HÀNH-CHÁNH-ĐẠO CỦA ĐẠO CAO ĐÀI:
MỘT VẤN ĐỀ NAN GIẢI VỀ PHÁP LƯ.
Bùi Thanh An
Hôm nay ngày Rằm tháng chạp Bính Thân, tôi có đi cùng một số
huynh tỷ đến tư gia vị Đạo hữu ở Bến-Cát B́nh-Dương để cầu
nguyện khai đàn thượng Thánh Tượng Thiên Nhăn. Buổi cúng không
có chức sắc hay chức việc nào mặc phẩm phục. Tất cả chỉ mặc đạo
phục thường. Thượng tượng không có dâng sớ, người dự cúng được
gợi ư trước là cầu nguyện thỉnh an Thánh-Tượng
Được biết, Vị đạo-hữu này trước đây sống ở Thánh-địa Tây ninh
Nay v́ hoàn cảnh sinh nhai đi làm công nhân ở khu công nghiệp
B́nh Dương. Nơi đó chỉ có Tổ Nghi Lễ của Họ Đạo. Muốn thượng
ngôi thờ Chí Tôn tại gia để cúng bái thường ngày nhưng không
muốn liên quan đến họ. Không có Ban Tri Sự Hội Thánh Em hành
chánh, gia đ́nh quyết định tự ḿnh Thượng Thánh tượng. V́ vậy
nhờ quư đạo-tâm từ xa đến cầu nguyện. Thật là ư nghĩ đột phá,
một chuyện đau ḷng và thiệt tḥi cho đồng đạo ở những nơi không
có chức việc. Và cũng rất hoan nghinh tinh thần trung kiên giữ
Đạo của các vị đạo hữu ấy.
Trước thực trạng nan giải đó, tôi viết bài t́m hiểu như sau có
tựa đề: HÀNH CHÁNH ĐẠO CỦA ĐẠO CAO ĐÀI MỘT VẤN ĐỀ NAN GIẢI VỀ
PHÁP LƯ để mong t́m cho được một phương cách khả thi giúp cho
chư đồng-đạo đang cô đơn khắp nơi.
*****
Đạo Cao Đài được Chí Tôn ban ân huệ khai sáng tại nước Việt Nam
chọn Tây Ninh làm Thánh-địa làm nơi xuất phát đem Đạo Trời cho
cả thế giới, lập một xă hội đại đồng, không phân biệt màu da sắc
tóc ngôn ngữ khác biệt. Với tôn chỉ phổ độ tất cả chúng sanh nên
Đạo Cao Đài nhứt thiết phải có hệ thống Hành-Chánh-Đạo từ Trung
Ương Ṭa Thánh đến tận các địa phương xa xôi.
Đạo Cao Đài có đầy đủ Pháp - Luật và hệ thống Hành-Chánh-Đạo
hoàn chỉnh để giáo dân qui thiện trong phương cách thuần túy tu
hành. Pháp th́ có Pháp-Chánh-Truyền và Đạo-Nghị-Định. Luật th́
có Tân-Luật và Đạo-Luật Mậu-Dần cùng các văn bản dưới luật khác…
Trong Pháp-Chánh-Truyền và Đạo-Nghị-Định đă qui định rơ ràng và
chi tiết về phẩm tước, quyền hạn và nhiệm vụ của từng phẩm cấp
cho nhiều lănh vực khác nhau trong Đạo.
Nói về Hành-Chánh-Đạo, văn bản đầu tiên ghi rơ ràng nhứt là
Đạo-Nghị-Định thứ ba.
Nội dung Đạo-Nghị-Định Thứ Ba:
“…Điều hai:
chức sắc hành chánh các nơi chia quyền theo đẳng cấp như
vầy:
Phối-Sư, phải ở tại Ṭa Thánh.
Giáo-Sư làm đầu một Tỉnh.
Giáo-Hữu làm đầu một Họ.
