ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

Chủ đề: Bạn đă thật hiểu Đạo Cao Đài chưa?

 

Bài 2:Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đầu tiên là ai,

 

       Như đă hứa, hôm nay chúng tôi xin đăng tiếp t́m hiểu với tựa đề:

 Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đầu tiên là ai,

và Giáo Tông và Giáo Hoàng có giống nhau không? 

      Noel năm 1925, (đêm 24 Decembre) Đức Chí Tôn cho một bài thi bốn câu 7 chữ có tên tất cả mười hai đệ tử đầu tiên của người để kỹ niệm. Bài thi như sau: 

       “CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,

       BẢN đạo khai SANG QUÍ GIẢNG thành.

       HẬU ĐỨC TẮC CƯ thiên địa cảnh,

       Hườn Minh Mân đáo thủ đài danh”. 

       Trong mười hai vị này tên của Ngài CHIÊU đứng đầu nên tạm gọi là đệ tử đầu tiên. 

Thánh giáo ngày 22 và 23-4-1926, (trước ngày Khai Đạo gần một năm) trong buổi sắp đặt Thiên Phong, Đức Chí Tôn dạy ông Trung: (trích tóm lược) 

       “Đem bài vị Lư Bạch để dưới tượng Thầy…

       Đem Thiên phục Giáo Tông để nơi ghế trên…” 

       Trong buổi thiên-phong ấy, Đức Chí Tôn đă giao trách nhiệm Giáo Tông cho Lư Đại Tiên Trưởng rồi ( tức Lư Bạch) .

       Thánh giáo ngày 9 tháng 8 1926:

       Đức Chí Tôn ban cho Tịch Đạo đầu tiên: 

       “THANH-Đạo tam khai thất ức niên,

       Thọ như Địa huyển thạnh ḥa Thiên…”

 

       Đến ngày chính thức khai minh Đại Đạo, người đứng đầu mối Đạo không đến nhận. Việc Đạo không thể dời lại được nữa. Đạo đă khai minh, không thể không có người đứng đầu làm Giáo Tông nên Đức Chí Tôn buộc ḷng phải giải quyết cấp bách là giao nhiệm vụ Giáo Tông cho một chơn linh ở thiêng liêng Đó là Đức Lư Đại Tiên Trưởng (Thái Bạch Kim Tinh kiêm nhiệm) đă được giao một nhiệm vụ khác là Nhứt Trấn Oai Nghiêm. 

       Được biết mỗi Tịch Đạo có một vị Giáo Tông. Tịch Đạo THANH HƯƠNG Thầy ban cho Giáo Tông Lư Thái Bạch đang giữ Nhứt Trấn Oai Nghiêm. Nên mới có câu:

       “Lư Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ..

       Có nghĩa là Tịch đạo đầu tiên cho nam phái là Thanh và nữ phái là Hương. Tịch đạo Thanh Hương, Thầy đă giao cho đức Lư Thái Bạch làm Giáo Tông. Nếu các tác giả đă  khẳng định có thể do nhầm lẫn khi đọc tư liệu nào đó, hoặc hiểu nhầm đệ tử đầu tiên thành Giáo Tông đầu tiên của Cao Đài là Ngài Ngô Văn Chiêu, vậy hăy nói tịch Đạo trước Thanh Hương là tịch đạo tên ǵ? Nếu không nói được, xin vui ḷng ngưng lại việc gọi Ngài Ngô là Giáo Tông đầu tiên khiến thế hệ sau bối rối do thông tin sai lệch. 

       Một điều nữa chứng minh Ngài Ngô Văn Chiêu không dính líu ǵ đến Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: Trong Tờ Khai Đạo với trên 200 chữ kư không có chữ kư của Ngài Ngô.  

       Thánh Ngôn ngày 16 tháng 10 Bính Dần (tức ngay một ngày sau ngày khai Đạo) Đức Chí Tôn mới ban Pháp Chánh Truyền (trang 62 - Q1.)

       Lúc đó mọi người mới biết nhiệm vụ và quyền hạn của từng phẩm vị là ǵ trong đó có Giáo Tông.

       Khi nhận làm đệ tử đầu tiên, chắc chắn không ai biết nhiệm vụ của Giáo Tông la ǵ. Nên câu nói hậu nhân Ngài Ngô thường nhắc “Ngô thân bất độ hà thân độ…” chắc chắn không có trong Đạo sử Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh. 

       Trong Tân Luật Đại Đạo, Đức Chí Tôn ban quyền hành cho Giáo Tông như sau: 

Điều thứ nhứt : - Trên hết có một phẩm GIÁO-TÔNG là anh cả có quyền thay mặt cho Thầy mà d́u dắt cả tín đồ trong đường Đạo và đường Đời, Đức Giáo-Tông có quyền về phần xác, chớ không có quyền về phần hồn. 

       Đức Giáo-Tông đặng phép thông công cùng TAM-THẬP LỤC THIÊN và THẤT THẬP NHỊ ĐỊA- GIÁI mà cầu rỗi cho cả tín-đồ, 

Chư tín đồ phải tuân mạng lịnh phẩm ấy. 

