ĐÔI ĐIỀU LUẬN BÀN VỀ
H̀NH THỨC CỦA TÁC PHẨM "ĐẠO UYỂN"
- LỢI DỤNG DANH NGHĨA TOÀ THÁNH TÂY NINH CHĂNG ?
Chúng tôi được đạo huynh Nguyễn Kiến Sử "tag" cho bài viết với
tiêu đề trên tại facebook cá nhân, phần bên dưới ghi tác giả là
"Một tín đồ quèn của Ṭa Thánh Tây Ninh-thiển bút". Qua bài viết
này, tác giả đề cập đến một loạt các tập san có tên "Đại Đạo Văn
Uyển hay Đạo Uyển" do Huệ Khải, thuộc Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư,
chủ biên.
Xin lược ghi vài ư chính trong bài viết này:
(1)
" Tuyệt nhiên, trong tất cả các tác phẩm ấn hành của tựa sách
này hoàn toàn không có sự tham gia viết bài tham luận, phối hợp
thực hiện từ Hội Thánh Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh, trung tâm là
Ṭa Thánh Tây Ninh. Ngoài b́a th́ h́nh ảnh thuộc về Toà Thánh
Tây Ninh mà nội dung bên trong chẳng có ǵ là xuất phát hay
thuộc về Toà Thánh Tây Ninh".
(2) "Một tác phẩm
không mang tính đại diện cho tiếng nói, cho nền giáo lư và quan
điểm chính thống của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Ṭa Thánh Tây Ninh
mà lại liên tục không ngừng sử dụng các h́nh ảnh cảnh quan, sinh
hoạt tôn giáo của Ṭa Thánh Tây Ninh để tŕnh bày trên các trang
b́a của tác phẩm này là một điều có nghịch lư chăng ?!".
(3) " Tác giả hay tổ
chức thực hiện các tác phẩm này đă tạo cho người đọc quá nhiều
ngộ nhận nhất là đối với các tín đồ Cao Đài tùng quyền Ṭa Thánh
Tây Ninh và các nhà nghiên cứu về Tôn giáo Cao Đài"...
Bài viết được rất nhiều bạn đạo trên facebook đồng t́nh với tác
giả bằng những comments không tán thành cách làm của nhóm chủ
biên Tập san nói trên. Đặc biệt chúng tôi trích ra phần comment
của facebooker Minh Dương Xuân:
"Cảm
ơn bài chia sẻ của bác Nguyễn. Nói về tính chính danh th́ h́nh
như hiện nay chẳng có Chi Phái Cao Đài nào có được kể cả phái
Tây Ninh. Tại sao vậy? V́ tất cả không c̣n tùng Pháp Chánh
Truyền. Treo dưa bán cá phái Tây Ninh cũng làm th́ trách ai? Có
một điều không hiểu tại sao Hội Thánh không có văn bản chánh
thức phân tích chi li như bác Nguyễn để tránh cho đồng đạo hiểu
nhầm.
Đạo Uyển xuất bản
có phép th́ họ không có ǵ sai. Cháu chỉ đau ḷng cho nền Đạo
của Chí Tôn đă biến tướng không c̣n đủ tính " Qui Tam Giáo " "
Hiệp Ngũ Chi" nữa! Hiện chỉ là một hệ phái đồng đẳng các phái
Cao Đài khác theo Hiến Chương 1997".
oooOooo
Tựa sách "Đại Đạo Văn Uyển hay Đạo Uyển" là một tác phẩm được ấn
hành thường kỳ theo quư nằm trong chương tŕnh Chung tay ấn tống
kinh sách - là một chương tŕnh do các tổ chức chi phái ngoài hệ
thống của Toà Thánh Tây Ninh liên kết thực hiện và tác giả Huệ
Khải (tên thật Lê Anh Dũng, hiện đang hoạt động tại tổ chức Cơ
quan phổ thông giáo lư) chịu trách nhiệm là chủ biên. Nội dung
của tác phẩm hầu hết là các bài viết tham luận giáo lư khác nhau
của các tác giả khác nhau đến từ nhiều chi phái khác nhau, đồng
thời các Thánh giáo và giáo lư được trích dẫn cũng chủ yếu dựa
vào nền tảng các Thánh giáo riêng của các tổ chức hệ phái ấy.
Tuyệt nhiên, trong tất cả các tác phẩm ấn hành của tựa sách này
hoàn toàn không có sự tham gia viết bài tham luận, phối hợp thực
hiện từ Hội Thánh Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh, trung tâm là Ṭa
Thánh Tây Ninh. Ngoài b́a th́ h́nh ảnh thuộc về Toà Thánh Tây
Ninh mà nội dung bên trong chẳng có ǵ là xuất phát hay thuộc về
Toà Thánh Tây Ninh.
Điều này cho thấy, tác phẩm "Đạo Uyển" là một tác phẩm không
mang tính đại diện cho Đạo Cao Đài nói chung và tiếng nói của
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Ṭa Thánh Tây Ninh nói riêng.
