ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠO CAO ĐÀI và LỄ VU LAN.

(T́m hiểu ư nghĩa mùa Vu Lan với tín đồ CAO ĐÀI)

Nguyễn Chuyên Nghiệp

 

       Tháng bảy về! Mùa Vu Lan đến! Mọi người nôn nao sắm sửa cho ngày lễ này. Không riêng phật tử trong Phật Giáo, Tín đồ các tôn giáo khác cũng hăm hở không kém phần. 

       Trong một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông lần lược đến rồi đi trong năm đó. Xuân đến rồi xuân đi. Xuân đi rồi xuân đến, như trăng khuyết lại tṛn; trăng tṛn rồi lại khuyết, mặt trời mọc rồi lặn; lặn rồi mọc.. Tạo vật muôn vạn loại từ xưa vẫn theo luật tuần hoàn của tạo hóa mà xoay dần như được một sự mầu nhiệm vô biên điều khiển. 

       Trong một năm có ba Ngươn: Thượng Ngươn, Trung Ngươn, rồi Hạ Ngươn cũng luân luân chuyển chuyển như vậy. Nay đă vào Thu, mùa rằm Trung Ngươn cận kề. Hôm nay tôi viết bài khảo cứu này để t́m hiểu: 

       Khoảng rằm tháng 7, một mùa lễ Phật giáo được tổ chức khắp Đông Nam Á. Ở Nhật gọi là lễ Obon. Chữ Bon này tức là Urabon, do Nhật phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana; Trung Quốc phiên âm từ Phạn ra Hán ngữ là Vu Lan Bồn hoặc Ô Lam Bà Na; Việt Nam gọi tắt là Vu Lan. 

       Vu Lan chính là cái chậu (hoặc bồn để đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng chư tăng nhằm cầu siêu cho những vong hồn thoát khỏi nơi địa ngục). Tích xưa kể lại rằng, khi Đức Phật c̣n ở dương thế, trong những người theo hầu có ngài Mục Kiền Liên, ông là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Một lần, Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nh́n xuống địa ngục thấy mẹ đang bị Diêm Vương đày làm quỷ đói. Thương mẹ quá, Mục Kiền Liên dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng mẹ, nhưng mỗi khi mẹ Mục Kiền Liên đưa tay ra để nhận cơm của con th́ cơm bỗng biến thành lửa không sao ăn được, Mục Kiền Liên đau xót vô cùng. Ngài bèn cầu xin Đức Phật giúp ḿnh. 

       Đức Phật nghe thấy dạy rằng: cứ vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng măn hạn th́ sắm sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng chư tăng, cầu xin uy đức của Người mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối. Mục Kiền Liên thành tâm làm theo và cứu được mẹ thoát khỏi âm cung. Từ đó về sau, các phật tử theo lời Đức Phật cử hành lễ Vu Lan cầu phá địa ngục cho những vong hồn. 

       Trong đời sống tinh thần của người Việt, sự tích hay nguồn gốc của Rằm tháng bảy dường như không quan trọng, điều linh thiêng là vào ngày đó, một cái cầu vô h́nh dường như được bắc giữa hai bờ của thế giới Dương (người sống) và thế giới Âm (người chết). 

       Truyền thống cúng báo hiếu này rất ư nghĩa. Phận làm con tại sao phải giữ hiếu đạo trong các bổn phận nhơn luân? Hiểu được như vậy chưa đủ mà c̣n phải thực hành sự báo hiếu. 

       Xưa nay dầu ở phương đông hay phương tây, dầu theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, tŕnh độ bán khai hay văn minh tiến bộ, ở đâu vấn đề hiếu đạo cũng được tôn trọng cũng được đề cao. 

       Xưa kia Đức Tăng Tử đă nói: “Hiếu dă bá hạnh vi tiên”. Nghĩa là hiếu thảo là cái hạnh trước trăm hạnh. Thật vậy, làm con người mà quên công ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục, sống bất hiếu để th́ có thể kẻ ấy sẽ làm điều tội ác, với bạn bè dễ bội phản, với đất nước sẽ là hạng con giặc tôi loàn. 

