Khánh Ly hát cho quê hương
?
Bùi văn Phú
Khánh Ly, cùng Thanh Thúy và Hoàng Oanh, là vài nữ ca sĩ vang
danh thời Việt Nam Cộng ḥa đă ra đi vào thời điểm 30-4-1975. Cô
lênh đênh ra biển như nhiều người di tản khác, như hàng triệu
người vượt biển về sau.
Ở lại để làm chứng nhân cho đổi thay của đất nước có Lệ Thu,
Thái Thanh, Thanh Lan, Lê Uyên, Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương
Hồng Quế, Hương Lan, cũng là những giọng hát nữ có chỗ đứng
trong làng âm nhạc miền Nam. Nhưng chỉ vài năm sau cuộc đổi đời,
những tiếng ca đó cũng vượt bay khỏi quê hương, bằng thuyền hay
các phương tiện khác.
Từ những ngày đầu định cư tại Mỹ, Khánh Ly thường xuất hiện
trong các chương tŕnh ca nhạc của người Việt tị nạn, bắt đầu ở
California, đến các tiểu bang Hoa Kỳ và nhiều quốc gia có đông
người Việt định cư.
Người Việt yêu Khánh Ly v́ giọng hát đó gắn liền với những ca
khúc của Trịnh Công Sơn. Mới đến Mỹ chưa tṛn một năm, cô đă
phát hành băng cát-sét chủ đề “Như cánh vạc bay” gồm 17 ca khúc
nhạc Trịnh.
'Biết đâu nguồn cội'
Nhiều người cảm mến Khánh Ly, nhất là giới trẻ của thế hệ
1965-75 dù là sinh viên nơi sân trường đại học hay anh lính trẻ
ngoài tiền đồn, v́ giọng hát đó in đậm trong họ những lời thở
than, rũ rượi buồn cho thân phận quê hương, qua những “Ca khúc
da vàng” vang vang từ các quán cà-phê nơi thị thành đến thôn
làng xa xôi, qua những bài hát về chiến tranh nhưng mang đầy
tính nhân bản.
Khánh Ly và một người hâm mộ tại Hoa Kỳ
Ra hải ngoại, cô xuất hiện trong những chương tŕnh văn nghệ với
“Diễm xưa”, “Biển nhớ”, “Hạ trắng” là những bản t́nh ca vang
danh một thuở, đưa người nghe về khung trời kỷ niệm với nhiều
yêu thương. Kết thúc phần biểu diễn của ḿnh, nhiều khi cũng là
kết thúc chương tŕnh, Khánh Ly thường hát “Biết đâu nguồn cội”,
hay yêu cầu khán giả cùng vỗ tay đồng ca “Gia tài của Mẹ” để
nhắc nhở người nghe về cội nguồn, về quê hương cũ với những điều
rất thật như trong ca từ.
Tôi ru tôi giữa đời, ơi a biết đâu nguồn cội
Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài…
Sau 30-4, với người trong nước Khánh Ly c̣n như một huyền thoại.
Qua biến cố di tản kinh hoàng của cả trăm ngh́n người bỏ nước ra
đi, kẻ mất người c̣n nào ai biết được, nên ở quê nhà đă loan
truyền những tin đồn Phạm Duy, Khánh Ly vùi thây trong ḷng biển
cả.
Khánh Ly không chết trên biển. Được tàu Mỹ vớt từ xà lan, đưa
đến đảo Wake trên Thái B́nh dương, ở đó cô bắt đầu đời ca hát
lưu vong với những đêm hát cho đồng bào nghe.
