ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỨC TIN VÀ ĐẠO PHÁP.

Phạm Thanh B́nh

       Đức tinĐạo pháp là hai điều kiện cần thiết cho một người học Đạo. Thiếu một trong hai không thể giúp con người thành công, trái lại làm cho họ hoài nghi; vốn đang trong ṿng hoài nghi càng thêm hoài nghi. Tại sao tôi đưa hai phạm trù này vào chung một chủ đề. Đó là điều kiện ắt có và đủ cho một người trọn lành. Có người chỉ muốn hạnh phúc lên thiên đàng chỉ bằng đức tin thôi, không thực hành ǵ. Có người dày công học Đạo mà không tin tưởng lại muốn lên Cực Lạc thế giới. V́ thế hôm nay tôi xin tham gia t́m hiểu hai chủ đề cùng lúc.

       Sự hiện hữu của thế giới vật chất trong vũ trụ măi c̣n là một bí ẩn. Các khoa học gia đă, đang và sẽ t́m và t́m măi nguồn gốc cùng sự biến đổi của nó. Càng ngày các chuyên gia t́m hiểu đă phát hiện thêm những điều mới thuyết phục hơn những lư thuyết đă t́m thấy trước? Đó sẽ là một bản trường  ca của  dấu chấm hỏi bất tận.

       Gói gọn để xét những công tŕnh khoa học, nguyên lư khoa học, những định luật khoa học v.v…, ta đặt câu hỏi: những định luật, những nguyên lư khoa học được đặt tên chính nhà khoa học t́m ra nó, là do nhà khoa học ấy tạo  hay có sẳn trong tự nhiên mà t́m được?

       Định luật hấp dẫn do Newton tạo ra hay t́m ra? Trước khi Newton ra đời trên hành t́nh tinh này, có định luật hấp dẫn hay không? Rồi tương tự như vậy, những định luật khác nữa của Archimede,  của tất cả các khoa học gia, do họ tạo ra hay là phát hiện cái có sẳn trong thiên nhiên tự nhiên? Những khám phá khoa học đó sẽ c̣n và c̣n măi đến vô cực, tức không bao giờ chấm dứt. Nói cho cùng các nhà khoa học không phải ngẫu nhiên mà t́m lượm được một định luật hoàn hảo. Dựa vào đức tin nên cố gắng măi mới thành công, không có đức tin họ không làm được ǵ. Qui Luật và trật tự trong vũ trụ được lập tŕnh hoàn hảo có sẳn trong thiên nhiên. Vật xuống nước bị đẩy lên, nước sôi phải 100 độ C, nước đóng băng đang tan phải không độ C. Quả đất quay chung quanh mặt trời phải 365 ngày ¼, không hơn cũng không ít lại…Ai đă lập tŕnh nên? Có con người đó hay không? Câu hỏi này được hai trường phái duy vật và duy tâm thi nhau t́m câu giải đáp. Sự vận hành và phát triển của vũ trụ tại sao lại phối hợp hài hoà giữa mỗi cá thể trong một tổng thể.

       Có những lư thuyết được đưa ra trong một thời gian không gặp phản đối, con người tự khẳng định là chân lư. Rồi dần dà cũng bị đanh đổ với lư thuyết mới. Như vậy chân lư của vũ trụ vẫn măi c̣n trong màn bí mật. Lư thuyết thuỷ tổ loài người là loài vượn cũng nằm trong số phận bị đánh đổ ấy. Thôi th́ chuyện dó đễ cho những nhà khoa học tiếp tục dấn thân. Trên lănh vực đức tin tôi xin đôi điều t́m hiểu đóng góp.

       Khi nghiên cứu về Đức-Tin, chúng tôi không nên trích dẫn những câu nói kinh điển của tôn giáo để tránh ngộ nhận. Nhưng không có câu nói nào ngoài tôn giáo diễn được ư gần nhứt với tự nhiên như của Đức Phật Thích Ca: “Đức Phật hái một nắm lá cây rừng rồi bảo các đệ tử, những điều ta dạy các ngươi như nắm lá trong tay ta. Những điều ta chưa dạy các ngươi c̣n như lá trong rừng cây vậy.”. Câu danh ngôn: “Những điều đă biết như những giọt nước. Những điều chưa biết như cả một đại dương”.

