ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   Chủ đề: Bạn đă thực sự hiểu đạo Cao Đài chưa?

BÀI 4 : ĐẠO CAO ĐÀI CÓ LẬP QUÂN ĐỘI ĐỂ TU KHÔNG? 

       Danh từ quân đội Cao Đài đă gây nhiều ngộ nhận với thế hệ sau này do các tác giả khai thác lệch lạc làm cho tuổi trẻ hiểu nhầm. 

       Thật sự Đạo Cao Đài không có quân đội. Nhưng có một quân đội mà người lính là những công dân Việt Nam có tín ngưỡng Cao Đài là có thật. 

       Sau đây là những điều chứng minh: 

       1-/ Xét về luật pháp của Đại Đạo: 

       Trong phần hữu h́nh, nền hành chánh đạo của đạo Cao Đài chia làm cửu viện hành chánh do ba Chánh Phối Sư đảm trách: với tên gọi như sau:  

       -./ Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện, do Thái Chánh Phối Sư dắt dẫn.

       -./ Học Viện, Y Viện, Nông Viện, do Thượng Chánh Phối Sư dắt dẫn

       -./ Ḥa Viện, Lại Viên và Lễ Viện. do Ngọc Chánh Phối Sư dắt dẫn 

       Với tên gọi của từng viện, không cần giải thích rơ ai cúng hiểu nhiệm vụ của các viện. Không có viện nào phụ trách quân sự cả. 

       2-/ Hoàn cảnh đưa đến những công dân Việt Nam có tín ngưỡng Cao Đài tập trung tự vơ trang: 

       2.1:  PHÁP BẮT ĐỨC HỘ PHÁP & ĐÓNG CỬA T̉A THÁNH 

        Khi Thế chiến thứ hai (1939-1945) bùng nổ giữa Đồng Minh và Trục Phát Xít,  thừa vận hội mới, các quốc gia nhược tiểu nổi dậy chống đế quốc. Xứ Việt Nam có các đảng phái nổi lên như: Mặt trận Việt Minh, Đại Việt, Quốc dân, Duy Tân, Phục Việt, Việt Nam quốc gia độc lập ….Năm 1940, Nhật tràn vào đại lục Trung Hoa tiến xuống miền Đông Nam Á Châu. Pháp lo sợ bắt đầu đàn áp các đảng phái, Cao Đài chịu chung số phận của đất nước. Biểu hiện chữ Vạn tịnh ( ngược chiều kim đồng hồ) trên nóc các Thánh Thất tương tự như chữ Vạn động (cùng chiều kim đồng hồ) của Đức Quốc Xă, bị Pháp hiểu lầm là Cao Đài theo Đức. Đó là dưới thời Toàn quyền Decoux (1940-1945). Phong trào bài Pháp lan rộng trên toàn quốc. Các tín đồ cũng là con dân trong nước, nên nhảy vào ṿng tranh đấu. Hội Thánh không thể ngăn được v́ nước mất nhà tan, Đạo sự phải suy vi. Nhân cơ hội đó, một ít người vô lương, quá thiên về bả lợi danh, dựa theo quyền đời, ám hại Đạo. Họ vu cáo phao truyền Đạo Cao Đài lập một nước nhỏ trong nước lớn. Họ chú giải lệch lạc các danh từ Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Đạo Nghị Định, Hội Thánh, Hội Nhơn Sanh, Toà đạo, Cửu viện… ra là Thượng Nghị Viện, Hạ Nghị Viện, Toà án, Cửu bộ …rồi cho Đạo Cao Đài có ư chủ trương quân chủ lập hiến. 

       Ngày 23 tháng 7 năm Canh Th́n (1940):

         Pagès cho lính Mật thám Pháp vào vùng Thánh địa xét giấy tờ và đóng cửa Báo Ân Từ. Sau đó, họ đem 5 xe hơi vào Toà Thánh bắt các Chức sắc và Đạo hữu giải ra Tây Ninh.

