Chủ đề:
Đọc Thánh Ngôn Cùng Bạn
Bài 6:
Không tu nhẹ hơn bị
Trục Xuất.
Bạch Sinh
Hôm nay Bạch Sinh mời quư đồng Đạo đọc bài Thánh Ngôn rất đặc
biệt cho mọi người trong cũng như ngoại Đạo Cao Đài:
" Vậy
thầy lại dặn các con : nếu kẻ không tu, làm đủ phận người,
công-b́nh, chánh trực, khi hồn xuất ra khỏi xác th́ cứ theo đẳng
cấp gần trên mà luân-hồi lại nữa, th́ biết chừng nào đặng hội
hiệp cùng Thầy ; nên Thầy cho một quyền rộng răi, cho cả
nhơn-loại Càn Khôn Thế-Giải, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ
trở về cùng Thầy đặng ; mà... hại thay ... Thầy chưa đặng hữu
hạnh hoan lạc, thấy đặng kẻ ấy.
Vậy Thầy dặn: Đạo là nơi các con nên qui-trọng đó vậy
"
(TNHT Q1
trang 76 ngày 15-11-Bính Dần dl 19-12-1926)
Lời t́m hiểu thêm
Câu Thánh Ngôn trên đây Đức Chí-Tôn nói rất rơ. Nhưng đọc lướt
qua ít ai hiểu thấu ư nghĩa, nhất là người ngoại đạo Cao Đài khó
lănh hội được điều Chí-Tôn chỉ dạy.
Để hiểu tận tường ư nghĩa của câu Thánh Ngôn trên chúng ta
cần hiểu chính xác các cụm từ sau đây trước
- “Không Tu” là ǵ?
- “làm trọn phận người, Công B́nh, Chánh trực” là ǵ?
- “Đẳng cấp gần trên” là ǵ?
Chữ "không tu" có thể được hiểu theo hai ư :
- Ư thứ nhất (hay nghĩa đen): Không tu nghĩa : Sống theo
bản năng của một sinh vật. Không tin nhơn quả luân-hồi. V́ không
tin tưởng vô vi Thần Thánh Tiên Phật.
-Ư thứ hại (hay nghĩa bóng): Không tu nghĩa: Không tùng thị theo
Pháp Điều Tam Kỳ Phổ Độ để tu học, nhưng vẫn c̣n tin tưởng các
tôn giáo cổ.
Tổng quát: Không tu mà trọn phận người lại đủ công b́nh chánh
trực; Chí Tôn muốn nói cho con cái của người biết theo nghĩa
bóng thứ hai, tức là tuy không tu theo pháp điều Tam Kỳ
Phổ Độ nhưng vẫn biết đạo đức. Sở dĩ ta khẳng định được ư này
nhờ cụm từ thứ hai. : “làm đủ phận người, Công B́nh, Chính
trực”. Các đặc tính này chỉ của người hiểu đạo, biết đạo,
và thực hành đạo, chứ không phải đặc tính của người chỉ sống
theo bản năng sinh vật. Nói rơ hơn họ là người có tu nhưng theo
kinh điển của thánh hiền xưa để lại.
Nhờ ư này ta mới hiểu được chữ “không tu” có nghĩa là
không có chân trong môn đệ Đức Cao Đài trong Tam Kỳ Phổ Độ nhưng
c̣n tín ngưỡng các tôn giáo của nhị kỳ và nhất kỳ Phổ Độ c̣n lưu
truyền. Người ta vẫn căn cứ do theo đó để ở đời và sinh hoạt đời
sống, chứ không phải vô thần không tín ngưỡng. Cuối cùng, ta có
thể hiểu câu không tu chính xác là không tu
theo Tam Kỳ Phổ Độ.
Ư nghĩa cụm từ “đẳng cấp gần trên” :
Cụm từ này
nằm trong Vũ trụ
quan Cao Đài trong phần Hậu Thiên Đại Đạo. Người ngoại đạo Tam
Kỳ Phổ Độ sẽ không rơ ư này. Đức Chí Tôn đă dạy cho môn đệ của
Ngài biết trong bài kinh Ngọc Hoàng như sau:
“Thượng Chưởng Tam Thập
Lục Thiên,
Tam Thiên Thế Giới,
Hạ ốc Thất Thập Nhị Địa
Tứ Đại Bộ Châu…”
Ta lưu ư cụm từ “Thất Thập Nhị Địa” tức là 72 địa cầu
Câu kinh trên được thuyết giảng đầy đủ trong đoạn thánh ngôn
sau:
Dimanche 19 Décembre 1926 (15.11. Binh Dần) của NGỌC HOÀNG
THƯỢNG ĐẾ VIẾT CAO. ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG
“Các con nghe
Thầy hỏi : các con chết rồi các con ra thế nào ?
Các con đi đâu ?