Trong nước, nhiều người tưởng Khánh Ly đă chết thật. Cho đến một
sáng sớm hay chiều tối, khi lén lén nghe đài BBC, đài VOA và gặp
lại giọng hát xưa, với những lời ca như nói lên giùm họ hoài
niệm về một thành phố nay đă đổi tên:
Sài G̣n ơi tôi đă mất người trong cuộc đời
Sài G̣n ơi thôi đă hết thời gian tuyệt vời…
[Sài G̣n ơi vĩnh biệt, Nam Lộc]
Sài G̣n ơi! Ta mất người như người đă mất tên
Như gịng sông nước quẩn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa ḷng
Ta nhủ thầm em có nhớ không…
[Sài G̣n niềm nhớ không tên, Nguyễn Đ́nh Toàn]
Nói giùm mơ ước
Tên tuổi của Khánh Ly gắn liền với nhiều ca khúc tự
tình dân tộc
Khánh Ly đă đi vào ḷng người hải ngoại, cũng như người ở quê
nhà qua những ca từ như viết cho chính họ, nói lên giùm họ những
mơ ước, nhớ nhung, hoài niệm cùng với nỗi đau.
Những sáng tác của Nguyễn Đ́nh Toàn, Nam Lộc, Trầm Tử Thiêng,
Việt Dzũng, Châu Đ́nh An, Hà Thúc Sinh đă trở thành lời kinh quê
hương, về thân phận người Việt sau 30-4, cũng như ca từ của nhạc
Trịnh khi đất nước c̣n chiến tranh, mà giọng hát Khánh Ly đă
không thể tách rời.
Hàng triệu người có cha anh trong trại học tập cải tạo, có thân
nhân vượt biển làm sao quên được “Một chút quà cho quê hương”,
làm sao không khỏi xao xuyến ḷng khi nghe “Đêm chôn dầu vượt
biển” hay “Lời kinh đêm”:
Thuyền trôi xa về đâu ai biết
Thuyền có về ghé bến tự do
Trời cao xanh hay trời oan nghiệt
Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ...
[Lời kinh đêm, Việt Dzũng]
Sau tháng Tư 1975 Việt Nam trở thành một nhà tù lớn. Tự do bị
siết lại. Khánh Ly gửi về những lời ca là mơ ước, trông mong, là
hy vọng, ủi an khi người ở lại biết được người ra đi vẫn luôn
nhớ đến họ trong chốn ngục tù tối tăm:
Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta
Người ấy ở trong tù…
Ai trở về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
Tự do, tự do và nhiều lắm
Nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù
Chia bớt chút buồn lo…
[Ai trở về xứ Việt, thơ Minh Đức Hoài Trinh, nhạc Phan Văn
Hưng]
Cả triệu người lao ra biển đi t́m tự do giữa cái chết, t́m sự
sống giữa thủy thần nên ai từng là thuyền nhân mà không rưng
rưng buồn theo lời ca:
Tự do ôi tự do tôi trả bằng nước mắt
Tự do ôi tự do anh trao bằng máu xương
Tự do hỡi tự do em đổi bằng thân xác
V́ hai chữ tự do ta mang đời lưu vong…
[Xin đời một nụ cười, Nam Lộc]
Khánh Ly đặt nhẹ những lời ca đó vào ḷng người, qua sân khấu
trước hàng ngh́n khán giả ở nhiều nơi trên thế giới, từ
California sang Texas, Paris đến Melbourne, Berlin, Moscow; qua
băng cát-sét, VCR, CD, DVD cất giữ trong nhà như món quà tinh
thần được trân quư măi trong tim.
Liệu buổi hòa nhạc có diễn ra hay không?
Phản ứng trước chuyến đi
Sự kiện Khánh Ly về Việt Nam hát gây ngạc nhiên và phản đối từ
một số người, bởi v́ cô đă như một biểu tượng cho tính nhân bản,
cho tự do, cho khổ đau và hy vọng của dân Việt, xa xứ hay ở quê
nhà. Đă bao nhiêu lần cô đă thay họ nói lên những suy tư, tuy
của riêng cô, nhưng là của chung nhiều người hải ngoại.
