ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo Sư Trần văn Khê và cái duyên với Đạo Cao Đài

 

LTS: Giáo sư Trần văn Khê vừa qua đời sáng sớm ngày 24/6/2015 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Hưởng thọ 94 tuổi. Ông sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Ông đi du học tại Pháp từ năm 1949 và là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sỹ Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam. Có thể nói ông là người đă khiến thế giới biết đến âm nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ. Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne, Pháp, và là thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc của Unesco. Giáo sư Khê là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc và văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Ông là người có công nghiên cứu về nhạc lễ Cao Đài và được in trong bộ Bách Khoa Từ Điển Âm Nhạc Tôn Giáo Thế Giới.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Lê Anh Dũng có tựa: "Giáo Sư Trần Văn Khê và cái duyên với Đạo Cao Đài" đưọc trích từ facebook Lộ Bá Thiên. Tựa do Ban Biên Tập đặt.

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/24/150624034017_tran_van_khe_624x351_thanhnien_nocredit.jpg

           Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê sinh ngày 24.7.1921, tại làng Đông Ḥa, tổng Thuận B́nh, tỉnh Mỹ Tho. Năm lên chín, ông và hai em (Trần Văn Trạch, Trần Ngọc Sương) mồ côi mẹ; năm sau lại mồ côi cha; được người cô thứ ba là Trần Ngọc Viện đem về nuôi, cho đi học lớp sơ đẳng (cours élémentaire) ở Vĩnh Kim (Mỹ Tho). Ông thi đậu tiểu học, được cô Ba Viện gởi qua Tam B́nh (Vĩnh Long) ở với người cô thứ năm là Trần Ngọc Cảnh. Dượng Năm ông là điền chủ Nguyễn Văn Dương, tức Mười Ṭng, bấy giờ là Phối Sư đạo Cao Đài. Do hoàn cảnh đó, được sớm gần gũi, hiểu nhiều về đạo Cao Đài, nên sau này, Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê đă viết về nhạc lễ Cao Đài, in trong bộ Bách khoa từ điển âm nhạc tôn giáo thế giới.

          Sáng thứ Sáu, ngày 11.10.1996, Giáo sư Trần Văn Khê nói về nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam và nhạc lễ Cao Đài tại thánh thất Từ Vân (số 100 Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận). Giáo sư kể lại ít nhiều kỷ niệm không quên trong thời hoa niên ở Tam B́nh với Dượng Năm (Mười Ṭng) là Chức Sắc Cao Đài cũng như với hai nhân vật Cao Đài khác là Nguyễn Văn Ngợi (Ba Ngợi) và Trần Văn Quế (Huệ Lương). Giáo sư kể:
“(…) Nhờ dượng tôi mà tôi biết tới đạo Cao Đài từ năm mười tuổi. Năm đó, dượng tôi có đọc cho tôi một bài thơ mà tới bây giờ tôi c̣n nhớ. Có nhiều đoạn tôi không hiểu mà tới bây giờ tôi mới hiểu. Dượng tôi nói: Chà, có bài thơ này hay lắm con. Bài thơ này nói chuyện về tương lai của đất nước Việt Nam. Đọc lên nè:

Cuộc cờ xe pháo lướt xông pha,
Tách khỏi b́nh dương rơ chánh tà.
Áo tả đứt bâu, quần mất ống,
Cơng con dắt vợ lụy chan ḥa.
Ĺa cha xa mẹ phân đôi ngă,
Biệt tổ vong quê lạc cửa nhà.
Cơi thảm mạt đời trời chẳng nắng,
Một cơn tận thế khó mưa sa.

“(…) Tôi cho đó là cơ duyên thứ nhất cho tôi đến với đạo Cao Đài.

“Cơ duyên thứ nh́. Tôi học trường Tam B́nh mà ông Đốc học Nguyễn Văn Ngợi là thầy của tôi hồi lớp Nhứt (cours supérieur) cũng đạo Cao Đài. Tới nhà thầy chơi đờn với thầy th́ cũng thấy đạo Cao Đài. Rồi sau này tôi lên Sài G̣n học trường Petrus Kư tôi gặp người thầy Việt văn là Trần Văn Quế th́ thầy tôi cũng là người đạo Cao Đài.
“Cho nên khi tôi được lời mời họp với ban chấp bút để viết Bách khoa từ điển âm nhạc tôn giáo thế giới, người ta hỏi tôn giáo nào từ đất nước Việt Nam sinh ra, hoặc là có mặt ở đất nước Việt Nam từ lâu; (…) th́ tôi nghĩ bây giờ trong đất nước Việt Nam chẳng những có Phật giáo mà c̣n có Cao Đài giáo.