       Những sự kiện hiển nhiên sau đây dù là người vô thần không tin có Thượng Đế cũng phải công nhận: Trong mỗi cá nhân con người nhứt thiết phải có đủ hai phần: một phần thấy được và phần vô h́nh không thấy được. Phần thấy được là thể xác, có đầy đủ cơ quan bộ phận h́nh hài đủ đầu ḿnh và tứ chi. Phần không thấy được, tuy không có h́nh ảnh, không nhận thức được bằng giác quan ai cũng tự đều thấy rằng có hiện hữu, không một ai phủ nhận: Đó là phần BIẾT và LINH. Cái Biết và cái Linh là hai thực thể nằm trong trạng thái vô h́nh ảnh nhưng không phải chung nhau một khối. Nó độc lập riêng biệt, đôi khi phản trắc cùng nhau nữa!

       BIẾT: ấy là khả năng nhận được thế giới vạn vật với đầy đủ đặc tính của nó. Cái Biết do học hỏi tấn hoá phát triển lên, tức do tiếp xúc với hữu h́nh theo định luật lục căn tiếp xúc lục trần sanh lục thức mà có. Trong Đạo học gọi đây là trí-hữu-sư.

       LINH: là khả năng phê phán phân biệt và lựa chon giữa thiện và ác, tốt và xấu. Cái Linh lúc nào cũng điều khiển cái Biết để hướng Thiện bỏ Ác,  chọn Tốt xa Xấu. Cái Biết th́ không như vậy, gặp ǵ có lợi cho bản thân vị kỷ th́ chọn dù cho tốt hay xấu, thiện hay ác. Cái Biết và cái Linh chẳng khi nào đồng thuận. Chúng luôn đấu tranh lẫn nhau. Nếu cái Biết thắng cái Linh con người sẽ hướng sự lựa chọn về nhục dục thấp hèn hướng ác. Ngược lại cái Linh thắng cái Biết, con người hướng tâm linh cao thượng đầy công b́nh và bác ái. Đó là trí-vô-sư. Không do học mà có.

       Ví dụ dẫn chứng:

       1-Đứng trước một bệnh căn bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân vô cùng khổ sở đau đớn, vị bác sĩ Nguyễn Văn X với cái vốn học hỏi, và kinh nghiệm  có thể đem áp dụng để cứu sống bệnh nhân ấy. Hoặc có thể giết chết bệnh nhân ấy mà không chịu trách nhiệm. Đứng trước sự phải lựa chọn, bác sĩ X và 100% các bác sĩ khác đều chọn phải cứu sống bằng mọi giá. Không được giết chết họ. Giết chết một bệnh nhân lương tâm không cho phép. Lương tâm không cho phép bác sĩ chọn điều ác ấy. Sự lựa chọn dó do trí vô sư của bác sĩ điều khiển trí hữu sư của bác sĩ thực hiện.

       2-Một kẻ cướp vào nhà, tàn sát tất cả để lấy của cũng được trí vô sư ấy ngăn cản, nhưng trí hữu sư của họ không nghe cuối cùng họ vẫn ra tay giết người. Cái Biết và cái Linh của bác-sĩ và kẻ cướp đang đấu nhau. Một đàng th́ Biết  thắng và một đàng th́ Linh thắng. “Tâm sát cảnh là Thánh. Cảnh sát tâm là phàm” (kinh Phật).

       3-Một con vật như chó hay khỉ có tánh rất khôn ngoan, nhưng chó và khỉ không biết phân biệt được tốt hay xấu và thiện ác. Chó và khỉ có thể ân ái với bạn t́nh trước công cộng không mảy may xấu hổ. Con người th́ không thể. Khỉ và chó có thể học được nhiều thứ, diễn nhiều thứ trong đoàn xiếc. Đó chỉ tiếp thu được trí hữu sư. Cái Linh- trí vô sư- không có. Trí vô sư chỉ có nơi con người mà thôi.

       4-Phát hiện ra nguyên tử, có nhà khoa học đem áp dụng vào đời sống làm năng lượng giúp nhơn loại sống sung sướng hạnh phúc. Cũng có nhà khoa học đem áp dụng làm vũ khí giết người hằng loạt cho con người đau khổ thêm lên.

       Trí hữu sư thoát thai từ vật chất do theo thể xác tấn hoá thêm lên, c̣n Trí Vô Sư có nguồn gốc khác ngoài thân không do người tạo hay học hỏi, tích luỷ được.

       Các tôn giáo xưa xếp chung hai thể vô h́nh: trí vô sư và trí hữu sư của một con người làm một gọi là hồn vô h́nh, song song với xác hữu h́nh. Quan điểm đó đưa ra một lỗ hỏng to lớn khủng hoảng lư luận khiến cho các  nhà trí thức vô thần có cửa chen vào phản bác và trích điểm. Thật sự con người có cả ba thể cùng tồn tại không thể tranh cải.