Nhiều ca sĩ đă về hát – Thanh Tuyền, Lệ Thu, Hương Lan, Giao
Linh – và ai cũng biết để được hát trên quê hương sẽ không thoát
khỏi sự kiểm duyệt của quan chức văn hoá, tư tưởng. Các ca khúc,
kể cả phát biểu, phải được duyệt trước khi biểu diễn. Sự trở về
của Khánh Ly như thế có phải là chấm dứt một đời “hát ca rất tự
do”, kể từ ngày cô đứng bên Trịnh Công Sơn ở sân cỏ quán Văn.
Về Việt Nam, Khánh Ly chỉ có một sô duy nhất tại Hà Nội tối 9-5,
với giá vé vượt quá tầm với của người dân muốn đến nghe cô hát.
Điều đó không như mơ ước của cô. Trong đĩa nhạc “Khánh Ly 30 năm
- một đời Việt Nam” cô có nói rằng: “Cũng như mọi người, tôi mơ
ước được trở về, được hát tại Việt Nam, hát một cách tự do trên
cả ba miền.”
Cuối năm 2012, tưởng cô đă về rồi cô lại không về. Khi đó, trước
tin Khánh Ly có giấy phép biểu diễn trong nước, nhiều báo chính
thống đăng bài bơi móc đời tư, bôi bẩn tư cách của cô. Không
biết có phải v́ thế mà cô không về. Lần này dư luận trong nước
đă lắng xuống.
Tại hải ngoại, cả tháng qua trên báo chí, sóng phát thanh và các
diễn đàn có nhiều ư kiến bênh cũng như phản đối việc cô trở về
hát.
Riêng San Jose có chương tŕnh ca nhạc chủ đề “Đêm nhớ về Sài
G̣n” diễn ra tối 30-4-2014, ban đầu quảng cáo có Khánh Ly góp
mặt. Nay ban tổ chức đă quyết định rút tên cô ra khỏi chương
tŕnh.
Tôi yêu nhạc Trịnh và mê giọng Khánh Ly từ những ngày c̣n ở quê
cũ và luôn t́m nghe cô tại hải ngoại. Đến nay cuộc đời ca hát ở
nước ngoài đă dài gấp mấy lần thời gian cô hát ở quê nhà và
giọng hát của cô tuy đang tàn úa theo tuổi đời đă 70, có lẽ cô
không c̣n hát lâu được nữa, nhưng tôi, và nhiều người khác, vẫn
yêu mến Khánh Ly v́ cô chính là ḿnh, v́ cô đă làm chúng tôi
rung động, thổn thức với nhịp thở của quê hương, của con người
Việt Nam qua nhiều giai đoạn buồn đau nhất của đất nước.
Nếu chỉ trở về để được hát trên quê hương th́ hành tŕnh đó
không mang trọn vẹn ư nghĩa, “Khánh Ly hát cho quê hương” mới
thực là Khánh Ly đă từng đi rong hát trong nửa thể kỷ qua.
Mong cô sẽ hát “Gia tài của mẹ” trên quê hương Việt Nam, như cô
đă cất tiếng với bài ca đó trên mảnh đất thân yêu từ nửa thế kỷ
trước và trong suốt 39 năm qua ở hải ngoại. Bài này, trên mạng
có Khánh Ly hay chính Trịnh Công Sơn ôm đàn hát và ở mỗi nơi đă
có vài trăm ngh́n lượt nghe.
Bài hát mà tới nay ca từ vẫn đúng và rất hiện thực khi đất nước
đang cần tinh thần ḥa giải, hoà hợp dân tộc.
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn…
Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên mầu da
Con chớ quên mầu da nước Việt xưa
Mẹ trông con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha quên hận thù.
Nhạc Trịnh có hai bài đồng dao rất phổ biến trước năm 1975. Bài
“Nối ṿng tay lớn” c̣n vang vang trên quê hương. Mong Khánh Ly
sẽ đem “Gia tài của Mẹ” vào ḷng người Việt trong chuyến trở về.
Hay đó vẫn chỉ là giấc mơ của cô, của tôi và của cả dân tộc?
Nguồn BBC