ĐỊA NGỤC TRONG ĐẠO
CAO ĐÀI
C̉N HAY HẾT?
(Khi Đức Chí Tôn
đóng cửa ngục mở tầng Thiên?)
Điền Lạc
Trên đường học đạo, chúng ta luôn gặp những vấn đề mới phát
sinh. Có thể là do chúng ta chưa đọc được hết kinh điển của Đạo;
có thể do có những vấn đề chư tiền bối chỉ mới giải thích nhưng
c̣n trong bản thảo chưa xuất bản, có thể do đạo nạn
bị phần thư, cũng có thể hậu sanh gặp vấn đề phát sinh hay t́m
hiểu đặt cho quư thiên phong chức sắc, chức việc mà có.
Trong tinh thần học hỏi như vậy hôm nay tôi được nghe một đồng
đạo kể lại cuộc tranh luận của họ về việc đóng cửa ngục: Chí Tôn
đă đóng cửa ngục rồi nên ta không cần phải lo việc bị xuống địa
ngục nữa. Người bạn đạo ấy hỏi: ư nghĩa như sau: Khi Đức Chí Tôn
đóng cửa ngục mở từng thiên, ĐỊA NGỤC TRONG ĐẠO CAO ĐÀI C̉N HAY
HẾT?
Đề tài này tôi chưa thể trả lời ngay cho bạn đạo được. Nay tŕnh
bày ra đây cho toàn thể chúng ta cùng t́m hiểu và trả lời. V́
thấy chủ đề này rất hữu ích cho mọi người kể cả người tŕnh bày
này cũng hứng thú t́m hiểu.
Trong khi chờ đợi ư kiến của mọi người tôi xin mạn phép tŕnh
bày ư kiến riêng của ḿnh để quư vị làm cơ sở tham khảo ban đầu:
I/.-
Kinh
điển Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ:
1/- Phật Mẫu Chơn Kinh:
“…Vô siêu đọa quả
căn hữu pháp,
Vô khổ h́nh nhơn
kiếp lưu oan,
Vô địa ngục, vô
quỉ quan,
Chí Tôn đại xá
nhứt trường qui nguyên.. ”
2/- Kinh giải oan:
“… Đóng cửa ngục
mở tầng Thiên,
Khai đường cực
lạc, dẫn miền Tây Phương”…
Với các câu Kinh trên cho ta hiểu rơ địa ngục không c̣n trong
đạo Cao Đài.
Nhưng khi một số trích dẫn nơi khác:
1/- Kinh cầu hồn khi hấp hối:
“…Dầu
nghiệp chướng số căn quả báo,
Đừng hải kinh cầu
đảo Chí Tôn,
Cửa
địa ngục khá lánh
chơn.
Ngọc hư cực lạc
đon đường ruổi dong…”.
2/- Kinh Cầu Siêu:
“…
Cứu khổ nàn Thái Ất Thiên
Tôn,
Miền âm cảnh
ngục môn khai giải…
Chốn dạ đài Thập
điện Từ Vương,
Thấy h́nh khổ ḷng
thương thảm thiết
Giảm h́nh phạt bớt
đường ly tiết…”
3/- Kinh đưa linh cửu:
“…Nam
mô Địa Tạng thi ân,
Đưa đường Thiên
cảnh lánh gần phong đô…”
4/- Kinh Sám Hối:
Rất nhiều h́nh phạt không thể trích dẫn hết, xin tiêu biểu một
vài câu:
“…
Âm đài
gong trống sẵn sàng,
Chờ khi thác xuống
cổ mang hành h́nh.”
“…Tánh độc ác tội
dư tích trữ
Chốn âm cung
luật xử nặng nề.
Đánh đ̣n khảo kẹp
gớm ghê
Hành h́nh khổ năo
chẳng hề nới tay..”
4/- Thánh Ngôn:
a/- Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn:
“… Nước Thiên đường th́
ít kẻ, cửa Địa-Ngục vẫn nhiều người..”
(TNHT Q2 trang
82)
b/-Bát Nương Diêu Tŕ Cung
“…Âm quang là khí chất
hỗn độn sơ khai, khi Chí Tôn chưa tạo hóa; lằn âm khí ấy là Diêu
Tŕ Cung chứa để tinh vi vạn vật, tỷ như cái âm quang của phụ nữ
có trứng cho loài người. Khi Chí Tôn đem cái dương quang ấm áp
làm cho hóa sinh, th́ cái khoảnh âm quang phải thối trầm làm
tinh đẩu là cơ quan sanh hóa vạn linh. Song lằn âm quang ấy có
giới hạn, nghĩa là nơi nào ánh linh quang của Chí Tôn chưa chiếu
giám đến, th́ phải c̣n tối tăm mịt mờ, chẳng sanh chẳng hóa. Vậy
th́ nơi khiếm ánh thiêng liêng là âm quang, nghĩa là âm cảnh hay
là địa ngục, Diêm đ́nh của chư Thánh lúc xưa đặt hiệu.