       Ngày 25 tháng 5 năm Tân Tỵ (1941):

        Chính phủ Pháp cấm các công quả tạo tác không được xây tiếp Toà Thánh.  

       Ngày 4 tháng 6 năm 1941,

        Vào 8 giờ sáng, lính mật thám vào bắt Đức Phạm Hộ Pháp.                                    

 ( Hồi kư của Nguyễn Kỳ Nam ( tập II) trang 104-105). 

       Ngày 9 tháng 7 năm 1941:

        Chủ Quận và lính vào Toà Thánh xét giấy thuế thân và đuổi tất cả tín hữu về tỉnh, về xứ, không cho ở trong chu vi Thánh địa. Ngày 11-7 lính lại vào bắt ba vị Chức sắc Thiên phong và bắt thêm tại Cao Miên một vị và Sài g̣n một vị. 

       Ngày 27 tháng 7 năm 1941

        Pháp đày Đức Phạm Hộ Pháp và 5 vị Chức sắc gồm Phối sư Thái Phấn Thanh, Phối sư Ngọc Trọng Thanh, Giáo sư Thái Gấm Thanh,  Khai Pháp Trần Duy Nghĩa và Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển  sang Madagascar ( Phi Châu) dưới chiếc tàu Covupiège. Cùng đi đày trong chuyến đó có các nhà cách mạng như quí ông Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Thế Song, Ngô Văn Phiến. Thế là, Đức Phạm Hộ Pháp phải biệt xứ. ( 5 năm, 2 tháng, 3 ngày sau mới được về nước!) (trích Cao Đài Sinh Lộ cho Nhơn Loại của tác giả Chánh Kiến Cư Sĩ)

          Mùa Pháp nạn của Đức Hộ Pháp nằm trong khoảng thời gian thế chiến thứ hai, giữa Đồng Minh và Trục. Pháp thuộc phe Đồng Minh c̣n Nhật thuộc phe Trục, Nước Việt Nam cũng như các nước khác, dù muốn dù không vẫn bị lôi cuốn vào chiến tranh. Nền Đạo Cao Đài cũng bị ảnh hưởng thời cuộc. Một số người trong chi phái ủng hộ kháng chiến làm chính quyền Pháp càng thêm nghi kỵ và càng t́m cách bắt bớ, ngăn chận đạo phát triển. Tôn giáo vốn không chính trị, nhưng tôn giáo phát sanh để cứu khổ, mà cứu khổ phải chen vai vào đám nhân dân. Nước mất, nhà tan, cửa chùa bị đóng, tín đồ bị sát hại: vào thời điểm đó, dù muốn đứng ngoài thế cuộc cũng không được. Chỉ c̣n giải pháp hợp tác ôn nhu để giữ vững lái thuyền và bảo vệ tín hữu. 

       Ngày 26 tháng 9 năm 1941:

        Chánh Phủ Pháp ra lịnh phong tỏa trong 24 giờ phải ra khỏi Ṭa Thánh, đễ cho họ lấy làm trại lính. Tín đồ và chức sắc ra khỏi Ṭa Thánh mà nước mắt tự tuôn trào rơi lệ. Các chức sắc phải tản cư ra ngoài hoặc về xứ ẩn thân.Toà Thánh lúc này do Giáo sư Thượng Tước Thanh và Giáo hữu Thượng Chất Thanh điều hành và sắp đặt mọi việc để giữ ǵn cơ nghiệp Đạo…Tuy nhiên hai ông hằng tháng mới đến thăm một lần chớ không dám ở.  Trước cảnh Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc bị bắt, chính quyền Pháp phong tỏa Toà Thánh Tây Ninh và bắt chức sắc, đạo hữu bỏ tù, tử h́nh ..., nên hai Luật Sự Phan hữu Phước và Vơ văn Nhơn liên hệ với Lễ sanh Thượng Tư Thanh và Ngọc Hoai Thanh là những vị chức sắc có tinh thần v́ Đạo t́m kế hoạch để đối phó với chính phủ cường quyền Pháp: (tác phẩm đă trích) 

        2.2: HÀNH ĐẠO TẠI THÁNH THẤT KIÊM BIÊN (CAM BỐT )     

          Ngày 15 đến 20 tháng 8 năm 1942:

        Chánh quyền thuộc địa Pháp tại Cao Miên phong tỏa, và chiếm Thánh Thất Kim Biên, dọn Thiên Bàn và đập phá quả Càn Khôn, buộc Tín đồ và chức sắc phải ra khỏi Thánh Thất trong 24 giờ.  

