Đức Chí-Tôn đại từ, đại bi, đại bác ái,
vậy có hành phạt loài người không?
Điền Lạc
Câu hỏi có vẻ nghịch lư quá phải không?
Không đâu các bằng hữu ơi! Nếu
chúng ta học đạo của Đức Chí-Tôn đại Từ Phụ mà không t́m
hiểu đến nơi đến chốn những vấn đề tương tự như vậy th́ người
môn đệ như chúng ta có thể sẽ bị rơi vào một trong hai thái cực:
(1) hoặc là lờn dễ v́ cho Đức Thượng Đế có ḷng đại từ đại bi
nên không phạt ai làm cho bạn không sợ đưa đến phạm Thiên Điều;
(2) hoặc là chúng ta rơi vào t́nh trạng bất cập, làm ǵ
cũng không dám. Làm ǵ cũng sợ bị phạt kể cả gặp việc tốt cũng
không dám làm.
Đắn đo suy nghĩ cho tường chân lư là bổn phận của mỗi tín hữu
Cao-Đài. Trí năo con người là một trong ba món báu ta dâng lên
Từ Phụ. Khi có dịp th́ chúng ta phải tích cực t́m hiểu cho đến
nơi đến chốn để giúp cho Chí Tôn cứu độ chúng sanh.
Với câu hỏi được nêu trong tựa đề, chúng ta lần lượt t́m hiểu:
Theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển phần Thi Văn dạy đạo có câu :
Cậy kẻ dạy con cũng lẽ thường,
Cho roi cho vọt mới là thương.
Nhơn t́nh ví chẳng mưu thâu phục,
Thế giới mong chi phép độ lường,
Nhỏ dại Thầy nuôi mùi Đạo hạnh,
Lớn lên bây xứng mặt hiền lương.
Vinh hoa phẩm cũ ngôi xưa đó.
Khổ cực các con chớ bỏ trường
(trang 116 - Q2)”.
Theo nội dung bài thi văn Chí
Tôn vừa nói trong bài thi trên trên chúng ta có thể xác định
Thượng Đế nhất đinh có hành phạt chúng sanh.
Phạt, phải phân biệt được hai trường hợp:
1. Trường hợp vô h́nh
2. Và trường hợp hữu h́nh.
Trong vô h́nh Chí Tôn tuyệt đối công bằng, nên có dạy
rằng: Thầy không v́ thương mà ẳm bồng đưa lên, cũng không v́
ghét mà phải phạt. Đây chỉ là luật nhân quả. Chúng ta phải tuyệt
đối tin tưởng Chí Tôn sẽ không phạt mà cũng không ẵm bồng đưa
lên. Tất cả do chúng ta gieo nhân chúng ta phải gánh hậu quả xấu
hoặc là thu hoạch hậu quả tốt.
Chúng ta chỉ bàn trong lĩnh vực hữu h́nh.
Trong lời Minh thệ chúng ta hứa với Chí Tôn và các đấng tự
nguyện chịu hành phạt Thiên Tru Địa Lục nếu chúng ta có ḷng hai
có nghĩa là chúng ta
vi phạm lời minh thệ
đă lập.
Tại sao Thầy buộc chúng ta phải lập Minh thệ? V́ Đức Chí Tôn sợ
chúng ta bị luật nhân quả h́nh phạt cho nên lấy lời Minh thệ để
làm hàng rào chẳng chúng ta khỏi lọt xuống hố sâu.
Để trả lời câu hỏi trên Chí Tôn v́ thương sợ con cái của
người phải xa vào ṿng tội lỗi nên mới nói cho roi cho vọt
mới là thương. Có nghĩa là về phần hữu h́nh Chí Tôn sẽ
có h́nh phạt cho ai phạm luật pháp là điều không thể tránh khỏi.
Chí-Tôn sẽ phạt nhân loại nói chung và con người nói riêng
bằng cách nào?
Trong bài thuyết đạo ngày 9-1- Mậu Tuất (1978) ngài Bảo Đạo Hồ
Tấn Khoa có nói:
“…Cơ tạo đoan đă sanh ra muôn loài vạn vật, trong đó có con
người. Mỗi sắc loài đều có vật bảo vệ kỳ thân riêng biệt như
nanh nhọn, vuốt bén, sừng cứng, cánh bay, chân chạy lẹ, da dày,
lông ấm, mỗi mỗi đều có phương tiện khác nhau” .
“Chỉ có con người là sanh ra mảnh thân yếu
ớt, không nanh nhọn, không vuốt bén, không sừng cứng, không cánh
bay, không da dày, không lông ấm, thiếu hết cả phương tiện bảo
vệ kỳ thân. Nhưng Thượng Đế ban cho con người một vũ khí vô cùng
hữu ích đó là trí khôn”.
“Từ lúc xuất hiện trên mặt thế này, con người với lư trí trời
ban tự kiếm lá che thân trần lỗ, phải kiếm hang để núp mưa núp
nắng, kiếm gậy gộc để làm khí cụ tuỳ thân. Đời sống lúc đó kể ra
rất khổ sở, nhưng với lư trí của ḿnh con người phải liên tục
chống lại cảnh khổ và từ đời này đến đời khác. Con người vẫn nhờ
đến sự tích luỹ. Trí khôn của kẻ trước giúp người sau để nâng
cao đời sống của ḿnh”.
“Do đó con người từ khi xuất hiện nơi
mặt thế này với một tấm thân trần lỗ mà ngày nay nhờ trí khôn
ngoan đă trở thành chúa tể của muôn loài vạn vật. Sử dụng sức
lực của ḿnh, lấy thiên nhiên phục vụ cho đời sống của ḿnh, lập
thành cơ tấn hoá của nền văn minh vật chất”.