Lễ-Sanh làm đầu một Quận.
Chánh-Trị-Sự làm đầu một Làng.
Phó-Tri-Sự là đầu một xóm cùng Thông-Sự.
Điều ba: cả chức sắc có địa phận đặc biệt chẳng đặng qua khỏi
ranh đất trách nhậm của ḿnh, mà gây điều ganh lẫn….”
Đạo-Nghị-Định này chi tiết hóa quyền hành Chánh Trị Sự trong
Pháp-Chánh-Truyền: “ Cấm
Chánh Trị Sự không đặng phép lấn địa phận của người đồng phẩm,
không đặng đi nơi khác mà hành chánh.”
(PCT trang 49- ấn bản
1972). Nhận xét thêm, sau khi đọc nhiều lần PCT chỉ thấy có
phẩm Chánh Trị Sự bị cấm lấn địa phận của người đồng phẩm. Các
phẩm từ Lễ-Sanh trở lên Giáo-Sư th́ không thấy PCT cấm điều này.
Từ ngày Đạo Lịnh 01 và
Thông Tri 001 ra đời, cơ cấu Hành-Chánh-Đạo như trên đây đều bị
giải thể. Điều hai và điều ba của Đạo Nghị Định thứ ba cũng bị
vô hiệu v́ bất khả thi. Nói vô hiệu ở đây là nói theo nội dung
văn từ Đạo Lịnh 001. Các cấp phân nhiệm như Đạo-Nghị-Định thứ ba
trên đây không thể áp dụng. HĐCQ đă cưởng chế thi hành Đạo Lịnh
001 bằng sức mạnh. Nhưng nói về Luật-Pháp Đại-Đạo th́ các
Đạo-Nghị-Định và các Luật Pháp của Cao-Đài vẫn đương nhiên c̣n
hiệu lực. Các tín đồ trung thành với Đạo đă gắng vượt qua mọi
khó khăn để áp dụng tất
cả Pháp Luật Đạo đă được ban hành tùy theo điều kiện từng nơi.
Hiện Đạo-Lịnh 01 đă được nhiều chuyên gia phân tích và minh
chứng là một văn bản vi phạm pháp-luật do chức năng của người kư
tên, và thủ tục ban hành không hợp lệ, đó là một văn bản bất hợp
pháp nên không có giá trị chấp hành trong cửa Đạo không c̣n lư
do để tồn tại trong nền Đại Đạo. Nhưng do dùng sức mạnh cưởng
chế, HĐCQ đă lập được một hành-chánh-đạo kiểu mới với tên gọi
mới, điều hành mới. v.v. cái hành chánh đạo kiểu mới này dựa thế
lực bảo vệ nên nó lớn mạnh. Đó là việc riêng của họ ta không
b́nh luận nơi đây.
Tuy nhiên với hiến-pháp và pháp-luật của nhà nước CHXHCNVN đă
công nhận quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng
cộng với việc HĐCQ không có giấy phép độc quyền thống trị tất cả
tín hữu Cao Đài nói chung mà chỉ có quyền với những ai tùng theo
luật mới của họ, nên việc gây khó khăn chư đồng đạo c̣n tùng
luật-pháp chơn-truyền cũng giảm bớt.
Trong phạm vi bài này, chỉ t́m hiểu vấn đề Hành-Chánh-Đạo của
Đai-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ được pháp luật Đạo thành lập, và vẫn được
đồng đạo tiếp tục thi hành một cách hợp pháp. Tuy nhiên, việc
thi hành mỗi nơi một cách, v́ mỗi nơi một hoàn cảnh, mỗi nơi
thiếu một thứ, không nơi nào giống nơi nào.
Nếu nói đến Hành-Chánh-Đạo th́ phải hiểu là hệ thống hành chánh
từ trung ương đến địa phương của Đạo.
