HẠNH PHÚC CÓ THẬT HAY CHỈ LÀ ẢO ẢNH?
Dương Xuân Minh
…Từ
lâu hai chữ "thiên tai" thường được hiểu theo nghĩa là tai nạn
do Trời gây nên. Xin thưa rằng không phải vậy. Ông Trời với đức
tính Đại Từ, Đại Bi, Đại Bác Ái,
th́ không thể đem h́nh phạt đến hại loài người vốn dĩ do
nơi Ngài sanh ra mà có…
...Tôn giáo đă đem kháng thể
THƯƠNG YÊU và CÔNG B̀NH cấy vào người cho cả chúng sanh. Những
người có được kháng thể đó th́ miễn dịch với Chiến Tranh và Dịch
Bệnh...
...Về toàn cảnh th́ việc t́m
HẠNH PHÚC luôn là vấn đề nhức nhối. Họ không hài ḷng. Và quyết
định đi t́m cái mất mới. Rồi lại phát sinh cái mất mới nữa, rồi
lại đi t́m, rồi lại mất… Cứ thế mà tiếp diễn. Vậy hạnh phúc do
con người cố gắng dành được bằng chiến tranh không bao giờ là
hạnh phúc thật. Con người luôn chạy theo cái ảo vọng và không
buông bỏ ích kỷ...
Trong cơn đại dịch kinh hoàng. Cả thế giới đang điên đảo hứng
chịu thiệt hại về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xă hội.
Tài sản quư nhứt là con người cũng không thể tránh khỏi tiêu
vong.
Lịch sử thế giới trên hành tinh này là một chuỗi dài của các
cuộc chiến tranh. Chiến tranh giết chết con người của những bên
đối địch. Chiến tranh từ Á sang Âu, Mỹ, Phi về không gian và
thời gian, từ tiền sử sơ khai không đại lục nào không có, không
thời gian nào không có. Chiến tranh từ thô sơ đến qui ước và
hiện đại đều do con người làm ra. Họ luôn nhân danh quyền lợi
của một nhóm người, một bộ
tộc người, một lănh thổ quốc gia, hoặc cả quần thể nhóm các quốc
gia; kể cả thí nghiệm một tư tưởng hay triết thuyết mới, những
tôn-giáo dị đồng để khơi dậy và gây chiến. Không có nhà làm
chiến tranh nào mà không tuyên bố t́m cái hay hoặc dành lại hạnh
phúc bị tước mất đem về cho toàn dân cả! Sau khi dành được kết
quả rồi th́ hạnh phúc đâu không thấy, nhưng có biết bao người
dân vô tội phải hy sinh cho cuộc thí nghiệm đó. Cùng lắm th́ họ
tuyên dương bằng lời lẽ vô hồn. Không thể nào bù đắp cho mất mát
cá nhân. Hai từ “Vạn tuế” và “Muôn năm” được các nhà cầm quyền
luôn mớm cho dân hô to chúc tụng. Nhưng không có triều đại nào
đạt được ngh́n năm. Những nhà gây chiến đó phải đi vào vết xe
chung là sụp đổ.
Nói chung, không có cuộc chiến nào có nghĩa cả. Họ dành được
hạnh phúc đem về cho một nhóm, một dân tộc, một chủ nghĩa; th́
lại gây đau khổ cho nhóm dân tộc, hay chủ nghĩa khác. Không một
chủ nghĩa hay lư thuyết chiến tranh nào có lợi cùng lúc cho cả
các bên tham chiến.
Đại dịch Virus Corona hay Covid-19 đă gây nên chết chóc cho
không biết bao nhiêu con người vô tội, làm thiệt hại cho biết
bao công sức con người gầy dựng. Cái chết và thiệt hại đó có thể
xem nó như là một trận chiến tranh. Những quốc gia từ văn minh
tiên tiến đến đang phát triển cũng đều tuyên bố: “Chống
dịch như chống giặc.”
Từ ngàn xưa cho đến cận đại là đệ-nhị thế-chiến, các cuộc chiến
đều có lực lượng hai bên dàn trận đánh. Bên này nhận diện rơ bên
kia. Cuộc chiến chống giặc Dịch Covid này lôi cả thế giới vào
cuộc. Không một quốc gia nào đứng yên hay bàng quan trung lập
xem thiên hạ đánh nhau: Cuộc chiến này đang đánh nhau với kẻ vô
h́nh. Kẻ thù không h́nh tướng, không nhận diện bằng mắt. Có thể
xem như cuộc chiến giữa Âm binh và Dương binh vậy.