“Thật ra với sự tiến bộ không ngừng, con người đă tạo ra cho
ḿnh một nếp sống rất cao về mặt vật chất, nhưng vẫn chưa thoát
khỏi khuôn luật tương phản của thiên nhiên là trong mỗi sự việc
hay hành động của con người đều có hai khía cạnh đối nhau: có
mặt ắt có trái, có nên ắt có hư, có trắng ắt có đen, có dữ ắt có
hiền, có tà ắt có chánh, có thành ắt có bại…”
“V́ lẽ đó mà lư trí con người, một lưỡi gươm hai bề có sắc bén.
Nó giúp con người thành công kể như đến mức tuyệt đỉnh về mặt
vật chất hữu h́nh, nhưng trái lại về mặt tinh thần không đặng
tiến triển đồng một nhịp với vật chất. V́ trái lại con người
tưởng rằng nâng cao vật chất là hết khổ nhưng rốt cuộc vẫn chưa
thoát khỏi cảnh khổ. Nào ngờ lư trí đó trong khi thoả thích
những nhu cầu về vật chất lại kích thích theo thú tánh hay phàm
tâm con người về lục dục thất t́nh, nuôi dưỡng, tăng trưởng tánh
ích kỷ tham lam, muốn trả lợi về phần ḿnh cho thiệt nhiều, mặc
kệ ai thiếu thốn, gây cảnh mạnh đặng yếu thua, lại c̣n bóc lột
giết hại người là khác”.
“V́ Đức Chí Tôn là vô h́nh, biện pháp mạnh đó đức Chí Tôn có nói
: “mượn thế toan phương giác thế.”. Nếu con người cứ măi
lỳ không chịu gội rửa phàm tâm tục tánh thiệt hành chơn pháp của
Đạo là sống vị tha, không vị kỷ th́ Đức Chí Tôn sẽ chuyển thế
bằng cách để cho con người đem hết lư trí của ḿnh dùng vào việc
tàn sát lẫn nhau, đưa cảnh khổ đến mức tuyệt đỉnh mà con người
không sao chịu nổi rồi phải tự tỉnh ngộ quay đầu hướng thiện.
Thay v́ tranh giành nhau bă vinh quang, mùi phú quí để sát hại
lẫn nhau đi đến cơ tận diệt mà không giải quyết được mọi vấn đề
nhơn sự nào th́ chừng đó nhơn loại mới biết thức tỉnh, biết
thương yêu nhau, chia sớt nhau để cùng chung hưởng của cải trên
thế gian này của Trời ban chung cho nhơn loại”.
“Đó là biện pháp hồng oai của Đức Chí Tôn đang dùng để thức tỉnh
loài người.
Bên cạnh hồng oai, Đức Chí Tôn cũng v́ đức háo sanh nên cũng có
biện pháp hồng-từ cho những đứa con biết nghe theo lời dạy nâng
cao tinh thần đạo-đức theo như câu: “Tạo đời cải dữ ra hiền. Bảo
sanh nắm giữ diệu huyền Chí-Tôn”.
“Lấy độc trị độc, lấy dữ trừ dữ, lấy hiền đăi hiền. Rồi đây
chiến cuộc thế giới sẽ cho mọi người thấy rằng: Người tàn bạo sẽ
do người người tàn bạo giết lẫn nhau đúng với khuông luật VAY
VAY, TRẢ TRẢ với nhau gây cảnh chết chóc tạo một cảnh khổ chưa
từng có bao giờ. Không chịu nỗi chừng đó sẽ có một biến chuyển
lạ thường trong tâm trí con người. Lấy lư trí của Trời ban cho
giục tỉnh tâm linh thấy rơ đâu là cảnh khổ đâu là nơi hạnh phúc.
Con người khi ấy mới cương quyết: “Nắm cây huệ kiếm gươm thần.
Dứt tan sự thế nợ trần từ đây.”và phải chịu cúi đầu cải dữ ra
hiền chấp thuận cuộc đời mới sống trong hoà b́nh hạnh phúc.
Những phần tử nào quá lỳ lợm không chịu cải thiện sẽ bị bánh xe
tiến hoá đào thải. Chỉ c̣n lại những kẻ hiền đức được dưới
sự bảo che của quyền năng vô biên của Đức Chí Tôn”.
“Chúng ta v́ ḷng tín ngưỡng nơi
Đức Chí Tôn nên tự ḿnh đem thân vào cửa Đạo. Hằng ngày mỗi
người đến giờ lễ bái đều có đại-nguyện dâng trọn Tam-Bửu của
chúng ta lên cho Đức Chí-Tôn và các Đấng Thiêng-Liêng trọn quyền
sử dụng. Vậy chúng ta phải làm sao đây cho xứng đáng là môn đệ
thầy Trời?”
(Trích
Bài Thuyết Đạo của Ngài Hồ Tấn Khoa Bảo Đạo Hiệp Thiên Đài ngày
9 tháng 1 năm Mậu Tuất 1978)
Nh́n thế cuộc chiến tranh hiện nay trên thế giới (ở Đông Âu và
Trung Đông), trong chúng ta chắc ai cũng nghĩ rằng:
Trời đang
phạt chúng sanh bằng cách để cho con người giết nhau cho đến khi
chịu đựng hết nỗi, th́ cúi đầu cải dữ ra hiền.
Thánh địa ngày 1 tháng 10 năm Quư Măo
Điền Lạc