vụ này. Đạo Cao Đài bước ngược trở về con đường MÊ TÍN. V́ bản thân ḿnh không tự định phận được cho ḿnh.  Lúc đó Đạo Cao Đài đă đi trở về thời kỳ 500 năm trước công nguyên.

       Đức Giáo-Tông làm thế nào mà thông công cùng Tam Thập Lục- Thiên, Tam-Thiên Thế-Giái, Lục Thập Thất Địa cầu và Thập-Điện Diêm Cung mà cầu rỗi cho các Tín-đồ ?

       -. Người phải đến Hiệp-Thiên-Đài cầu huyền diệu cơ bút mới đặng. Xin trích lục ra đây, đoạn Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài nói về việc ấy : “Lại nữa Hiệp-Thiên-Đài là nơi của Giáo-Tông thông-công cùng Tam Thập Lục-Thiên, Tam Thiên-Thế-Giái, Lục-Thập-Thất-Địa-Cầu, Thập Điện Diêm-Cung mà cầu siêu cho cả nhơn-loại”.

       Ấy vậy về phần Thiêng liêng là phần Đạo, th́ Ngài chẳng có quyền hành chi hết, dầu cho dâng sớ cầu điều chi cùng Bát Quái-Đài, th́ cũng phải do nơi Hiệp-Thiên-Đài cả. 

       Hiệp-Thiên-Đài là trung-gian đề liên hiệp Giáo-Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. 

       P.C.T.- Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn. 

       C.C.- Hễ nói về phần xác là nói phần hữu-h́nh, mà nói về phần hữu h́nh của chúng-sanh tức là nói về phần Đời. C̣n như nói về phần hồn tức là phần Thiêng Liêng ấy là phần Đạo.

       Trên đây Thầy đă nói rằng; Có quyền d́u dắt trong đường Đạo và đường Đời, th́ Thầy đă chỉ rơ rằng, có quyền d́u dắt cả các con cái của Thầy trên con đường đạo đức của chính ḿnh Thầy khai tạo và trên con đường Đời

       P.C.T. Lại nữa, Hiệp-Thiên-Đài là nơi của Giáo Tông đến thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa cầu, Thập Điện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả nhơn-loại.

       Cửu Trùng Đài là Đời, mà Hiệp Thiên Đài là Đạo, cho nên buộc Đời phải nương Đạo mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn sanh chuyển cơ tạo hóa. Cái hệ trọng là nếu không có Hiệp Thiên Đài th́ không có Đạo, Trời Đất qua chớ Đạo không qua, nhơn loại tuyệt chớ Hiệp Thiên Đài không tuyệt.

       P.C.T.- Thầy đă nói sở dụng Thiêng Liêng? Thầy cũng nên nói sở dụng phàm trần của nó nữa.

       C.G. Sở dụng Thiêng Liêng là Hiệp Thiên Đài, làm trung gian của Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nghĩa là: trung-gian của Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài; v́ Cửu Trùng Đài cầm quyền độ rổi, c̣n Bát Quái Đài cầm quyền siêu-rỗi. (Hay) Cả chơn thần toàn trong thể giái đặng tương hiệp nhau chỉ phải nhờ nơi cửa Hiệp Thiên Đài, ấy là phần Thiêng Liêng; c̣n phần phàm trần th́ cầm quyền luật lệ, cũng như Đạo có phép Thiên Điều, mà ǵn giữ công-b́nh Thiêng Liêng cơ tạo, chế Ba nguơn Tranh Đấu (2) ra nguơn Bảo Tồn (2) làm cho nhơn loại đặng ḥa b́nh, lánh xa cơ tự diệt (Hay).

       Phần phân tích:      

       Trong đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn lập cho buổi Tam Kỳ này gồm có đủ ba đài là: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài. Bát Quái Đài thuộc về phần vô vi chưởng quản cho nên chúng ta sẽ không nhắc trong bài viết này. Chúng ta chỉ nhắc đến vai tṛ nhiệm vụ của hai đài hữu h́nh là Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài. 

       1. Vai tṛ Cửu Trùng Đài là để dắt dẫn con cái của Đức Chí Tôn tu học theo pháp luật của Đại Đạo. Cửu Trùng Đài đứng đầu là Giáo Tông. Theo Pháp Chánh Truyền: Giáo tông chỉ có quyền về phần xác chứ không có quyền về phần hồn. Giáo Tông không thể giúp ích cho linh hồn con cái Chí Tôn được. Nếu theo đuổi tu hành do Cửu Trùng Đài duy nhất dắt dẫn về phần hữu h́nh chúng ta vẫn có thể lần lượt thăng phẩm leo lên đến ngôi Giáo Tông. Chuyện này là thật. Dù có leo được đến đấy, chúng ta cũng chỉ quanh quẩn nơi mặt thế gian này mà thôi, không bao giờ thoát tục.

 

       2. V́ không có Hiệp Thiên Đài, nên hai kỳ phổ độ Nhất và Nhị kỳ, dù con người c̣n chất Thánh nhiều hơn chất Phàm, nhưng Tam Giáo và Ngũ Chi chỉ phổ độ được có 8 ức nguyên nhân mà thôi, tức là chưa được một phần mười của số nguyên nhân c̣n sót lại. Nhiệm vụ của Tam Kỳ Phổ Độ phải đảm nhận. Nếu không có Hiệp Thiên Đài, đạo Cao Đài không khác ǵ các tôn giáo trong Tam giáo và Ngũ chi của thời kỳ Nhị Kỳ Phổ Độ.

 Phải chăng đây là một bước đi thụt lùi của Đại Đạo hay nói rơ hơn là đạo bị thoái hóa trở về thời kỳ kém văn minh cách trước đây 2.500 năm? 