Đó là một sự thật không thể phủ nhận, dầu người thực hiện có vô
t́nh hay cố t́nh lấp liếm, khéo léo phỉnh lừa người đọc trong
đạo hay ngoài đạo. Động cơ lấp liếm vẫn được xem là không chánh
đáng khó nhận được sự thuyết phục và tôn trọng từ người đọc v́
sự thật là khởi đầu của con đường Đạo. Nội dung trong tác phẩm
viết về điều ǵ ta không bàn căi, giá trị của các bài viết ra
sao ta chẳng có quyền phán xét và chỉ để cho người đọc tự cảm
nhận và tự suy lư. Đồng thời tất cả nội dung này đă được kiểm
duyệt và được cấp phép xuất bản theo quy định của pháp luật nhà
nước hiện hành.
Điều đáng nói, một tác phẩm không mang tính đại diện cho tiếng
nói, cho nền giáo lư và quan điểm chính thống của Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ - Ṭa Thánh Tây Ninh mà lại liên tục không ngừng sử dụng
các h́nh ảnh cảnh quan, sinh hoạt tôn giáo của Ṭa Thánh Tây
Ninh để tŕnh bày trên các trang b́a của tác phẩm này là một
điều có nghịch lư chăng ?! Phải chăng mục đích của tác giả là
đánh lận con đen lợi dụng uy tín chính thống đại diện Cao Đài
giáo của Toà Thánh Tây Ninh để quảng bá cho quan điểm không
chính thống của ḿnh ?!
Thoạt đầu có thể ta thoáng tưởng trong suy nghĩ của ḿnh rằng
"chỉ là h́nh ảnh thôi mà, có ǵ quan trọng đâu?" hay "sách này
cũng là Cao Đài, v́ có h́nh Toà Thánh Tây Ninh th́ có ǵ ảnh
hưởng lớn lao hay tiêu cực ǵ đâu?..." Tuy nhiên nếu b́nh tâm
xem xét, tác giả hay tổ chức thực hiện các tác phẩm này đă tạo
cho người đọc quá nhiều ngộ nhận nhất là đối với các tín đồ Cao
Đài tùng quyền Ṭa Thánh Tây Ninh và các nhà nghiên cứu về Tôn
giáo Cao Đài.
Đơn cử một vài dẫn chứng sau:
1/. Ngày nay theo con số thống kê của Lại viện th́ số tín đồ
thuộc Đạo Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh là gần 3 triệu tín đồ trong
nước và hơn 30.000 tín đồ nữa ở các nước trên thế giới. Được xem
là số tín đồ đại diện cho đạo Cao Đài ở Việt Nam và đông gấp đôi
số lượng tín đồ của các chi phái cộng lại. Cho nên không ít th́
nhiều, tác phẩm này sẽ tiếp cận đến người tín đồ Cao Đài Ṭa
Thánh Tây Ninh. Đối với các vị cao minh, am hiểu giáo lư th́
chẳng nói chi v́ họ sẽ dễ dàng phân định được. C̣n phần đông là
người giữ đạo đơn thuần th́ sẽ dễ dàng chấp nhận, cho rằng đây
là sách Đạo của Ṭa Thánh Tây Ninh v́ có có h́nh ảnh đại diện là
Ṭa Thánh của ḿnh nên ḿnh phải đọc, học, nghiên cứu và ứng
dụng theo. Hệ quả về sự ngộ nhận như thế nào và sự ảnh hưởng đến
nhận thức của người tín đồ ra sao? Không cần phân tích, chúng ta
có thể tự h́nh dung...
2/. Các bài viết dầu có cố gắng mang tính trung lập, chỉ bàn về
giáo lư, ca ngợi tinh thần tu học, khuyến khích con người biết
kỉnh thờ Trời Phật,... th́ các quan điểm ấy vẫn không mang tính
chính thống đại diện cho nền Chơn pháp Cao Đài. Điều này sẽ làm
cho các học giả, các nhà nghiên cứu trong quá tŕnh sưu tầm tư
liệu để t́m hiểu về Đạo Cao Đài vẫn sẽ không ít th́ nhiều bị ngộ
nhận về giáo lư Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh, với những h́nh ảnh
mang tính đại diện của Ṭa Thánh Tây Ninh. Vậy nếu có sự ngộ
nhận này, ai sẽ là người chịu trách nhiệm và ai sẽ là người minh
định sự ngộ nhận này ??? Thật ngậm ngùi, đau đớn,...
3/. Chính tác giả và tổ chức thực hiện tác phẩm này đă vô t́nh
gây tạo ra mầm móng của sự bất ḥa trong tín đồ các tổ chức tôn
giáo. V́ vàng không ra vàng, thau không ra thau, lúa không ra
lúa, gạo không ra gạo, u u minh minh chẳng minh bạch rơ ràng th́
tất sẽ sinh ra tranh luận, rồi biến thành trường ngôn luận, rồi
cao trào có thể là sự xung đột của 1 bộ phận tín đồ v́ quá cuồng
tín của nhiều phía. Thử hỏi lỗi này ai chịu, quả gây bất ḥa này
ai gánh ?