       Nếu nói rằng ngày Ngô Văn Chiêu là người đệ tử đầu tiên Đức Chí Tôn nhắm tới để giao trọng trách cho Tam Kỳ Phổ Độ th́ chính xác, không ai phản biện.

       Nếu cho rằng ngài Ngô Văn Chiêu là người được Đức Chí Tôn chọn lựa để giao cái phẩm đứng đầu nhơn sanh th́ đúng, v́ Đức Chí Tôn có nhờ bà Đầu sư Hương Hiếu bạn đời của đức Cao Thượng Phẩm may sẵn một bộ Thiên phục để dùng vào việc đăng quang nhậm chức buổi khai đạo.  

       Ngài Ngô Văn Chiêu đă không đến nhận, cho nên trong buổi đại lễ Khai Minh Đại Đạo Rằm tháng 10 Bính Dần, Ngài Ngô đă làm khó cho Chí Tôn về việc nhân sự.  Xét về nguyên tắc, hành vi này là ngài Ngô Văn Chiêu từ chối Thiên phẩm của Đức Chí Tôn. Nói như thời đằng cựu là ngài Ngô Văn Chiêu đă kháng chỉ. Nói cho cùng ư nghĩa, Ngài Ngô Văn Chiêu đă bị Kim Quang Sứ khảo dượt nên bị thất phận, nên không thể là Giáo Tông đầu tiên được.

       Hiện nay trên mạng xă hội có rất nhiều tác giả mạnh tay mạnh miệng cho rằng giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài là Đức Ngô Văn Chiêu!! Đây là một sự hiểu lầm trầm trọng.

       Nếu ai chứng minh được tịch Đạo trước Thanh Hương tên ǵ th́ mới có thể nói Ngài Ngô là Giáo Tông được. Bằng như không thể nói, th́ nên đừng luôn miệng bảo Ngài ấy là Giáo Tông đầu tiên. 

       Một sự hiểu lầm khác cũng nên phân tích: 

       Nhận thấy các tác giả viết về Cao Đài là người nước ngoài hoặc là người tín hữu Cao Đài đă thường nhầm lẫn một cách trầm trọng về ngôi Giáo Tông của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.  Chúng tôi xin có một số phân tích như sau: 

       Ở phương Tây nói chung và các quốc gia Âu Mỹ nói riêng phần lớn có tín ngưỡng Công Giáo. Ngoài Công Giáo không có một tôn giáo nào mang tính toàn cầu có giáo hội đầy đủ nhứt. Giáo hội Công giáo có một tổ chức oai nghiêm tôn ty trật tự rất rơ ràng.

       Do đó mỗi khi nói về tôn giáo Cao Đài tại Việt Nam, hầu hết các tác giả đều dùng các từ chuyên môn của Công Giáo để nói nói về Cao Đài. Hai từ  Giáo Hoàng là một ví dụ điển h́nh. Giáo Hoàng là một từ ngữ tiếng Việt để dịch nghĩa của chữ Pope (bên tiếng Anh) và Pape (bên tiếng Pháp) hai từ này có nghĩa là CHA (PAPA). Ngoài ra không có một danh từ nào khác tương đương để chỉ người đứng đầu Giáo hội Công Giáo. 

       Trong đạo Cao Đài có một vị đứng đầu Cửu Trùng Đài được Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế ban cho danh hiệu là Giáo Tông. Chữ Giáo Tông này có ư nghĩa hoàn toàn khác với chữ Giáo Hoàng. Giáo Tông là anh Cả mà thôi không phải CHA. Ở Tây Phương không có một chữ nào khác tương xứng với ư nghĩa chung để chuyển ngữ chữ Giáo Tông. Đa số các tác giả viết về đạo Cao Đài thường dùng chữ bên công giáo để phiên dịch tiếng Việt cũng là chuyện bất đắc dĩ nhưng không nói hết được ư nghĩa mà chỉ nói được một phần nên có tính chất rất khập khiễng đặc biệt nhất là từ Giáo Tông. 

       Đây là lời Thánh-giáo của Thầy đă dạy Hộ Pháp khi người hỏi Thầy về quyền của Giáo-Tông. 

       Hộ-Pháp hỏi: «Thưa Thầy theo như luật-lệ Thánh- Giáo Gia-Tô Thầy truyền tại thế, th́ Thầy cho Giáo-Tông trọn quyền về phần hồn và phần xác : Người nhờ nương quyền hành cao trong đó, Đạo Thánh mới có thế-lực hữu h́nh như vậy. Đến ngày nay, Thầy giảm quyền Giáo-Tông của mấy con về phần hồn đi, th́ con sợ e cho người không đủ quyền lực mà độ rỗi chúng-sanh chăng ?