Tức là từ Cữu-Viện đến Bàn-Tri-Sự. Thật không may mắn cho
Đạo. Các chức sắc phẩm lớn đến nhỏ đều bị tập trung học tập
đường lối chính sách mới của nhà nước cách mạng. Thời gian lâu
mau tùy theo phẩm cấp. Sau khi học tập xong th́ buộc phải kư một
tờ cam kết với ban quản giáo … Các chức-việc cấp thấp nhứt trong
hành-chánh-đạo cũng bị kư tờ cam kết không được mặc áo Đạo có
phẩm trật.
Đất nước Việt Nam sau thời gian 40 năm giải phóng đến nay tạm
chia ra ba giai đoạn kinh tế: giai đoạn kinh tế bao cấp, giai
đoạn kinh tế thị trường, và giai đọan kinh tế hội nhập thế giới
như hiện nay.
Giai đoạn kinh tế hội nhập, các khó khăn cho các hoạt động tôn
giáo cũng từng bước được cởi mở. Từ thời kinh tế mở cửa, các
nghi thức đạo sự cũng được nhẹ tay ngó lơ kiểm soát. Bàn Tri Sự
một số nơi tái thủ phận sự. Đa số chỉ là chức việc cấp Hương cấp
Ấp. Chức-sắc cấp Tộc và Châu Đạo th́ chưa được cơ hội. Nên
Hành-Chánh-Đạo sau khi phục hồi chỉ c̣n chấp vá.
Trong thực tế, thật tội nghiệp cho nhơn sanh. Họ bơ vơ như rắn
không đầu, như gà mất mẹ. Đa số các địa phương đều bị tổ-nghi-lễ
một cấp nhỏ nhứt trong Hành-Chánh-Đạo-Kiểu-Mới hiếp đáp. Khi gia
đ́nh đạo gặp việc như tang tế sự, cầu giải bịnh đều không biết
nhờ ai. Nơi nào may mắn c̣n chức-việc Hội Thánh em th́ nơi đó
nhơn sanh được diễm phúc. Tang lễ được thực hiện gần như trọn
vẹn. Những địa phương không có Bàn Tri Sự th́ bế tắc. Gia đ́nh
hữu sự tang gia phải làm sao?
Rước tổ-nghi-lễ để hành
lễ tang th́ dứt khoát là không rồi. V́ bản thân Chức việc tổ
nghi lễ là những người do Hiến-Chương ngoài Pháp-Chánh-Truyền mà
có. Ngoài Pháp Chánh Truyền th́ không được Chí Tôn và Chư Thần
Thánh Tiên Phật công nhận. Những người này cầu-hồn thượng-sớ
cầu-siêu th́ chắc chắn là chư Thần Thánh Tiên Phật sẽ không độ
siêu rỗi cho người quá cố. V́ vậy nhơn sanh v́ thương thân nhân
quá cố thà thiếu chớ không để phạm pháp. Có nhiều nơi, gia đ́nh
và đồng đạọ hay tin đến chung lời cầu nguyện cầu-siêu mà không
có một phẩm cấp nào.
Đứng trước t́nh cảnh bi đát này, một vấn đề nan giải không thể
bỏ mặc bằng hữu và đồng đạo đau khổ. Tất cả đồng ḷng cùng nhau
giúp đở cho gia đ́nh hữu sự. Hiện nay người tín hữu Đạo Cao Đài
của Chí Tôn thường xuyên đi dự đám tang ở xa
có khi cách hằng trăm cây số là chuyện thường. Đến để
chung lời cầu nguyện, tụng kinh cầu siêu cho bạn đạo qua đời là
chuyện dễ dàng. Với phương tiện giao thông và thông tin hiện đại
ngày nay th́ mọi việc không có ǵ là khó khăn cả.