Vậy th́ chính lời nhiều tôn giáo, nơi ấy là những chốn phạt tù
những hồn vô căn, vô kiếp nhơn quả buộc ràng, luân hồi chuyển
thế nên gọi là âm quang đặng sửa chữ Phong đô địa phủ của mê tín
gieo truyền, chớ kỳ thật là nơi để cho các chơn hồn giải thần
đinh trí (một nơi trung gian giữa Thiên đường và Địa Ngục hay là
mờ mờ mịt mịt). Ấy là một cái quan ải, các chơn hồn qui thiên
phải đi ngang qua đó. Sự khó khăn bước khỏi qua đó là đệ nhứt sợ
của các chơn hồn. ” (TNHT Q2 trang 83).
c/-Thất Nương Diêu Tŕ Cung:
“… Âm quang nơi thần Linh
Học gọi là Trường đ́nh của chư hồn giải thể hay nhập thể. Đại Từ
Phụ đă định nơi ấy cho Phật gọi là “Tịnh Tâm Xá” nghĩa là
nơi của chư hồn đến đó đặng tịnh tâm xét ḿnh coi trong kiếp
sanh bao nhiêu phước tội. Vậy th́ nơi ấy là nơi xét ḿnh. Chớ
chi cả nhơn sanh biết xét ḿnh trước khi thoát xác, th́ tự nhiên
tránh khỏi Âm quang. Nói cho cùng nếu trọn kiếp dầu gây lắm tội
t́nh, mà phút chót biết ăn năn tự hối cầu khẩn Chí Tôn độ rỗi,
th́ cũng lánh xa khỏi cửa Âm Quang lại c̣n hưởng đặng nhiều ân
huệ của chí Tôn, là các chơn hồn đặng tự hối hay là đặng giáo
hóa mà hiểu trọn chơn truyền lập phương tự độ, hay là con
cái của các chơn hồn cầu rỗi…” (TNHT Q2 trang 89+90)
II. Lời bàn:
Tham khảo các phần trích trong kinh điển chính thống của Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ chúng ta có thể thấy những ư nghĩa khách quan sau
đây:
1/- Địa ngục theo các tôn giáo xưa, nay Cao Đài gọi là âm
quang là có thật. Nó có trước khi Chí Tôn tạo hóa càn khôn vũ
trụ bằng cách đem ánh dương quang ấm áp đến.
2/- Địa Ngục hay Phong đô và các h́nh phạt trong
đó do sách xưa để lại là một chuyện mê tín gieo truyền. Đó chỉ
là nơi để cho các chơn hồn giải thần định trí xét ḿnh mà thôi.
3/- Đóng cửa ngục theo câu Kinh đă trích không phải là động tác
kéo cánh cửa đóng lại. Địa ngục không có cái cửa như cái cửa của
căn pḥng có xây các bức vách ngăn. Đó là một khoảng trống mờ mờ
mịt mịt bao la không có ánh thiêng liêng chiếu đến. Đóng cửa đây
đồng nghĩa một động tác mở rộng một đường khác cho người đi
không phải chen chân vào con đường lầy lội ô uế tối tăm.
4/- Tại sao có con đường sáng sủa, tươi đẹp, rộng răi bao la mà
người ta không đi lại chen vào con đường u tối? (Thánh ngôn của
Đức Nguyệt Tâm). Không phải người ta không chịu đi, họ đă đi
nhầm đường nên loanh quanh vẫn trở về chỗ tối tăm đó thôi.
Nhầm đường là sao? V́:
- Một là không tin luật đi đường mới (Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ).
- Hai là giải thích theo ư phàm tâm về sự công bằng thiêng
liêng.
- Ba là bị những kẻ giải thích luật đạo bẻ cong chân lư làm mơ
hồ tin vào những điều không phải của Chí Tôn đă dạy là đúng.
5/- Theo thánh ngôn của Thất Nương, các chơn hồn “dù trọn
kiếp gây lắm tôi t́nh” cũng được hưởng ân huệ của Chí Tôn
nếu hiểu đặng chơn truyền lập phương tự độ. Điều này dạy ta rất
rơ chỉ có người hiểu đặng chơn truyền mới được cứu rỗi.
Vậy ǵn giữ chơn truyền là điều không thể chế giảm cả khi c̣n
sống lẫn khi đă thoát xác. Các chơn hồn khi sống không tùng chơn
truyền do cố ư, khi thoát xác không c̣n cơ hội tự ăn năn sám hối
xét ḿnh. Người phản loạn chơn truyền lúc c̣n tại thế đă không
chịu ăn năn hối cải lại c̣n dám gạt bỏ vai tṛ phạt hữu h́nh của
Hiệp Thiên Đài (đóng cửa Hiệp Thiên Đài lập Cơ Quan Pháp Luật
thay vào) th́ không thể c̣n cơ hội ăn năn sám hối khi thoát xác.