       - Thầy đáp : « Cười! Ấy là một điều lầm lạc của Thầy, v́ nặng mang phàm thể mà ra. Thầy cho một người phàm đồng quyền cùng Thầy về phần hồn th́ nó lên ngai Thầy mà ngồi, lại nắm quyền-hành CHÍ TÔN ấy đặng buộc nhơn-sanh phải chịu ḷn cúi trong ṿng tôi tớ của xác thịt. Hơn nữa, cái quyền hành quí hóa ấy, Thầy tưởng v́ thương mà cho các con, nào dè nó là một cây gươm hai lưỡi để giục loạn cho các con. 

       Nay Thầy đến chẳng phải lấy nó lại, mà Thầy chỉ đến làm cho tiêu diệt cái hại của nó; nếu muốn trừ cái hại ấy th́ chẳng chi hay hơn là chia đôi nó ra, không cho một người nhứt thống. 

       Kẻ nào đă nắm trọn phần hữu-h́nh và phần Thiêng- Liêng, th́ là độc chiếm quyền chánh-trị và luật lệ, mà hễ độc chiếm quyền chánh-trị và luật lệ vào tay, th́ nhơn-sanh chẳng phương nào thoát khỏi ṿng áp-chế. 

       Như Thầy để cho Giáo-Tông trọn quyền về phần xác và phần hồn (nghĩa là Đạo với Đời) th́ HIỆP-THIÊN ĐÀI lập ra chẳng là vô-ích lắm sao con ? CỬU-TRUNG-ĐÀI là Đời, HIỆP-THIỆN-ĐÀI là Đạo, Đạo không Đời không sức, Đời không Đạo không quyền : sức quyền tương đắc mới mong tạo thời cải thế, ấy là phương hay cho các con liên-hiệp cùng nhau, chăm-nom săn sóc lẫn nhau mà giữ vẹn Thánh-Giáo của Thầy cho khỏi trở nên phàm-giáo ». 

       Vấn đề được đặt ra trong bài tiết hôm nay Giáo Tông của đạo Cao Đài và Giáo Hoàng của đạo Công Giáo có giống nhau hay không?. 

       Danh từ Pope tiếng Anh và Pape tiếng Pháp thường được các tác giả dùng để chuyển ngữ nói về phẩm Giáo Tông của đạo Cao Đài khi người nước ngoài đọc các bài viết này sẽ không hiểu hết ư nghĩa của hai tiếng Giáo tông cũng như các phần hành quyền hạn của vị này. 

       Một khi không hiểu rơ Giáo Tông là ǵ, lẽ đương nhiên sẽ kéo theo hệ quả là không hiểu đạo Cao Đài là ǵ; ấy là điều tất yếu!

       Chúng tôi khẳng định Giáo Tông không phải cũng không tương đương với Giáo Hoàng bên Công Giáo v́ những lư do sau đây: 

       1. Giáo Tông chỉ là anh cả của nhân sanh chứ không phải là vua của nhơn sanh.

       2. Giáo Tông chỉ nắm phần Giáo hóa nhân sanh tức là phần đời chứ không nắm phần đạo của đạo Cao Đài. Phần này là nhiệm vụ của một đài khác là Hiệp Thiên Đài.

       3. Giáo Tông chỉ có quyền cầu rỗi cho nhân sanh qua trung gian Hiệp Thiên Đài chứ không có quyền siêu rỗi. Quyền này của Bác Quái Đài v́ Giáo Tông chỉ có quyền về phần xác chứ không có quyền về phần hồn. 

       4. Theo Pháp Chính Truyền  chú giải: ngày nay Thầy lấy bớt quyền của Giáo Tông để chia cho một người khác nắm giữ chứ Thầy không lấy lại. Tức là không giao cả hai quyền nằm trong tay một người nhất thống. Đó là câu trả lời của Đức Chí Tôn khi Đức Hộ Pháp thỉnh giáo (đă trích ở trên). 

       5. Đức Giáo Tông của đạo Cao Đài Chỉ nắm trọn quyền hành chánh để điều hành cơ hữu h́nh của Đạo chứ không nắm trọn Quyền Đạo. 

       Phân tích như vậy chúng ta mới thấy được Giáo Hoàng của đạo Công giáo và Giáo Tông của đạo Cao Đài không tương đương. Khi không có một từ nào tương đương ư nghĩa bên Công Giáo để chuyển ngữ, khi viết về Giáo Tông các tác giả nên để nguyên văn chữ Giáo Tông bằng tiếng Việt không được chuyển ngữ. Ai muốn hiểu ư nghĩa về quyền hành và trách nhiệm của Giáo Tông th́ phải đọc thêm bằng phần chú giải Cửu Trùng Đài trong Pháp Chánh Truyền. 

       Tóm lại:

       Nếu ai đó xác nhận hay là công nhận ngài Ngô Văn Chiêu Là Giáo Tông đầu tiên của đạo Cao Đài th́ chúng ta biết ngay người đó c̣n đứng ngoài Đạo Cao Đài.  

       Xin trân trọng cảm ơn quư đồng đạo đă đọc hết bài tham luận. Mong rằng quư vị đóng góp ư kiến cho rằng cho bài viết này nếu có điều chi mạo phạm. Xin cảm ơn .

Nguyễn Tâm

 

 

 

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000