Đây hẳn phải là cuộc Đại
Thế Chiến? Nếu không phải là cuộc chiến thế giới cùng chung tay
chống đỡ th́ gọi là ǵ.?
Sở dĩ tôi gọi đó là cuộc thế-chiến là v́ tất cả 99 % các
quốc gia trong đó có Việt Nam đều tuyên bố Covid-19 là giặc, là
kẻ thù vô h́nh. Một phần trăm c̣n lại (1%) có Trung Quốc chưa
nghe phán như vậy. Họ không xem đó là kẻ thù cần chống? Không
biết trên truyền thông chính thống của quốc gia hay mạng xă hội
của Trung Quốc xuất bản bằng tiếng Hoa có gọi như vậy không? Tôi
không đọc được tiếng Hoa. Chỉ nghe phát-ngôn-viên Bộ Ngoại Giao
Trung Quốc tuyên bố nguồn gốc con Virus này phát xuất từ Mỹ.
Trên truyền thông Trung Quốc bằng Tiếng Anh th́ tôi chưa thấy.
Nếu có huynh tỷ nào phát hiện tuyên bố này của Trung Quốc th́
tôi xin rút lại để tránh hiểu lầm. Một điều khiến ai cũng suy
ngẫm. Tại sao tuyên bố nguồn gốc Virus gây dịch này không do
ngành chuyên môn chức năng dịch-tể-học mà lại là một chuyên môn
khác là ngành ngoại giao? Tôi không rành về lănh vực dịch tể
học, nên không dám lạm bàn.
Dầu coi dịch Covid là kẻ thù, hay coi là bạn th́ quốc gia nào
cũng bị thiệt hại kinh tế, văn hoá, xă hội và con người cả thảy.
Trong bài viết này tôi tạm coi đại dịch Covid-19 là
Thiên-Tai. V́ trong
Tiên Tri của Đạo Cao Đài có nói đến “Hết chiến tranh giết nhau
đến dịch bệnh hoành hành”- TNHT.
Trước tiên xin thuyết minh một ư để tránh bị hiểu nhầm : từ
THIÊN TAI. Từ lâu
hai chữ Thiên Tai thường được hiểu theo nghĩa là tại nạn do Trời
gây nên. Xin thưa rằng không phải vậy. Ông Trời với đức tính Đại
Từ, Đại Bi, Đại Bác Ái,
th́ không thể đem h́nh phạt đến hại loài người vốn dĩ do
nơi Ngài sanh ra mà có.
Thiên Tai đích thực là tai nạn trong tự nhiên xảy ra. Nhưng
trong tự nhiên mọi việc đều luân chuyển hoạt động trong điều hoà
và trật tự. Thiên-Tai không tự nhiên mà có. Sóng Thần, Động Đất,
Lũ Lụt, Bảo Lốc…Dịch bệnh… cũng vậy
đều được xem là thiên-tai. Nhưng các hiện tượng đó đều là
hậu quả của sự can thiệp của con người vào thiên nhiên từ trước.
Vốn không có ai chịu trách nhiệm mà thôi. Khoa học đă chứng minh
điều này nên không cần tranh luận. Có thể tóm lược như sau: Khí
thải gây hiệu ứng nhà kính làm cho khí hậu nóng lên; Sóng Thần
do sụp lở ḷng đại dương tác động bởi khai thác nguyên nhiên
liệu tạo thành túi rổng; Lũ lụt do tàn phá rừng; hạn hán do xây
đập chặn; băo giông do sức nóng mặt trời không khí giăn nở thể
tích đột ngột thay đổi áp suất làm ḍng đối lưu cường độ mạnh
v.v.
V́ cái khổ của nhơn loại chúng sanh như đă lược kê vốn vô cùng
vô tận. Nơi cơi thiêng liêng, Đức Cha Trời và Chư Thần, Thánh,
Tiên, Phật thấy đau ḷng mà nhiều phen nhiều lược và nhiều kỳ
xuống thế khai Đạo cứu đời.
Trước đây, khái niệm khai-đạo cứu-thế tôi chỉ hiểu loáng thoáng
mơ hồ. Không thấy tính hữu dụng và xác thực của tôn-giáo nên rất
khó thuyết phục đức tin. Thời gian gần đây, trong cơn Đại Dịch
đang bùng phát, tôi mới thấy rơ được ư nghĩa của tôn-giáo cứu
thế. Cứu thế không phải đợi đại nạn xảy ra rồi mới cứu giúp như
đem thuốc cho người bệnh. Tôn giáo đă cứu-thế bằng cách làm sao
không cho đại nạn xảy ra. Ta có thể hiểu tương tự như là vắc-xin
ngừa không cho đại nạn xảy ra được.