       Các nhà duy vật  trong lư thuyết của họ cũng chỉ biết đến có yếu tố Vật chất và ư-thức mà thôi. Ư thức sẽ không có chỗ thể hiện ra ngoài khi vật chất bị hư hoại. Ư thức không tiêu tan khi vật chất tan rả. Trí khôn tích luỷ của con người sẽ làm hạt giống tồn tại để gieo trồng mùa vụ tới khi có duyên hợp nên con người có hạng hiểu mau, hiểu chậm và không hiểu một vấn đề cùng Thầy giảng dạy. Cái Linh của một con người không do vật chất tạo nên, nó không phát sanh  hay mất đi theo vật chất.  Cái xác thân và cái hiểu biết của mỗi con người có cấu tạo bằng tinh chất giống nhau nên có thể xét nghiệm thấy được. Cái linh của con người không ai giống ai. Sanh cùng năm học cùng lớp cùng thầy vẫn không phát triển đồng đều.

       Tôn Giáo Cao Đài gọi ba vật thể đó là Tam-Thể Xác-Thân có xuất xứ từ ba nguồn cội khác nhau. Khái niệm Tam Thể Xác Thân chỉ được truyền dạy nhơn loại trong đầu thập niên 30 thế kỷ 20  khởi đầu  cho các tín hữu Cao Đài tại miền nam Việt Nam.

       Người trí thức hữu thần có đức tin luôn t́m kiếm để hiểu cho rơ ràng. C̣n người trí thức vô thần không có đức tin th́ luôn bài bác phản đối và trích điểm. Họ cố gắng trích điểm không v́ mục đích phát triển hiểu rơ mà nhằm mục đích bắt bí người kém đức tin để  lôi kéo họ vào cơn lốc hoài nghi làm mất đức tin sống và sinh hoạt theo vật chất.

       Trước t́nh huống đó, gần 400 năm trước (1623-1662) nhà bác học Blaise  Pascal một nhà toán học có tín ngưỡng  đưa ra một công thức đánh cuộc trong tác phẩm LA PENSÉE vô cùng khách quan để cho những ai chưa đủ sức t́m ra chân lư tạm tin vào công thức ấy mà quyết định. Công thức này có thể áp dụng để t́m hiểu mọi lảnh vực mọi thời đại cho đến khi Vũ Trụ không c̣n bí mật. Nó không gói gọn trong t́m hiểu về Đức Thượng Đế mà thôi.

       Tính tất yếu của sự đánh cuộc, con người không thể chứng minh được “Đấng Tạo Hoá hiện hữu hay không hiện hữu”. Chọn lựa thế nào cho vấn đề “Tin hay không Tin”?

       Có 4 khả năng xảy đến:

       1-Tin vào Đấng Tạo Hoá hiện hữu:

       Tin là một sự chấp nhận vượt khả năng lư trí, nhưng hoàn toàn tín thác vào may mắn. Nếu thật sự Đấng Tạo Hoá hiện hữu, th́ phúc lộc của con người là vô hạn. Hiệu quả có thể thấy ngay ở đời này, khi con người chúng ta sống theo những lời mời gọi của Đấng Tạo Hoá, chúng ta được lănh nhận sự b́nh an và niềm vui trong mọi hoàn cảnh.

       2-Tin vào Đấng Tạo Hoá không hiện hữu:

       Chúng ta bị lừa dối, một sự lừa dối lớn nhất trong cuộc đời chúng ta, dù sao tổn thất này cũng chỉ trong giới hạn phận người của chúng ta, chúng ta không thể chịu tổn thất vô hạn.

       3-Không tin vào Đấng Tạo Hoá hiện hữu: 

       Sự kiện này nếu xảy ra nơi chúng ta th́ mất mát rất lớn, mất cả sự sống đời đời. Không tin vào Đấng Tạo Hoá, chỉ c̣n lại chỉ tin vào những thực tại của trần thế này. Thực tại trần thế này đang cho chúng ta thấy tính bấp bênh của nó.  không có giá trị ǵ bền vững. con người sẽ lẩn quẩn không lư tưởng cuối cùng chết trong cái nhà tù trần gian của ḿnh, và thấy đời vô nghĩa.