“Tôi viết thơ cho thầy tôi là Trần Văn Quế, xin thầy cho biết rơ coi trong đạo Cao Đài tổ chức việc nhạc như thế nào. Một hôm thầy tôi gởi cho tôi một bức thơ trong đó có chép lại một bài cơ bút đă giáng xuống quy định cho tất cả nhạc trong đạo Cao Đài. Lần đó tôi mới giựt ḿnh thấy tất cả nhạc trong đạo Cao Đài đều do nhạc trong dân gian Việt Nam, trong truyền thống Việt Nam đưa vào, không phải từ phương xa đi tới, không phải từ một nước ngoài đi tới. Chính từ trong dân gian Việt Nam mà đưa ra. Th́ điều đó là cái duyên của tôi đă đến với đạo Cao Đài trong ba thời kỳ: (1) gặp Dượng Năm tôi; (2) gặp Đốc học Nguyễn Văn Ngợi; (3) gặp Giáo Sư Trần Văn Quế. Nhờ ba người đó mà tôi hiểu đạo Cao Đài để mà có thể viết tóm tắt ra gần một chục trang góp mặt với Bách khoa từ điển âm nhạc tôn giáo thế giới.

“Điều làm cho tôi rất vui là khi có mặt ở trên đất nước phương Tây, không bao giờ bỏ qua một cơ hội để cho âm nhạc đạo giáo Việt Nam được góp mặt với thế giới, mặc dù trong điều kiện rất khó khăn, v́ lúc đó tôi chưa có dịp trở về đây Việt Nam, chưa có dịp gặp gỡ các chức sắc Cao Đài để mà hỏi lại. Nhưng căn cứ trên cơ bút giáng th́ tôi biết chắc căn bản âm nhạc Cao Đài như thế nào. Tôi mới hiểu tại sao có điệu ai, tại sao có điệu oán, tại sao có điệu xuân (…). Tất cả các điệu nhạc lễ đều có mặt trong nghi lễ của đạo Cao Đài. Điều đó làm cho tôi sáng tỏ được chẳng những là âm nhạc trong đạo Cao Đài mà c̣n là âm nhạc trong phong cách nhạc lễ miền Nam Việt Nam chứ không phải miền Trung hay miền Bắc. Tức là âm nhạc trong đạo Cao Đài dựa vào âm nhạc truyền thống dân gian của miền Nam một cách rơ ràng.

“(…) Tôi thấy trong âm nhạc dân gian ở miền Nam có một câu hát ru của bà mẹ, là một bài giáo dục âm nhạc đầu tiên rót vào tiềm thức của đứa trẻ. Cùng một lúc với ḍng sữa nóng của bà mẹ nuôi cho thân thể đứa bé th́ một điệu nhạc dân gian, một bài thơ dân gian đă rót vào trong bộ nhớ của trẻ em để nó ghi lại trong đó làm nền tảng.

“Lớn lên một chút rồi, muốn sáng tác một bài ǵ, muốn đưa ra một điệu nhạc nào th́ cái cấu trúc của câu hát ru của bà mẹ hiện lên để làm nền, để làm mẫu cho người đó sáng tác, bởi v́ người đó không có học nhạc viện, không có biết đô, rê, mi, pha, son là cái ǵ hết, chỉ biết cái lời hát ru của bà mẹ. Th́ lời hát ru đó đă thể hiện ngay trong bài Niệm hương của đạo Cao Đài.

“Bài hát ru của bà mẹ Việt Nam là:
Ầu ơ… ơ… ví dầu… ầu… cầu ván ư… ư… đóng đinh; cầu tre…ơ… lắc lẻo ơ… gập gh́nh…ơ… khó đi… Cấu trúc là ḥ… xự… xang… (xang già mà rung một chút)… xê… cống… Th́ đó là thang âm mà tôi nghe thấy trong lời kinh Cao Đài: Đạo… gốc bởi… ḷng thành… tín hiệp… Ḷng… nương nhang… khói tiếp… truyền ra… Mùi hương… lư ngọc… bay xa… Kính thành… cầu nguyện… tiên gia… chứng ḷng… ḥ… xự… xang… xê… cống…