Nói khác hơn dù Ṭa Đạo bị trói tay không xử được nơi hữu h́nh,
nhưng án phạt của đệ nhứt h́nh vẫn phải chịu ở nơi cơi thiêng
liêng.
Phải chi các tín đồ Cao Đài hiểu được và chấp hành việc phạt hữu
h́nh sẽ tránh khỏi phạt vô vi mà áp lực đ̣i người cầm quyền đạo
hiện tại phải lập Hội Thánh Lưỡng Đài th́ may mắn cho cả chúng
sanh biết mấy.
6/- Tội lỗi của các chơn hồn có thể hóa giải được khi tự hối như
đă nói ở mục 5. Hoặc là được các con cái của các chơn hồn cầu
rỗi: “lập đức giúp hoàn ngôi xưa”.
7/- Trong lời phê của Đức Hộ Pháp về việc các bằng hữu xin dâng
công chuộc tội cho Ông Vơ Văn Đợi rằng:
việc dâng công này chỉ có
vợ con của Đợi mới làm được, người ngoài không thể làm. (Lời phê
của đức Hộ Pháp).
Ư kết:
Theo các bài trích dẫn khách quan mà nói ai cũng nhận thấy địa
ngục vẫn c̣n đấy. V́ địa ngục không phải các đấng xây để nhốt
hồn người đặng trừng phạt. Địa ngục là nơi
chưa có ánh dương
quang tạo hóa nên rộng lớn vô cùng. Địa ngục đó không hề có cửa.
Đóng cửa ngục không phải hiểu theo nghĩa phàm trần là “Close”
hay “Shut” trái nghĩa với động từ “open”. Đóng đây là việc Đấng
Chí Linh đă mở một cảnh giới khác cho người ta không rơi vào
cảnh tối tăm mờ mịt gọi là địa ngục mà thôi.
Đóng cửa ngục mở tầng thiêng không phải hai động tác riêng mà
chỉ có một.
Khi đă hiểu rơ sự thật về Địa ngục chư huynh đệ chúng ta phải
ráng giữ ḿnh liên tục không một chút lơ là hiểu sai.
Tội nghiệp cho những huynh đệ do sự giải thích sai lệch của chức
sắc cầm quyền Đạo rằng: Chí Tôn đă đóng cửa ngục rồi, ta không
phải sợ rơi xuống đó, tu thế nào cũng đắc đạo. Rồi, nào là Chí
Tôn thương bao la không nỡ phạt con cái dù phạm luật Đạo cũng
không sao. Tất cả sẽ được tha thứ v.v. Đó là những giải thích
sai lầm thiếu trách nhiệm. Địa ngục không có cửa, người
chen vào đó có nhiều dạng, trong đó có người hiểu sai sự công
b́nh thiêng liêng v́ tin Chí Tôn từ bi sẽ không phạt
Qua phần trích dẫn và lời bàn kể trên, có lẽ c̣n nhiều ư chưa
nói hết nhưng chắc cũng giúp ích cho quư đồng Đạo rộng đường suy
nghĩ.
Việc đóng cửa ngục phải hiểu theo nghĩa bóng chứ không thể hiểu
theo nghĩa phàm tục là cánh cửa của một pḥng giam.. Như vậy cửa
ngục vẫn c̣n đó. Vào đấy là do người ta tự chui vào.
Việc ăn năn sám hối sẽ được hiệu quả khi dương thế không hiểu có
thể được ân huệ. Nhưng khi dương thế cố ư phạm đệ nhứt h́nh phải
lănh án trục xuất của Ṭa Đạo th́ không thể ǵ cứu rỗi sau khi
thoát xác.
Việc cầu rỗi cho một chơn linh có tội, chỉ do con cái của chơn
hồn lập mới đặng, người ngoài không thể làm thay. Lời phê của
Đức Hộ Pháp về việc ông Vơ Văn Đợi (tờ tŕnh 2-11-Canh Dần) và
Thánh giáo của Thất Nương dạy chung ư này.
Bài t́m hiểu đến đây tạm kết thúc. Kính mong quư đồng đạo vui
ḷng góp ư.
Nhân đại lễ Vía đức Thái Thượng Đạo Tổ và đại lễ Vía Quang Âm Bồ
Tát. Kính chúc quư đồng đạo hăy xét ḿnh trước khi thoát xác
theo Thánh Ngôn đă dạy.
Nay kính,
Thánh địa, ngày Vía Đức Thái Thượng năm Nhâm Dần
Điền Lạc