       3. Nói về luật pháp th́ Pháp Chánh Truyền Chí Tôn ban cho nhân loại, một dấu phẩy cũng không được thêm bớt. Thầy chia quyền của thầy ra cho hai người làm chủ của hai đài hữu h́nh nắm giữ có nghĩa là phần hữu h́nh của đạo Cao Đài dứt khoát phải có Cửu Trùng Đài và hiệp Thiên Đài. Nếu phế đi một đài là chống lại Pháp Chánh Truyền tức là chống Chí Tôn. Nói nôm na là chống Trời như vậy th́ thử hỏi Chí Tôn và các đấng Thần Thánh Tiên Phật có đồng ư phổ độ những đứa con cái nghịch ngợm chống lại Chí Tôn hay không? Chúng ta có thể tự trả lời điều này không cần ai phải nói giúp ḿnh. 

       4. Theo Đạo Luật năm Mậu Dần 1938 phần Ṭa Đạo là có ghi rơ những tội danh và những h́nh phạt tương ứng. 

       Tội danh chống lại Pháp Chánh Truyền hay phạm pháp chính truyền tất cả đều bị định tội bằng khung h́nh cao nhất là Đệ nhất h́nh. H́nh phạt này, những người phạm tội đó phải bị án trục xuất ra khỏi Đạo Cao Đài.

        Nhiều người tưởng rằng đạo Cao Đài trục xuất tôi th́ tôi qua bên các tôn giáo khác. Đây là một sự hiểu lầm vô cùng, và thật là vô cùng trầm trọng. Các tôn giáo khác đều lănh lịnh của Chí Tôn. Một khi Chí Tôn đă không nh́n nhận rồi th́ không một tôn giáo nào dám nhận nhận. Sau khi bị án trục xuất do phạm khung h́nh đệ nhất của Đức Lư Giáo Tông th́ chúng ta sẽ ung dung tự tại sống theo ư ḿnh ở một nơi không bao giờ có tôn giáo nơi đó ai cũng biết là Bắc Cư Lưu Châu. 

       Một nhầm lẫn vô cùng quan trọng nữa là: Chúng ta ngụy biện ở phần hữu h́nh rằng tôi v́ bảo vệ tôn giáo của Chí Tôn cho nên phạm pháp chánh truyền, chắc chắn Chí Tôn sẽ ân xá không bắt tội.  Không đâu người xử phạt chúng ta không phải là Chí Tôn hay là Chư Thần Thánh Tiên Phật nào khác. Chính chúng ta định án cho chúng ta. Định tội cho chúng ta là ta chớ không phải các đấng. Trong bài thuyết đạo Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, các đấng c̣n lo sợ cho chúng ta tự định án quá nặng theo lời giảng của Đức Hộ Pháp trong con đường thiêng liêng Hằng Sống. 

       5. Hiệp Thiên Đài là con đường thông công giữa Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài. Khi không có Hiệp Thiên Đài, con đường thông công đó bị cắt đứt. Nói gọn hơn, cũng như cây cầu bắc qua sông, nếu không có cây cầu th́ chúng ta đến bờ sông bên này ngó về bên kia mà không cách nào qua bên đó được.

       Hiệp Thiên Đài được giao quyền bảo tồn chơn pháp. Dựa theo h́nh luật của đức Lư Giáo Tông mà ra bản án trị tội hữu h́nh để cho nhơn sanh bị phàm trị rồi sẽ không c̣n bị Thiên trị nữa. Ân huệ to lớn này hiện nay đạo Cao Đài ngoài pháp chính truyền đang nắm quyền nền đại đạo tự phế bỏ. 

       6. Với các phân tích trên đây, chúng ta tự trả lời được câu hỏi nếu không có Hiệp Thiên Đài th́ các môn đệ của Chí Tôn có bị thiệt tḥi hay không? 

       Một câu hỏi khác, khi đă biết được nền Đại Đạo của Đức Chí Tôn không có Hiệp Thiên Đài nhơn sanh chịu một sự thiệt tḥi rất lớn. Thực tế, Tôi không bỏ Hiệp Thiên Đài, chính Hiệp Thiên Đài không thể hành xử được phận sự của ḿnh, chúng sanh hiện tại phải nương vào đâu để tránh thiệt tḥi như câu hỏi đă đặt ra?

       Câu hỏi này dường như cho thấy đạo đang trong ṿng bế tắc?

       Thật ra mỗi cá nhân có thể tự định phận cho ḿnh. Cái định phận đầu tiên là chúng ta chỉ tùng luật pháp của Đại Đạo chứ không nên tùng lịnh của cá nhân chức sắc. Tùng luật pháp của Đại Đạo th́ mỗi người có một cách. Nói chung tất cả các cách đó có chung một điểm là khi ta đứng ngoài sự phá hoại luật pháp của đại đạo do một số người chủ trương để chờ Thầy, chúng ta đă ǵn giữ được luật pháp. 

       Bài viết phân tách đến đây cũng khá đầy đủ. Tự mỗi cá nhân của ḿnh nhận định là chúng ta tu theo một mối đạo cố t́nh vi phạm pháp chính truyền là có bị thiệt tḥi hay không?  Không ai xúi giục không ai rủ reng cũng không ai ép buộc bạn phải làm những ǵ mà bạn thấy vừa ư ḿnh. 

       Trong kỳ tới chúng tôi sẽ phân tích bài viết không có cơ bút chúng ta vẫn có thể tránh cách cầu phong thăng thưởng phàm trần không? Xin cảm ơn tất cả quư bằng hữu đă đọc hết bài viết.

       Kính mong quư bằng hữu có ư kiến hoặc là phản biện bài viết trên đây để chúng ta cùng thảo luận.

Nay kính

Nguyễn Tâm

 

 

 

 

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000