Tuy vậy, khó khăn vẫn chưa hết. Khi đến địa phương xa xôi có
người quá cố, chuyện đầu tiên gặp phải là sự cản trở của các
tổ-nghi-lễ của Cao- Đài-Ngoài-Pháp-Chánh-Truyền. Sự cản trở này
là chuyện nhỏ v́ người Đạo có quyền rước bất cứ ai đến lo tang
sự cho cha mẹ ḿnh theo luật pháp cho phép. Các giải thích như
thế từ lâu đă bẻ gảy sự gây khó của người ngoài giáo pháp. Có
nơi họ c̣n nhờ cả chánh quyền địa phương đến để gây khó khăn về
mặt an ninh trật tự (Văn thư số 42 của đại diện Đạo Tỉnh Tây
Ninh). Người có trách nhiệm địa phương của Cao Đài mới bị sự
kiên quyết và đức tin của người Đạo
cũng phải chùng bước.
Các đám tang người tín hữu Cao Đài không do tổ nghi lễ hành sự
là một sự thất bại của Cao Đài phái mới. Đó là một cây gai trong
mắt họ. Đến giành không được, nhờ chánh quyền không xong, họ
sang dùng cách hạ đẳng là cho côn đồ đến quấy phá gây mất an
ninh để có cớ cho chánh quyền làm việc.
Đó là những cái khó khăn mà người tín hữu trung kiên, người tín
đồ ngoan đạo phải chịu hiện nay. Nhưng tất cả đều vượt qua êm
đẹp.
Tuy nhiên, c̣n một cái khó khăn tuy nhỏ mà rất lớn hiện nay gây
rất nhiều hoang mang đó là việc Hành-Chánh-Đạo có bị vi phạm hay
không được đặt ra?
Để hiểu rơ thế nào về Hành-Chánh-Đạo là một vấn đề c̣n có
nhiều ư kiến chưa đồng nhứt. Đây là trọng tâm mà người viết bài
này muốn t́m hiểu và cùng t́m sự động thuận:
Trước tiên ta tham khảo luật-pháp Đạo để t́m hiểu.
1/- Pháp Chánh Truyền: Tất cả các phẩm đều được PCT qui định rơ
quyền-hành và những việc phải làm. Chỉ riêng phẩm Chánh Trị Sự
th́ bị cấm lấn địa phận người đồng phẩm.
Điều này, theo phân tích tận tường, tuy rất nghiêm nhưng thấy
trong đó một sự mở rộng của Chí Tôn cho con cái của người khi
gặp khó khăn. Ư cấm đó được hiểu như sau:
Nơi nào có người đồng
phẩm th́ không được qua đó hành chánh. Lúc Đạo b́nh yên
địa phương nào cũng có Chức-Việc Bàn-Tri-Sự, nên việc cấm này
rất hữu ích để ǵn giữ trật tự điều ḥa. Sau Đạo-Lịnh 01 th́ có
một số nơi Bàn-Tri-Sự bỏ nhiệm vụ tùng ngoại giáo. Trên thực tế,
nơi đó hiện không có người đồng phẩm Chánh, Phó và Thông Sự nữa.
Quư Chức việc ở địa phương lân cận có thể qua nơi không có chức
việc để giúp đở gia đ́nh các đạo hữu gặp hữu sự. Đây có thể
không đúng với pháp Chánh Truyền về địa phận nhưng xét cho cùng
cũng không vi phạm Pháp Chánh Truyền. Mới nghe qua tưởng như mâu
thuẩn. Nhưng xét kỷ th́ nơi đó là địa phương không có Bàn-Trị-Sự
hiện tại. Mặc dù trước khi có Đạo Lịnh 01,
Hội Thánh có bổ nhiệm
Bàn-Tri-Sự nơi ấy. Điều này để dễ h́nh đung, ta lấy thí dụ về
quyền sở hữu đất đai để so sánh th́ sẽ thấy rơ hơn. Nhà nước cấp
quyền sử dụng đất cho một công dân, nhưng công dân này sau 20
năm không canh tác bỏ đất hoang, người lân cận có thể tạm mượn
để canh tác cho đến khi nhà nước cấp quyền sở hữu cho người mới.