“Tiếng hát ru đó hiện ra trong kinh của Cao Đài, hiện ra trong tiếng kinh của Phật giáo (…). Tôi mới giựt ḿnh. Hai đạo giáo đó có trên đất nước Việt Nam từ lâu, mà lời kinh tiếng kệ lại phản ảnh được tiếng hát ru của bà mẹ; từ trong ḷng của dân tộc Việt Nam mà sanh đẻ ra những nét nhạc đó. Đó là một bằng cớ chứng tỏ rằng hai đạo giáo đó [Phật và Cao Đài] đă mật thiết liên quan tới đời sống hằng ngày của dân tộc Việt Nam.

“Sau đó tôi bắt đầu nghiên cứu thêm, mới có được sự hiểu biết mỗi một lần một chút. Do đó tôi mới thấy được tại sao mà có những hơi xuân [nam xuân] trong khi đọc bài Đại la Thiên đế (…) Rồi tất cả những bài kinh đồng nhi đọc như thế nào, nhạc đánh như thế nào (…). Tất cả làm thành một khối âm nhạc tôn giáo rất phong phú, rất sâu sắc mà nếu không nói ra, người trên thế giới họ không thể hiểu nổi chúng ta. Mà khi nói ra, người ta hiểu rồi, th́ người ta bắt đầu kính nể dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa rất vững chắc, bắt nguồn bắt rễ từ ḍng nước âm nhạc của Việt Nam, từ trên mảnh đất ph́ nhiêu của truyền thống âm nhạc Việt Nam.

Điều đó làm cho chúng tôi hết sức là vui mừng. Vui mừng là may mắn Trời cho cơ duyên có cái dịp đứng tại cái chỗ gọi là trung tâm văn hóa của cả thế giới tại thành phố Paris, đứng trong cái trường đại học có tên tuổi trên thế giới là trường Sorbonne; lợi dụng hai cái chỗ đứng của ḿnh, đem cái tiếng nói của ḿnh để mà làm sáng tỏ được nền âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam.

“Điều đó tôi cho là Ơn Trên đă cho tôi một cái phước mà được ở trong những cái địa điểm đó, và sống trong cái thời điểm đó, tức là lúc người ta bắt đầu t́m hiểu âm nhạc châu Á. Được như thế là có trời đất, được gặp gỡ thiên thời, địa lợi, nhân ḥa mới làm được những công chuyện đó…

“Trong quá tŕnh đó, không phải là có tài mà được, không phải chuyên tâm mà được. Phải nhờ Ơn Trên sắp đặt cho ḿnh có một vị trí đó mới có thể đem cái tài, đem cái hiểu biết, chỉ là cái đóng góp nhỏ nhen so với cả một cái đức trời đất ban cho. Luôn luôn tôi chắp tay hoa mà lạy tạ ơn Trời Phật, để cho có một cái dịp mà nói được tiếng nói của âm nhạc dân tộc Việt Nam.

“Điều đó tôi cho là hạnh ngộ của tôi đối với âm nhạc, cái hạnh ngộ đối với tất cả các đạo giáo, cái hạnh ngộ của tôi đối với tất cả những người làm văn hóa trên thế giới.”

Một khía cạnh khác của nhạc lễ Cao Đài thể hiện tính dân tộc, theo Giáo sư Trần Văn Khê, là nhịp hai. Giáo sư giải thích:
“Tại sao Việt Nam ḿnh không có nhịp ba? Là bởi v́ yếu tố của tiết tấu người Việt Nam ḿnh căn cứ trong con người và môi trường sống của dân tộc Việt Nam. Con người sanh ra th́ có hơi thở, thở vào thở ra [nhịp hai]. Có trái tim đập hai nhịp. Trái tim đập ba nhịp là đau rồi (…). Cái tướng đi đánh đ̣ng xa, cũng hai nhịp. Con người thể hiện ra nhịp hai. Mẹ sanh ra đưa vào cái nôi, cái nôi kẽo cà kẽo kẹt, đưa qua đưa lại, là nhịp hai. Cây tre đầu làng phất phơ theo gió, là nhịp hai. Thủy triều lên xuống, là nhịp hai. Con sông nước lớn nước ṛng, là nhịp hai. Vậy th́ tất cả con người và môi trường trong đó người Việt Nam sống thể hiện ra nhịp hai rất nhiều. Nên chúng ta có nhịp hai, nhịp bốn, nhịp tám, nhịp mười sáu, nhịp ba mươi hai [bội số của nhịp hai] mà không có nhịp ba. Ngay cả nhịp ba-bảy của chèo (…), ba-bảy đó thật ra cũng có một nhịp bỏ, không đếm. Nhịp ba-bảy theo hát bội th́ tuy nói là ba khoảng mà bốn nhịp, cho nên kêu nhịp ba – bảy mà thực ra là bốn nhịp mà ba khoảng, đánh bảy tiếng. Do đó, tôi thấy rằng xem xét tất cả, từ trong nhịp hát chèo, từ trong nhịp hát bội, từ trong đời sống con người, th́ nhịp ba không có; nhịp ba chỉ có là khi nào ḿnh ra ngoài múa nhảy. Khi đọc kinh nhịp hai, nhịp bốn là đúng theo phong cách người Việt Nam. Đọc theo nhịp ba là bắt đầu chuyển sang có hơi hướng ngoại lai, hoặc là theo điệu valse của bên ngoài (…).