       Trong sách Phương Tu Đại Đạo: Đức Hộ Pháp có nói về Đạo hiếu như sau: “Mới thọ sanh, lọt ḷng mẹ đă mang lấy phụ mẫu ân rồi. Tinh Cha huyết mẹ t́nh thâm trọng biết là dường nào! Trong chín tháng cưu mang lọt ḷng ra toàn vẹn là cha mẹ đă mừng. Chăm nom săn sóc, vú sữa bún cơm, lo lo sợ sợ, sốt mảy nóng ḿnh, cha mẹ dưỡng nuôi ơn sông biển sánh tày Trời, trở khí đủ đau, nghẹt hơi đủ chết, đêm ngày bồng ẵm, nghe tiếng khóc buông cơm, lắng hơi rên bỏ ngủ. may đặng con bầy nuôi đủ, gọi rằng có phước, nhà rủi năm trẻ c̣n ba, thương con cha mẹ khổ. 

       Thương đến nỗi khiến mẹ cha chẳng nghĩ đến thân, con rủi chết toan phần tự vận chết theo. Ôi cái ân đức ấy, trả biết mấy cho vừa, một món nợ dưỡng sanh tưởng sống trả trăm năm chưa đủ, mang mối nợ thân sanh với kẻ có Đạo dầu cho thịt nát xương tan đền đáp cũng chưa thỏa dạ. 

       Sách Thánh nhơn có câu: “Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân. Người hiếu hạnh hễ nh́n đến con, dẫu tóc bạc da mồi, nhớ đến câu ấy cũng không khô nước mắt. Chịu cực khổ với con vụt nhớ lại ơn sanh thành dưỡng dục. Chừng ấy muốn nuôi dưỡng báo ơn th́ cha mẹ lại không c̣n”. 

       Có kẻ thấy 24 thảo xưa (nhị tập tứ hiếu) dám chắc rằng các đấng ấy là người hữu phước. Sách Thánh có câu: “Phụ hề sanh ngă,mẫu hề cúc ngă, ai ai phụ mẫu sanh ngă cù lao báo thâm ân hạo nhiên vơng cực.” nghĩa là: “Cha sanh ta, mẹ nuôi ta, nghĩa thương cha mẹ mẹ sanh ta cực nhọc, muốn đáp đền công ơn sâu như vói lên trời cao khó cùng vậy”. 

       Trong cách báo hiếu, phận làm con cần phải sáng suốt. Kẻo có khi vô t́nh mà gây thêm tội cho cha mẹ. Phụng dưỡng cha mẹ không phải bằng đời sống vật chất là đủ mà c̣n phải có sự an vui đạo đức nữa..

       Xưa phật Giáo chọn ngày rằm tháng bảy Trung Ngươn làm ngày báo hiếu. Nay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hoằng khai vào ngày hạ Ngươn mạt pháp, cũng là buổi Thượng Ngươn Tứ Chuyển. Hiện nay trong tôn chỉ: “Qui Tam Giáo – Hiệp Ngũ Chi” chấn hưng các nền đạo đức của các nền chơn giáo cổ truyền, phá bỏ những mê tín dị đoan hay lạc lầm vật chất, Đạo Cao Đài lấy ngày Rằm tháng Giêng là ngày Thượng Ngươn làm trọng lễ. Trong ngày này mọi người tín đồ Cao Đài thiết lê cầu nguyện cho Thất Tổ Cửu Huyền siêu thăng vào cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống. 

       Ngày xưa Đức Phật dạy lấy ngày rằm tháng bảy ngày lễ Vu Lan làm ngày báo hiếu. Ngày nay Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài lấy ngày Rằm Thượng Ngươn làm ngày báo hiếu để biểu thị tái tạo đời Thượng Ngươn Thánh Đức. 

       Phận làm ơn phải nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của tổ phụ. Không phải một ngày đó là đủ. Công việc báo hiếu phải thường xuyên liên tục không được một ngày nào mà không báo hiếu công ơn trời biển của cha mẹ. 

       Vào ngày rằm tháng Giêng, mọi người tín đồ Cao Đài dâng Sớ nguyện cầu cho các chơn hồn trầm luân đọa lạc nơi cơi phong đô tăm tối cũng như đang phiêu linh trong cơi ta bà được tiêu diêu giải thoát, cầu rỗi chơn linh Thất Tổ Cửu Huyền được văng sanh về cơi Thiêng Liêng Hằng Sống, hoặc cho cha mẹ hiện tiền được tăng thêm phước thọ. 

       Noi theo truyền thống xưa cũ hằng năm ngày rằm tháng bảy chư tín đồ phật tử đi cúng chùa cho cha mẹ được xá tội t́nh đó là tín ngưỡng của họ. Nhưng người tín đồ Cao Đài khi biết Đức Chí Tôn khai Tam Kỳ Phổ độ đóng cửa ngục mở tầng Thiên cho tất cả các chơn linh lên tu hành lập công chuộc tôi. Th́ nơi Thập điện Diêm Cung không c̣n một chơn linh đang bị ḱm kẹp khảo tra nơi đó nữa.Ta bắt chước theo thường t́nh xă hội mà đem dâng lễ cúng vào ngày này hóa ra chẳng vô ích lắm sao? 