Chẳng biết khi thực hiện việc này, người thực hiện có biết biết
sơ sơ về thuyết CHÍNH DANH của Đức Khổng Tử chăng? V́ Danh nếu
không chính th́ ngôn ắt không thuận. Điều này chắc tác giả Huệ
Khải là bậc hiền tu, học vấn cao minh chắc phải biết rơ hơn ai
hết ? Ta thử h́nh dung một ví dụ đơn giản sau đây "Nếu bạn muốn
đi mua dưa vào một cửa tiệm mà bên ngoài giới thiệu h́nh ảnh
treo biển hiệu bán các loại dưa nhưng khi vào bên trong, người
khách hỏi mua dưa mà chẳng thấy dưa, người bán th́ lại toàn đưa
ra cà chua với ớt đỏ,... mà chẳng thấy trái dưa nào th́ trạng
thái người mua sẽ ra sao? và uy tín của người bán sẽ như thế
nào? Trong đời sống người ta cũng rất cần tôn trọng về tính
chính danh đến vậy, huống lựa là trong đạo giáo luôn dạy người
đạo nêu cao tinh thần đạo đức. Điều này xin gởi lại cho người
đọc tự suy ngẫm!
Ḷng tự trọng là phẩm chất luôn tồn tại trong mỗi cá nhân v́ có
ḷng tự trọng người ta mới biết hổ ngươi, thẹn mặt, dè chừng với
những việc làm không chánh đáng của ḿnh mà biết giữ ḿnh. Hy
vọng các tác phẩm "ĐẠO UYỂN" sau này cũng nên xiển dương và nêu
cao tinh thần tự trọng đấy để được người đời tôn trọng và quư
mến. Bằng cách hăy sử dụng các h́nh ảnh của các Cơ quan, các
Thánh sở, các hoạt động tôn giáo của các chi phái ḿnh để minh
họa cho các nội dung bài viết của ḿnh cho thêm phần thuyết phục
và cho phẩm giá của tổ chức ḿnh thêm được nêu cao, gây tạo được
tiếng lành, tích lưu được phước đức,...
Cũng đồng thời giúp người tín đồ các chi phái và Cao Đài Ṭa
Thánh Tây Ninh không phải bị ngộ nhận và gây trường náo nhiệt
ngôn luận bất ḥa. Ấy cũng là việc làm hữu phước của bậc hiền
nhân quân tử!
Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - có trung ương tại Ṭa
Thánh Tây Ninh được Đức Chí Tôn khai sáng năm 1926 và ban truyền
sứ mạng tận độ chúng sanh, phục hưng Thánh Đức trong thời kỳ mạt
pháp. Tự tôn giáo này có đủ triết lư để thuyết phục và độ nhân,
đủ phương pháp để điều hành thực thi cơ tận độ. Tinh thần hy
sinh v́ Đạo v́ sanh chúng của các bậc tiền nhân như Đức Hộ Pháp
Phạm Công Tắc, Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, Nữ Đầu Sư Lâm
Hương Thanh, Nguyễn Hương Hiếu,... và muôn ngh́n các bậc hiền
nhân tôn kính khác, cũng đủ oai linh tiếp thêm ngọn lửa phục
hưng chánh pháp, phụng sự vạn linh trong đời sống tâm linh người
tín đồ Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh. Những bậc chơn tu ẩn dạng
trong cửa Đại Đạo vẫn ngày đêm âm thầm, lặng lẽ vâng lịnh Ngọc
Hư, hy sinh phụng sự, xiển dương chánh pháp, tế độ chúng sanh...
sống quên ḿnh, thoát tục thực hành cơ cứu độ dầu lặng lẽ hay
hiển lộ vẫn đang ngày đêm, giờ phút thực thi Thánh ư háo sanh
của Đức Chí Tôn trong cơ tận độ Kỳ Ba này.
Cho nên các vị Hiền nhân, Đạo đức của các chi phái đừng nên quá
lo lắng cho cơ Đạo thay cho Ṭa Thánh Tây Ninh mà tích cực
thuyết minh giáo lư giúp cho Toà Thánh Tây Ninh, v́ Ṭa Thánh
Tây Ninh vốn dĩ xưa nay chẳng thiếu bậc Hiền Tài, Chơn tu, đảm
nhận nhiệm vụ thiêng liêng này. Nên chăng các vị hăy phụng sự
thật tốt cho tổ chức và giáo hội của ḿnh để được cảm nhận sự
thanh tịnh, an nhiên của cá nhân ḿnh.
- Một Tín Đồ quèn của Toà Thánh Tây Ninh thiển bút -