"Chẳng một đứa hiểu đặng cơ mầu-nhiệm ấy. Thầy dạy: Cả kiếp
luân-hồi thay-đổi từ trong nơi vật chất mà ra thảo mộc, từ thảo
mộc đến thú cầm ; loài người phải chịu chuyền kiếp ngàn năm,
muôn muôn lần, mới đến địa-vị Nhơn phẩm. Nhơn-phẩm nơi thế này
lại c̣n chia ra phâm-giá mỗi hạng. Đứng bực Đế vương nơi trái
địa cầu này, chưa đặng vào bực chót của Địa cầu 67. Trong Địa
cầu 67, nhơn-loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quí trọng
của mỗi Địa cầu càng tăng thêm hoài, cho tới Đệ nhứt Cầu, Tam
Thiên Thế Giới; qua khỏi Tam-Thiên Thế Giới th́ mới đến Tứ Đại
Bộ Châu qua Tứ Đại Bộ Châu mới vào đặng Tam-Thập-luc Thiên; vào
Tam-Thập lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa, mới đặng
lên đến Bạch-Ngọc Kinh, là nơi Đạo-Phật gọi là Niết Bản đó vậy.”
(TNHT Q1 19 Décembre 1926 (15.11 Bính Dần) trang 74)
Mỗi ngày cúng tứ thời ai cũng đều có đọc câu Thất Thập Nhị Địa
là 72 địa cầu. Địa cầu chúng ta đang sống là địa cầu 68, vị trí
68 trong hệ thống Thất Thập Nhị địa theo thứ tự tính từ trên
xuống khởi từ Đệ Nhất Địa Cầu, xuống Đệ Nhị, xuống Đệ Tam …đến
Địa Cầu 68. Vị trí 68 nằm giữa 67 và 69. (địa cầu 67
bên trên, địa cầu 69 là bên dưới)
Trở lại câu Thánh Ngôn đầu bài ta hiểu rằng: Một người không
phải tín đồ Cao Đài làm trọn phận người công b́nh chánh trực khi
thoát xác được lên địa cầu kế trên là địa cầu 67 kế tiếp… đến
địa cầu số 1, rồi qua ba ngàn thế giới tiếp tục tu mới về tới
Bạch Ngọc Kinh. Mỗi địa cầu ta cởi bỏ một xác chết. Đến Bạch
Ngọc Kinh phải bỏ 3072 xác chết cho 3072 kiếp đầu thai. Ta thử
nhơn lên một kiếp sống trong b́nh 70 tuổi với 3072 kiếp phải
215040 năm.(hai trăm mười lăm ngh́n không trăm bốn mươi năm.)
Bạch Sinh nói nhỏ thêm:
Người không tu, Người tu theo cựu luật, khác
hơn người có nhập môn Tam Kỳ Phổ Độ nhưng không giữ chơn truyền
đă bị án Trục Xuất.
Hại hạng người “Người không tu, Người
tu theo cựu luật” tương đương với nhau. Nếu làm trọn phận
người cộng thêm công b́nh chánh trực phải trên hai trăm ngh́n
năm (200.000 năm) mới về tới Bạch Ngọc Kinh.
Người bị án Trục Xuất tận đọa tam đồ không được hưởng ân huệ
thăng lên cấp kế trên. Họ phải quay lại Kim Thạch Hồn để đi ṿng
kế tiếp cho đủ ba ṿng.
Thiết tưởng, cũng nên trích ra đây
Đạo Luật Mậu Dần (1938)
tại Chương IV: Ṭa Đạo,
qui định thế nào là chịu án Trục Xuất đối với người đă nhập môn
theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
“I- PHẠM PHÁP:
- Đệ nhứt h́nh:
1.
Không tuân Pháp Chánh Truyền và Đạo Nghị Định.
2.
Phản loạn Chơn Truyền.
3.
Chia phe phân phái và lập Tả Đạo Bàn Môn.
Những vị nào phạm các điều trên đây th́ khép vào tội thứ nhứt
trong Thập H́nh của Đức Lư Giáo Tông nghĩa là Trục Xuất”.
"II- PHẠM LUẬT
–
Đệ nhứt h́nh:
1.
Không tuân Tân Luật và các Luật Lệ Hội Thánh.
2.
Công kích Hội Thánh.
3.
Nghịch mạng.
Những vị nào phạm vào các khoản trên đây th́ bị
khép vào tội thứ nhứt trong Thập H́nh của Đức
Lư Giáo Tông, nghĩa là
Trục Xuất".
Trong khi ta may duyên gặp Đạo,
chỉ cần tùng luật pháp
đạo, ǵn giữ chơn truyền “Thầy
cho một quyền rộng răi, cho cả nhơn-loại Càn Khôn Thế-Giải, nếu
biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng…”.
sao chúng ta không làm?
Chỉ một đời tu
cũng về đặng Bạch Ngọc Kinh sao ta lại từ chối để đi chọn phẩm
tước không do Chí Tôn ban đến cuối đời linh hồn không biết về
đâu?
Miền Tây Việt Nam,
ngày mùng 2 tháng 7 năm Nhâm Dần.
Bạch Sinh