Tôn giáo đă đem kháng thể THƯƠNG YÊU và CÔNG B̀NH cấy vào người
cho cả chúng sanh. Những người có được kháng thể đó th́ miễn
dịch với Chiến Tranh và Dịch Bệnh. Nhưng, ngày nay chúng sanh
lợi dụng tôn giáo không phải để học hỏi tấn hoá mà là để lừa mị
trục lợi riêng cho nhóm của ḿnh. Tôi nói như vậy có phần quá
lời v́ khi xă hội cũng có người tốt phải chịu oan. Nếu con người
thực hiện những điều Trời Phật dạy th́ chắc chắn không có chiến
tranh và dịch bẹnh. Dư luận xă hội cũng đă khách quan phân tích
ư này.
(Xem thêm bài "Đi chùa để làm ǵ?" trên VOA Tiếng Việt
tại đây).
Nh́n lại các cuộc chiến tranh vừa qua trong lịch sử Việt Nam.
Mỗi cuộc chiến có những nét đau khổ không giống nhau. Điều này
c̣n tuỳ người khởi xướng cuộc chiến chú trọng đến cái ǵ. Các
cuộc chiến dù với danh nghĩa ǵ cũng đều có nét chung là hai bên
lâm chiến là người khác quốc gia ṇi giống. Nhưng cuộc chiến gần
nhứt của Việt Nam th́ hai bên đối đầu cùng một dân tộc, một ngôn
ngữ, một ḍng máu, một giống ṇi. Nếu trước năm 1973 có người
ngoại quốc tham chiến th́ có thể hiểu cuộc chiến chống ngoại
xâm. Nhưng sau 1973, cuộc chiến vẫn c̣n, dù không có một bóng
dáng người nước ngoài nào trên lănh thổ. Người được th́ vui mừng
cho là chiến thắng, người mất th́ đau khổ cho là chiến bại.
Không một cuộc chiến nào bên mất th́ mất trọn vẹn, hay bên được
th́ được trọn vẹn. Những người Việt nam bỏ nước ra đi sau năm
1975 kết thúc chiến tranh, Đất nước được giải phóng sao lại phải
ra đi? V́ họ thấy bị mất mát. Người ở lại đất nước, người bỏ
nước ra đi đều có chung một mục đích là t́m cái họ mất. Chỉ tội
cho những con người bần cùng khốn khổ, họ biết bị mất cái ǵ
nhưng họ không thể ra đi v́ không có phương tiện. Những người
này dầu ở đâu cũng khổ. Chủ đề này sẽ được bàn đến trong một bài
viết khác.
Trong bài này chỉ bàn đến chủ đề cái HẠNH PHÚC mà cả
những người ra đi và ở lại đă t́m được hạnh phúc đích thực cho
ḿnh chưa? Tôi
không ở hải ngoại nên không hiểu rơ lắm. Theo dơi trên truyền
thông ghi nhận những người ra đi tuy t́m được cái ḿnh cần,
nhưng lại cảm thấy ḿnh bị mất mát mới.
Người trong nước cũng vậy, chiến tranh hết, cuộc sống b́nh yên.
Có được những cái ḿnh cho là mất trước đây, nhưng cảm thấy
không hạnh phúc trọn vẹn v́ gặp những mất mát mới.
Rốt lại cái hạnh phúc trong chiến thắng của người ở lại và cái
hạnh phúc của kẻ thất bại ra đi đều không có thật. Nó chỉ là
bóng dáng của hạnh phúc. Nó chỉ đúng một nơi nào đó, một lúc nào
đó. Về toàn cảnh th́ việc t́m HẠNH PHÚC luôn là vấn đề nhức
nhối. Họ không hài ḷng. Và quyết định đi t́m cái mất mới. Rồi
lại phát sinh cái mất mới nữa, rồi lại đi t́m, rồi lại mất… Cứ
thế mà tiếp diễn. Vậy hạnh phúc do con người cố gắng dành được
bằng chiến tranh không bao giờ là hạnh phúc thật. Con người luôn
chạy theo cái ảo vọng và không buông bỏ ích kỷ.