       4-Không tin vào Đấng Tạo Hoá không hiện hữu:

       Đấng Tạo Hoá không có thật và chúng ta cũng không tin. Khả năng này có thể xảy ra đi chăng nữa cuộc đời này không cần thiết phải xây dựng sự thiện, kết quả của trần thế này đang là một hoả ngục.  Chúng ta sẽ không được một chút lợi lộc nào trong sự không tin này. Có thể đưa vào sơ đồ như sau:

Đấng Tạo Hoá

Không có

Tin

Quá tuyệt vời (Lời to)

Không có ǵ hại (huề)

Không tin

Bị thiệt tḥi quá to (lỗ)

Không có ǵ lợi (huề)

 

       Ư chính của thuyết đánh cược này, theo Pascal, người ta không thể biết đến sự tồn tại của Đấng Tạo Hoá đấng siêu nhiên chỉ bằng lư trí không thôi. Nên cần phải sống một cuộc đời như thể các vị Giáo Chủ dạy thực sự  là điều khôn ngoan, v́ sống như thế mới có thể đạt được mọi thứ mà không mất mát ǵ cả. Nếu chúng ta sống như thể Đấng Tạo Hoá tồn tại, và Ngài thực sự tồn tại, chúng ta sẽ được lên thiên đàng. Nếu Ngài không tồn tại, chúng ta cũng chẳng có ǵ để mất. Mặt khác, nếu chúng ta sống như thể Đấng Tạo Hoá không tồn tại mà Ngài lại thực sự tồn tại, chúng ta phải bị đại thiệt tḥi, sẽ chẳng nhận được thiên đàng và niềm vui thỏa.

       Thuyết đánh cược này có thể nói là một công thức lựa chọn cho bất cứ trường hợp đều hữu ích, không chỉ nằm trong đức tin tôn giáo.  Không có công thức nào hiện có khả dĩ bằng hay tốt hơn để chứng minh. Trong khi con người chờ có phương hay hơn tại sao ta không làm phép thử lựa chọn thay v́ bó tay ngồi chờ? Giữa sa mạc biết không thể t́m nước sao không chọn cách  đi t́m mà ngồi chịu chết khát?

       Không hiểu sao những nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mă thời trước kia không tŕnh bày  luật Nhơn Quả như vậy sẽ thuyết phục hơn những người không tin tưởng. Nếu được lên Thiên Đàng bằng đức tin đơn giản mà không làm ǵ cả th́ sự công bằng có được bền vững chăng?

       Trở lại vấn đề đức tin trong những con người hữu thần lẫn vô thần Đức Hộ Pháp Giáo chủ Đạo Cao Đài có giải thích như sau:

“…Thoảng có một vị tu chơn theo Phật-Giáo, chẳng noi theo tánh đức nhà Phật là Từ-Bi Bác-Ái, chỉ biết một điều trọn kiếp sanh đem thân phụng sự cho nhơn-loại, cho chúng- sanh. Sang, trọng, vinh, hiển họ coi như nước chảy, như giọt sương đầu cỏ. …”

“…Thoảng một vị Giáo-đồ nhà Phật lấy căn bản hành-khất ấy đặng tạo một cảnh chùa rồi ngồi đợi chúng-sanh đem của bố-thí tới đặng ăn mà sống, ngoài ra nữa, c̣n lường gạt tâm-lư của các Tín-Đồ, đem cả mầu-nhiệm Thiêng-Liêng của Phật dạy làm một món khí cụ đặng dọa nạt, hù nhát kẻ Tín-Đồ, duy có một phương hù nhát mà thôi. Lập ra cửa Phong-Đô có h́nh khảo ghê sợ đặng dụ-dỗ họ nơi Niết-Bàn mà kỳ trung chưa hề phụng-sự chúng-sanh như …

“…Thoảng các môn-đệ của Ngài về tới Cung Hiệp-Thiên Hành-Hóa nói: Tôi thương chúng-sanh như Thầy tôi, tôi noi theo chơn-truyền của Thầy tôi tức là Đức Chúa Jésus Christ, tôi cũng đem mảnh tâm đặng hiến cho Chí-Tôn vậy, nhưng tinh-thần của họ không mảy may yêu-ái chúng sanh, trái lại họ cầm quyền-năng gọi là nhơn danh Đức Chúa Trời tha tội cho nhơn-loại, cầm quyền ấy đặng vi-chủ tinh-thần loài người…”

          “..Nói đến Trí: Khổng-Giáo lấy Trí làm căn bản, Trí thực muôn h́nh ngàn trạng, đem cái triết-lư cao siêu ra tạo xă-hội nhơn-quần không phải dễ. Đức Khổng-Phu-Tử phải dùng Trí đặng tự-tu kỳ thân. Có tự-tu kỳ thân đặng mới đủ quyền-năng yêu-ái giáo-hóa các chơn-linh tức là các nhơn-loại đặng trọn lành, đến tột bực lành là Chí-Thiện. Trái ngược lại môn-đồ của Ngài nương nơi trí-giác ấy làm căn bản, học nhiều thấy rộng, nói cho hay cho khéo, lấy cả tinh-thần cao thượng đặng hài-hước nơi lỗ miệng, c̣n thật chơn-lư không ai làm đặng. ..”