       2.3:  HIỆP TÁC VỚI NHẬT              

       Do số tín hữu về Sài G̣n ngày càng đông, để t́m sinh kế. Giáo sư Thượng Vinh Thanh (một chức sắc tiểu cấp Cửu Trùng Đài) kư hợp đồng với quân đội Nhật làm công các trại cưa, nhứt là đóng tàu gần cầu chữ Y. Lúc này chính phủ Pháp thấy đạo Cao Đài hợp tác với Nhật nên họ khủng bố Đạo khắp nơi, gây phong trào lập châu vi đạo và di cư đến hăng tàu NITINAN ngày thêm đông. Số nhân công lên trên 3.000 người Sau đó, được lịnh Đức Cường Để lập Nội ứng nghĩa binh do Giáo sư Thượng Tước Thanh Tổng chỉ huy và Cận vệ quân do Giáo hữu Thượng Tuy Thanh chỉ huy, c̣n Giáo Hữu Thái Đến Thanh làm Giám đốc việc đóng tàu. Nội ứng nghĩa binh tuyển chọn tráng đinh từ 18 đến 40 tuổi chia thành đội ngũ nên chẳng bao lâu hăng tàu trở thành đạo binh. 

       Ngày mồng 1 tết năm Ất Dậu ( 17.1.1945)

        Làm lễ duyệt binh tại Sàig̣n, có Tư lịnh quân đội Nhật dự khán. Giáo Sư Thượng Vinh Thanh ( Trần quang Vinh ) chủ tọa buổi lễ.

       Ngày 9 tháng 3 năm 1945:

        V́ muốn lật đổ chế độ đô hộ của chính phủ Pháp nên quân đội Cao Đài đă thỏa thuận giúp quân đội Nhật trong ngày đảo chánh. Vào 21 giờ, các cơ quan quân sự và chánh trị Pháp đều bị bao vây. Thủy sư đô đốc Decoux bị bắt. Sáng hôm sau các công sở Pháp ở Sài G̣n đều có quân đội Cao Đài trấn giữ. Quân đội Nhật đă làm chủ t́nh h́nh toàn cơi Việt Nam, xóa bỏ quyền lực hành chính và quân sự của Pháp. Người Nhật giao độc lập cho nước Việt nam quân chủ của Bảo Đại và  sau đó nội các Trần Trọng Kim ra lănh đạo quốc gia. (sách đă trích

       2.4: HỢP TÁC VỚI VIỆT MINH 

        Nhà cầm quyền Nhật cho quân đội Cao Đài đặt bộ Tham mưu tại thành quan sáu (số 6 Boulevard  Norodom). Vào tháng 8.1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

        Từ 13 đến 15.8.1945 Hội nghị ṭan quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào, Tuyên Quang nhận định cơ hội tổng khởi nghĩa dành chánh quyền đă tới. Đến 16.8.1945 đại hội bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng trung ương tức chính phủ lâm thời do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

        Từ 17 đến 20. 8.1945 Sàig̣n chứng kiến 2 sự kiện lớn là lễ tuyên thệ của Thanh niên Tiền phong do ông Phạm Ngọc Thạch làm thủ lĩnh, kế đến là Việt Minh ra mặt công khai. Đến 18-8-1945 Nhật đầu hàng, Nam phần được Nhật giao lại cho chính phủ Việt Nam do ông Nguyễn Văn Sâm làm Khâm sai., c̣n Bắc Việt th́ Chính phủ lâm thời giành lấy chánh quyền sau đó ( 19.8.1945).