“Nhạc đệm cho kinh (đối với cách đọc kinh Cao Đài theo nhịp hai, nhịp bốn) có thể dùng các bài đàn như nam ai, nam xuân, nhịp hai bốn phách để đệm vào đó hay không? Tôi xin trả lời, có thể được. Huống chi kinh Cao Đài không phải là một bài có nét nhạc cố định, mà nét nhạc đó di động, uyển chuyển theo điệu và hơi, giống như trong hát bội hoặc hát khách không có một nét nhạc nào nhất định, hoặc hát nam không có cái hơi nào nhấtt định, tùy theo cái bổng trầm, cái thanh giọng của thi ca Việt Nam mà ra. Vậy th́ tùy theo cái thanh giọng bổng trầm trong câu kinh mà thể hiện ra hơi nam ai hay là nam xuân đều có thể được hết. Chữ không dấu th́ luôn luôn thành xang; không dấu có thể thành liu; chữ có dấu huyền có thể làm ḥ… Làm như thế th́ bất cứ chỗ nào cũng được, cho nên đờn nhịp hai, nhịp bốn cho vào đó luôn luôn có thể ăn.”

Sau buổi nói chuyện, trong sổ lưu niệm của Thánh Thất Từ Vân, Giáo Sư Trần Văn Khê viết:
“Ngày 11 tháng 10 dương lịch năm 1996 là một ngày tôi sẽ ghi nhớ măi trong đời cơ duyên hạnh ngộ với các chức sắc và đạo hữu Cao Đài tại thánh thất Từ Vân, đă đưa tôi về dĩ văng lúc tôi mới được Dượng Năm tôi, Phối Sư Thái Ṭng Thanh, khai tâm để hiểu đôi điều về đạo Cao Đài, nhớ lại thời kỳ tôi c̣n là học sinh của Thầy Nguyễn Văn Ngợi và Thầy Trần Văn Quế, cho tôi có dịp hội ngộ với những người bạn chí thân của tôi trong lĩnh vực âm nhạc và kịch nghệ: Anh Nguyễn Vĩnh Bảo và Cô Bảy Phùng Há, để chúng tôi cùng đem tiếng đàn, điệu hát minh họa những lời giải thích về các hơi, các điệu trong âm nhạc truyền thống Việt Nam để cho các bạn yêu nhạc, các bạn trẻ của thế hệ mai sau hiểu thêm nguồn gốc của các hơi dùng trong cách đọc kinh Cao Đài, thấy rơ rằng lễ nhạc dùng trong đạo Cao Đài rất đậm màu dân tộc Việt Nam.

“Bản sắc dân tộc đó chúng ta phải giữ ǵn, không phải v́ nệ cổ mà để cho nhạc, lễ Cao Đài khỏi mất rễ xa nguồn và rơi vào mảnh đất ngoại lai.
“Cuộc hạnh ngộ đó không phải chúng ta muốn mà được. Tôi xin chắp tay hoa tạ Ơn Trên đă cho tôi sống được những phút tuyệt vời ngày 11 tháng 10 năm 1996 vừa qua.
“Miền Nam nước Việt, 15.10.96”

LÊ ANH DŨNG

 

 

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

 

You're visitor # HTML Hit Counter                                       Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                               Address: 441 Sparkman Rd- Plant City, FL 33566                                                                                                                                                                  

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 813-716-7634