Chắc chắn việc mượn đất canh tác này không bị ai khiếu nại nên
cơ quan pháp luật không cần phải xét xử.
Tuy nhiên, sự việc này lại có một chút trục trặc với
Đạo-Nghị-Định thứ ba đă dẫn. Cụ thể t́m hiểu như sau:
2/- Đạo Nghị Định Thứ 3.
".....Lễ-Sanh làm đầu một
Quận.
Chánh-Trị-Sự làm đầu một
Làng.
Phó-Tri-Sự là đầu một xóm cùng Thông-Sự…”
Với nội dung này, th́ phẩm Chánh-Trị-Sự chỉ làm đầu một Làng mà
thôi, không được qua làng khác.
Một làng của Đạo khác hơn một làng của Đời. PCT nói về quyền
hành Giáo Hữu như sau: “
Hễ nói mấy tỉnh nhỏ đặng, th́ cũng nói mấy xứ nhỏ, mấy nước nhỏ
đặng.”. Câu PCT này cho phép ta suy nghĩ cái ranh giới một
làng của Đạo có thể mở rộng hơn một làng của đời (trường hợp ở
địa phương xa xôi có làng chỉ một vài gia đ́nh đạo hữu chưa hoặc
không có Bàn Tri Sự, th́ Bàn Tri Sự làng kế cũng không bị cấm
qua đó hành chánh) mà cũng có thể hẹp hơn một làng của đời (như
trường hợp ở Thánh địa một làng có quá đông gia đ́nh đạo hữu
th́ phải chia bớt ra nhiều cụm). Làm đầu một làng theo
Đạo Nghị Định thứ 3 có ư nghĩa tượng trưng về lănh thổ bổ nhiệm
nhưng có ư nghĩa thực tế về số lượng tín đồ.
Vă lại, hiện nay Nhà nước Việt Nam chia hành chánh ra thành cấp
tỉnh, huyện, xă. Làng không c̣n trong xă hội Việt nữa. Việc đi
qua một xă khác xét về danh từ mà nói th́ không bị khống chế
danh từ “một làng”
trong Đạo-Nghị-Định thứ ba.
Ngày xưa, lúc Hội Thánh đang cầm quyền Đạo, Đạo Nghị Định Thứ Ba
này rất sát thực tế và được nghiêm chỉnh chấp hành ở các địa
phương. Nhưng tại Thánh Địa th́ có phần hơi khác. Như làng
Long-Thành, làng Long-Hải, Làng Hiệp-Ninh, làng Ninh-Sơn v.v.
đứng đầu một làng Đạo đó không phải là chỉ một vị Chánh Trị Sự
làm nỗi! Có làng như Long-Thành đến trên 20 chục Chánh Trị Sự,
Làng Ninh Sơn phải đến 16 vị Chánh Trị Sự…v.v.
Trong Đạo Luật Mậu Dần có chia ra làm bốn cơ quan chánh-trị-đạo:
Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế, Ṭa Đạo.Thiết lễ cúng tế và
tang sự có phải là làm hành chánh hay không? Xin thưa ngay là
không. Các chức-việc qua làng bên không phải để giáo hóa (trách
nhiệm của Phó Tri Sự) cũng không dùng luật pháp sửa đương chấn
chỉnh điều ǵ (Thông Sự) mà chỉ làm việc cúng tế có tính từ
thiện. Ngay cả người ngoại đạo yêu cầu th́ luật Đạo
vẫn cho phép làm.
Chúng ta không dám phê phán hay b́nh luận nội dung của Đạo Nghị
Định mà chỉ cố t́m hiểu những chỗ không cấm của Hội Thánh mà
giúp đở cho đồng Đạo trong t́nh trạng khó khăn hiện nay khi hữu
sự.