       Trong ba ngươn, Đạo Cao Đài cho chư tín đồ dâng Sớ cầu xin cho Thất Tổ Cửu Huyền vào ngày Rằm tháng Giêng mà thôi, các tháng Bảy và tháng Mười không có. 

       Ngày rằm tháng Giêng làm con tưởng nhớ đến ơn cha mẹ tổ phụ đă khuất, muốn cầu nguyện cho chơn hồn cha mẹ tổ phụ được siêu thăng vào cơi thiêng liêng hằng sống th́ phải lập nhiều công đức dâng hiến tổ phụ mẹ cha, phải giữ ḷng trong sạch, kính thành th́ sự cầu rỗi mới được viên măn.

       “Chờ con lập đức giúp huờn ngôi xưa..

       Nếu cầu nguyện mà tâm không chánh, ḷng không thành th́ dầu cho tốn bao nhiêu tiền của nhưng sự cầu rỗi vẫn hoài công. Đức Thượng Sanh đă minh giảng: “Cầu nguyện là phận sự đối với quyền Thiêng Liêng, song chúng ta không nên quên nhiệm vụ mặt hữu h́nh là gắng chí tu hành, lập công bồi đức, khắc kỷ vị tha, hướng dân quy thiện. V́ đó là con đường mà Đại Từ Phụ vạch sẵn cho ta để tự giải thoát cho ḿnh”. Thành thử chúng ta phải dọn ḿnh cho xứng đáng để phát lời cầu nguyện. Người cầu nguyện phải được trong sạch, tâm đầy đủ, hết sức kính thành th́ lời cầu nguyện mới cảm ứng. 

       Trên đây là những điều t́m hiểu ngày lễ Vu Lan đối với người tín hữu Cao Đài để suy gẫm. Người viết không hề phản bác hay xúc phạm đến sự tôn kính cha mẹ tổ tiên của bất cứ ai ở bất cứ tôn giáo nào. Riêng đối với bằng hữu Cao Đài, người viết cũng không hề có ư phản đối hay khuyến khích. Chỉ nhấn mạnh là  báo hiếu không phải một ngày đó là đủ. Mà chúng ta phải lập Đức mới có thể giúp cho cha mẹ hay tổ phụ thiêng liêng hưởng được. Tôi nhớ câu chuyện rằng ( mà không biết nằm ở đâu nên sợ trích ra không chính xác, nếu có chênh lệch xin chỉnh đốn giùm ): Khi ông Linh Đoán Vơ Văn Đợi qui vị, chư huynh đệ xin hiến công quả cho ông ấy, Đức Hộ Pháp có phán rằng: các ngươi không phải thân nhân của Đợi nên sự hiến công chuộc tôi ấy không hiệu quả. 

       V́ vậy, thay v́ dâng lễ hiến cho chư Tăng để nhờ hộ tụng kinh cứu rỗi cho cha mẹ, ta lập công bồi đức dâng cho cha mẹ sẽ hữu hiệu hơn nhiều. Tôi có một người bạn thân làm công quả lâu năm, Khi mẹ mất, anh ấy nguyện giữa Thiên Bàn Chí Tôn xin hiến phân nữa công quả của ḿnh lập được từ trước đến nay cho mẹ để cầu xin được nhẹ nhàng. Khi Cha mất, Anh ấy cũng nguyện như vậy dâng phân nửa c̣n lại cho cha ḿnh trong ngày lễ cầu siêu trước khi đi an táng. Sau khi măn tang cha anh kiên quyết lập công lại từ đầu v́ biết ḿnh không đang c̣n chút vốn ấm chất nào cả.. Đến anh ấy vẫn c̣n tiếp tục lập công dù cho hoàn cảnh Đạo biến đỗi khó khăn nhưng không lơ là nản chí. 

       Đến đây, xin tạm ngừng bài viết, Cầu nguyện Ơn trên tha thứ tội lỗi cho tất cả chúng sanh trên thế giới không phân biệt tôn giáo và có tín ngưỡng hay không đang sống hay đă khuất c̣n phiêu diêu trong cơi ta bà khổ hải. 

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. 

Thánh địa vào Thu, năm Canh Tư 2020

Nguyễn Chuyên Nghiệp

 

 

 

 

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000