Tôi có hỏi một vài cháu trẻ đang trong tuổi đi học: Nếu được cấp
học bổng, Cháu có muốn đi học nước ngoài vào thời điểm này
không? Tất cả các cháu đều nhanh nhẹn trả lời ngay: Qua nước
ngoài được cái này, nhưng sẽ mất cái khác. Trước đây một tháng
thôi, các cháu c̣n ôm mộng t́m học bổng du học nước ngoài v́
tưởng tượng nơi đó là lư tưởng là thiên đường. Sau cơn đại dịch
lần này cháu thấy không nơi nào an toàn cả. V́ vậy cảm giác ở
lại quê nhà học tập là một lựa chọn mà cháu thấy hài ḷng và yên
tâm nhứt. Nhưng hiện nay cháu rất sợ. Các anh chị đă đi học hải
ngoại đều về Việt nam trốn dịch. Tại sao cháu phải ra đi t́m vào
nguy hiểm? Cháu không hiểu tại sao tŕnh độ tiên tiến của các
quốc gia Âu Mỹ mà con số thương vong quá lớn!!!
Rốt lại:
Hạnh phúc thật có hay không? Có thể t́m thấy không?
Nếu trả lời là có th́ t́m ở đâu và t́m bằng cách nào?
Nếu nói là không th́ thấy cuộc đời thật tối tăm và vô nghĩa. Tại
sao xă hội sanh tôi ra để phải chịu cảnh khổ không phương t́m
hạnh phúc.
“Nhà giàu cũng khóc” tên một bộ phim của Nam Mỹ sản xuất đă minh
chứng có nhiều tiền của không phải là hạnh phúc, có quyền lực
trong tay cũng không là hạnh phúc, có của cải nhiều cũng không
phải là hạnh phúc.
Nếu có các thứ ấy mà con người sống trong thù hận mạnh hiếp yếu,
bợ đỡ kẻ có quyền, miệt kinh người nghèo khó th́ hạnh phúc của
con người chỉ là ảo tưởng. Ta ăn có ngon không khi phần thừa c̣n
lại bao nhiêu đứa trẻ giựt giành? Ngồi ghế cao vui sướng không
khi dưới chân ta một đứa trẻ chăm chỉ khom mọp đánh bóng giày
cho ta?
Nhân mùa đại dịch xảy đến cho nhơn loại, nằm nhà cách ly. Ta suy
nghiệm ra được nhiều điều mới mẻ giúp ta có thể thay đổi nhân
sinh quan hay góc nh́n thù hận ra góc nh́n bác ái đại đồng. Ta
may mắn có một số lương thực tích luỹ được để tạm qua cơn dịch.
C̣n không ít người phải lo cái ăn hằng ngày. Chỉ một ngày ngưng
hoạt động là họ rơi vào cảnh đói. Dịch bệnh không chừa một ai,
không tư vị một ai. Mấy trăm ca bệnh làm ảnh hưởng cả xă hội
phải ngừng hoạt động gây thất thoát khủng hoảng kinh tế đều được
mang về từ các nước tiên tiến giàu có, bởi những con người
thượng lưu giàu có. Ta không trách họ. Nhưng ta cảm thấy giàu
sang và đói nghèo đều không có ǵ hạnh phúc. Chỉ có những người
biết thương yêu đùm bọc, một miếng khi đói bằng một gói khi no
là hạnh phúc. Họ lập các trạm ATM phát gạo miễn phí cho người
thiếu đói. Số gạo được những người thiện tâm tự nguyện đem đến
để phát ngày càng nhiều. Họ không gặp người nhận gạo. Họ không
đợi tiếng mang ơn. Họ làm theo mách bảo của tấm ḷng của trái
tim. Đó là những con người hạnh phúc thật.
Cầu nguyện Ơn Trên Đức Chí Tôn và chư Thần Thánh Tiên Phật phù
hộ cho những nhà khoa học (là những nguyên-nhơn) sớm t́m ra
thuốc giải bịnh và vắc xin ngừa bịnh. Thời chiến tranh xưa mọi
người phải dấn thân để giúp đời. Nhưng trong thời chiến tranh
này con người phải nằm yên để giúp đời khỏi thêm truyền bệnh.
Nay sắp hết chỉ thị của Thủ Tường về cách ly xă hội. Tôi viết
bài này để chia sẻ và lưu niệm. Cầu xin Ơn trên che chở Thánh
Địa Tây Ninh không vướng đại dịch.
Long Hoa, ngày 15 tháng 4 năm 2020
Dương Xuân Minh