          “…Trong ba bằng cớ vừa kể đó Bần-Đạo quả quyết rằng, các vị Giáo-Chủ đă tạo ra các nền Tôn-Giáo, tinh-thần của họ cũng chỉ biết phụng-sự cho nhơn-loại. Mà hại thay! hại thay! Cơ- quan của họ đào tạo tinh-thần của loài người với tinh-thần trí-thức của họ, họ chịu khổ hạnh, muôn cay ngàn đắng, trọn kiếp sanh đào tạo cho đời, rốt cuộc cả triết-lư Đạo-Giáo thay v́ tạo hạnh-phúc cho nhơn-loại, trái ngược lại đă làm khí cụ cho kẻ vô tâm lợi dụng đặng lường gạt tinh-thần nhơn-loại hơn nữa. Thay v́ làm phước họ đă làm tội.”   (trích Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp bài 30 Con Đường Thiêng Hằng Sống)

       Chưa hẳn những điều không nhận được bằng giác quan là không có. Thế giới màu sắc sẽ không có với người mù. Thế giới âm thanh sẽ không có với người điếc. và thế giới vô hỉnh cũng không có với người khiếm đức tin là một giác quan thứ bảy.

       Ngày nay, những người trọn đức tin cũng không nhiều. V́ vậy không khác vào 2500 năm trước các môn đệ của Tam Giáo vẫn c̣n có kẻ lợi dụng uy quyền của Giáo Chủ để lại làm khí cụ để làm oai quyền lường gạt hù doạ nhơn sanh. Những người học theo Giáo chủ mà hành khác đi lời dạy cũng rất nhiều làm sai lệch ư nghĩa ban đầu của các Đấng đă dạy. Từ chánh tín bước sang mê tín trong gang tấc.

       Cũng bởi cớ cho nên Đạo Cao Đài trong Tam Kỳ Phổ Độ buộc mỗi tín đồ xin học Đạo phải lập minh thệ rất nặng “Thiên tru địa lục” haytận đoạ Tam đồ bất năng thoát tục..” đặng giữ niềm tin. Nặng nề dường ấy mà họ cũng chẳng ghê sợ, chẳng trọn tin mà vi phạm v́ mất hoặc hao ṃn đức tin. Đem công thức đánh cược của Pascal xét thấy họ bị mất tất cả không được hưởng hạnh phúc của Đấng siêu h́nh dạy bảo. Nếu họ trọn tin th́ họ hưởng được tất cả mà không tốn một đồng vốn vật chất nào đầu tư vào. Họ mượn lời dạy của Đức Cao Đài đem Thương Yêu và Công Bằng lo phổ độ cả chúng sanh biến thành kẻ ban ơn cho nhơn loại để làm theo ư riêng của ḿnh. Biết không tùng luật Pháp Cao Đài sẽ không được Đức Chí Tôn công nhận công nghiệp  mà họ vẫn làm!!!

       Thượng Đế Cao Đài không hề phạt ai v́ ghét cũng không hề nâng đỡ ai v́ thương, mà tất cả đều do hành tàng của ḿnh định phận cho ḿnh. Lên Thiên Đàng hay xuống Đại ngục đều do ḿnh tự chọn và bước vào. Thiên Đàng là nơi con người không có khổ nên không chứa kẻ xấu, kẻ ác nên có câu thi:

       “Phải giữ chơn linh đặng tron lành,

       Ngọc Hư toàn ngự đấng tịnh anh…”

       Đọc qua sự giải thích của vị Giáo chủ của một nền Tân Tôn Giáo phân tích và hoá giải những vấn nạn có thật (hoặc tự dựng nên) chúng ta thấy không c̣n  lời nào xác thực và thuyết phục bằng. Phần c̣n lại là sự tự lựa chọn của các bậc trí giả ấy.

       Kết luận: Chủ đề này là một vấn nạn. Một cuộc thiệt chiến giữa tin và không tin. Muôn đời khó thể hoá giải dung nạp lẫn nhau. Do đó với sự hạn hữu cá nhân con người nếu phải lựa chọn th́ phải khôn ngoan. Đức tin đó giúp cho con người yên tâm và hạnh phúc hy vọng hay đưa con người vào lo âu đau khổ hay tuyệt vọng.

Tây Ninh, tiết Mạnh Xuân năm Canh Tư.

Phạm Thanh B́nh

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000