Tương tự : “Lễ-Sanh làm đầu một Quận”. Ở địa phương xa th́ áp
dụng và thi hành nghiêm chỉnh. Nhưng ở Châu Thành Thánh Địa th́
Quận Phú-Khương ngày xưa đă có đến 20 Lễ Sanh hành quyền trong
20 Phận Đạo. Ngày nay quận không c̣n nữa mà được nhà nước gọi là
cấp huyện.
Nếu xét văn bản, th́ các vị Lễ-Sanh và Chánh-Trị-Sự, Đầu Phận và
Đầu Hương Đạo tại Thánh Địa này đều vi phạm Đạo Nghị Định thứ ba
hết thăy. Tuy Pháp Lư là vậy, nhưng Thánh-Lịnh của Hội-Thánh bổ
nhiệm Đầu-Phận-Đạo và Đầu-Hương-Đạo trong Châu-Thành Thánh-Địa
là có hiệu lực vững chắc nhứt. Xét về lư tuy phạm mà không phạm
Đạo Nghị Định.
Hiện nay cũng vậy, những Hương Đạo có Chức việc được bổ nhiệm đă
phế phận. Trong khi chờ Hội Thánh bổ nhiệm mới, sao ta không thi
ơn để giúp đở cho các bạn đạo đang bơ vơ trong địa phương ấy.
Chúng ta không mong đó là có công mà chỉ mong sự giúp đở của
chúng ta không phạm pháp luật Đạo
là được.
“…Bất kỳ Chức sắc nào dù
lớn nhỏ cũng vậy, khi Thông sự có gặp việc cần dùng gắp rút
trong khi hành-chánh của Đạo th́ buộc phải giúp đở..” PCT
chú giải, trang 52, ấn bản 1972). Câu này cho phép chư chức-sắc
không đang hành chánh sở tại được phép và có trách nhiệm giúp
cho Thông Sự về hành chánh. Nếu giúp về hành chánh được th́ sao
lại không giúp về phước-thiện được?
Trong đoàn đi cầu nguyện thỉnh an Thánh Tượng hôm nay có mặt vài
vị là chức việc đương quyền hành chánh đă không dám mặc phẩm
phục. Các anh cho rằng địa phương Bến Cát là của người khác nên
không dám lấn sang. Sự thật th́ địa phương Bến Cát không có
người đồng phẩm nào trấn nhậm cả. Chỉ có những người cũng mặc áo
chức việc tương tự nhưng đang làm nhiệm vụ của ngoại giáo. Không
lẽ ta sợ sang địa bàn họ hành lễ thượng tượng là phạm luật pháp
của họ sao? Ta vốn đă coi họ là tôn giáo bạn. Việc của họ họ
làm, việc của ta ta làm. Tôi cảm nhận được rằng cơ quan pháp
luật của Đạo là Bộ Pháp Chánh hữu h́nh không bắt tội chúng ta đi
phổ độ cả chúng sanh theo tôn chỉ của Chí Tôn đặt ra. C̣n Bộ
Pháp Chánh thiêng liêng nơi Ngọc Hư Cung sẽ rất vui vẻ khen ngợi
chúng ta hơn là quở trách. Ta bỏ mặc nhơn sanh đang cần chúng ta
nơi xa xôi hẽo lánh sẽ không làm một ai vui hết ngay cả
chính ḷng chúng ta cũng buồn nữa.
Đến đây tôi xin tạm dừng bài t́m hiểu Hành-Chánh-Đạo của Đại
Đạo. Đây là ư kiến riêng của cá nhân, chắc chắn sẽ c̣n nhiều
điều bất cập hoặc không chính xác. Với tấm ḷng lo lắng chung
tôi ghi lên suy nghĩ của ḿnh. Rất mong Quư cao minh đóng góp ư
và chỉnh sửa những điều không hợp lư để các Chức Việc Hội Thánh
Em làm tṛn câu phổ độ trong cơn bỉ cực hiện nay.
Thánh địa, ngày 15 tháng 12 năm Bính Thân.
BÙI THANH AN