HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG
& HỘI YẾN
DIÊU TRÌ
HT.Phạm văn Khảm
Giữa hai tiệc Bàn Đào: Hội Yến Diêu Trì Cung và Hội Yến Diêu Trì
có
những điểm khác nhau như
sau:
1/ VỀ DANH XƯNG:
*Số chữ:
Hội Yến Diêu Trì Cung (5 chữ)
Hội Yến Diêu Trì
(4 chữ)
*Xuất xứ danh xưng:
a/ Hội Yến Diêu Trì Cung:
“Theo cổ luật, người tu khi đắc đạo, chơn hồn được về DiêuTrì Cung hưởng
Hội Yến Bàn Đào.Tiệc nầy được gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung,
vì tiệc được đặt tại Cung Điện bên cạnh ao Diêu Trì, nơi
Đức Phật Mẫu ngự ở tầng trời thứ 9 . Nơi đây, chơn hồn được ăn
quả Đào Tiên và uống Tiên Tửu mới được nhập vào cõi Thiêng Liêng
Hằng Sống, gọi là Nhập Tịch. Đó là Bí Pháp…”
(Đức Hộ Pháp thuyết đạo đêm 15 tháng 8 năm Kỷ Sửu-1949)
b/ Hội Yến Diêu Trì:
“Ngày nay, thời Tam Kỳ Phổ Độ, thời Hạ Nguơn Mạt Pháp, với đặc
ân Đại Ân Xá kỳ III, Đức Chí Tôn quyết định tận độ con cái của
Ngài, thay vì đặt Bí Pháp ấy cao tận Diêu Trì Cung,
Ngài buộc Phật Mẫu phải đến thế gian để Bí Pháp Hội Yến
Diêu Trì ( không có chữ CUNG ) tại cửa Đạo nầy cho con cái
của Ngài giải thoát. Ấy là Bí Pháp Thiêng Liêng, duy chỉ có tay
Ngài định Pháp ấy mới đặng.”
( Đức Hộ Pháp thuyết đạo tại Đền Thánh ngày 15-8- Kỷ Sửu-
1949 )
c/ Tác giả danh xưng Hội Yến Diêu Trì:
Cũng trong bài thuyết đạo nói trên, Đức Hộ Pháp kể lại
rằng: Đức Chí Tôn dạy sắp đặt cái tiệc ấy để đãi 10 Đấng vô
hình: Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương. Phần hữu hình có 3 vị :
Thượng Sanh, Thượng Phẩm và Hộ Pháp.
Bần Đạo mới hỏi: Tiệc nầy là tiệc gì ?
Đức Chí Tôn đáp: HỘI YẾN DIÊU TRÌ ( không có chữ CUNG)
d/ Kinh sách Đạo đã được Hội Thánh kiểm duyệt cũng dùng
danh xưng HỘI YẾN DIÊU TRÌ điển hình như:
*Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp
*Đạo Sử Toàn Tập: Tác giả Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu.
2/ VỀ KHÔNG GIAN:
*Hội Yến Diêu Trì Cung: được tổ chức ở tầng Trời
thứ 9 (Tầng trời Tạo Hóa Thiên), tại Diêu Trì Cung, nơi Đức Phật
Mẫu ngự.
*Hội Yến Diêu Trì:được tổ chức nơi cửa đạo Cao Đài
tại Điện Thờ Phật Mẫu (Báo Ân Từ) đối diện với Bá Huê Viên, theo
lịnh của Đức Chí Tôn.
3/ VỀ THỜI GIAN:
*Hội Yến Diêu Trì Cung: Không ấn định thời gian
, chỉ mở tiệc khi nào ở trần gian có người tu đắc đạo, Chơn hồn
trở về bái kiến Đức Phật Mẫu, trong tiệc nầy Chơn hồn người đắc
đạo được ăn quả Đào Tiên, uống Tiên Tữu, gọi là Bí Pháp Nhập
Tịch, nghĩa là được nhập vào cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
*Hội Yến Diêu Trì : Thời gian được ấn định rõ
ràng, chỉ tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng 8 Âm Lịch.
4/ VỀ THÀNH PHẦN THAM DỰ:
*Hội Yến Diêu Trì Cung: Không có tài liệu đề cập
*Hội Yến Diêu Trì: Chư vị tham dự gồm có Đức Phật
Mẫu, Cửu Vị Nữ Phật, Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng
Sanh.
5/ VỀ BÍ PHÁP:
*Hội Yến Diêu Trì Cung: Độ rỗi Chơn hồn của những
bậc chơn tu đắc đạo ở trần gian được nhập vào cõi Thiêng Liêng
Hằng Sống
*Hội Yến Diêu Trì: Độ rỗi Chơn hồn được siêu thăng
trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống cho tất cả các tín đồ tùng thị
Pháp Điều Tam Kỳ Phổ Độ với ơn cứu độ Đại Ân Xá Kỳ III của Đức
Chí Tôn.
KẾT LUẬN
Những dẫn chứng nêu trên mặc dù ngắn gọn nhưng thiết nghĩ
cũng đủ cho chúng ta nhận rõ cái đúng, cái sai của vấn đề cần
xét lại. Có điều đáng nói hiện nay, vài cơ sở đạo cũng như một
số đồng đạo vẫn dùng danh xưng Hội Yến Diêu Trì Cung thay vì Hội
Yến Diêu Trì …Chính vì vậy, họ đã làm mất đi cả nghĩa lẫn lý của
danh xưng. Đó là điều đáng tiếc còn lưu truyền trong cửa đạo!
Ngoài ra, chúng ta cũng cần để tâm về đời sống tu tập,
hiểu rõ chữ TU có nghĩa là SỬA. Thế nên biết sai mà không sửa
tất không hẳn là người tu vậy!
Hiền Tài Phạm văn Khảm
Cẩn bút