        23.8.1945,  tại Huế,  vua Bảo Đại thoái vị, nội các Trần Trọng Kim đổ.

        24.8. 1945, được lời hứa của Terauchi, Thống chế Nhật bản, là không can thiệp vào cách mạng Việt Nam, nên  Việt minh phát lệnh tổng khởi nghĩa chiếm các công sở và lập Ủy ban hành chính lâm thời cho Nam bộ. Sàig̣n đổi chủ trong ṿng mấy giờ mà không có tiếng súng nổ…

                                       ( theo Những ngày tháng 8. 1945 - Trần Văn Giàu).

        Trước t́nh h́nh đó, quân đội Cao Đài luôn giữ thái độ b́nh tỉnh tránh các vụ xung đột. Giáo sư Thượng Vinh Thanh họp Bộ Tham mưu định kế hoạch, vài hôm sau th́ từ chức đại biểu trở về hành Đạo, giao ông Đặng Trung Chữ thay thế trong Mặt trận Việt Minh. Thời thế đă giúp Mặt trận Việt Minh lên nắm chính quyền thành lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà. Quân đội Cao Đài cũng như các chính đảng khác đồng thanh ủng hộ và gia nhập vào Mặt trận để tiếp tục chống thực dân  Pháp. Uỷ ban hành chánh triệu tập các chính đảng để thành lập bốn sư đoàn quân dân cách mạng của Nam Bộ dưới sự Tổng chỉ huy của Uỷ trưởng quân sự Trần Văn Giàu. Quân đội Cao Đài  vào đệ tam sư đoàn v́ đặt quyền lợi tổ quốc lên trên hết. Sau đó, quân đội Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật và ra lịnh Nhật giải tán các dân quân cách mạng. Trần Văn Giàu ra lịnh các sư đoàn lập tức rút ra khỏi châu thành Sài g̣n. Cơ sở Cao Đài tham mưu sự vụ cũng lo chuyên chở đồ đạc đi nơi khác hoặc về Toà Thánh. (sách đă trích) 

THỎA ƯỚC 9-6-1946  & ĐỨC HỘ PHÁP TRỞ VỀ      

        Ngày 8-4-Bính Tuất (8-5-1946) các cơ sở Đạo Sàig̣n bị chánh phủ Pháp phong toả và bắt giam các người lănh đạo. Họ đánh khảo và sau cùng yêu cầu hợp tác. Giáo sư Thượng Vinh Thanh đưa ra bốn nguyện vọng.

·Xin cho Đức Phạm Hộ Pháp và chư vị Thiên phong bị đày ở  đảo Madagascar  được trở về Việt Nam.

·Trả lại tự do tín ngưỡng cho toàn Đạo. Toà Thánh và các Thánh Thất được mở cửa.

·Nh́n nhận tư cách pháp nhân của Đạo Cao Đài

·Ngưng khủng bố và bắt bớ các chức sắc và đạo hữu

       

        Đổi lại, Quân đội Cao Đài phải ngưng chiến chống lại quân đội Pháp. Nhờ đó mà tất cả tín hữu được tha sau 22 ngày bị bắt, bị đánh đập. Bản thoả ước ngày 9-6-1946 ra đời, đại để :

- Đối với Pháp : quân đội Cao Đài ngưng chiến và giải tán tất cả các bộ đội lưu động kháng chiến.

- Đối với Đạo : quân Pháp ngưng các cuộc khủng bố không bắt giam tín hữu, đảm bảo quyền tự do hành giáo và truyền giáo. Mở cửa Toà Thánh và các Thánh Thất được tự do tế tự trong phạm vi tôn giáo. Trao trả Đức Phạm Hộ Pháp và chư vị Thiên phong về cố quốc, phục hồi các quyền công dân.

        Toà Thánh vẫn thành lập một đạo binh Tự Vệ để pḥng thủ do Đại tá Nguyễn Thành Phương tổng chỉ huy. Từ đây, Toà Thánh dưới sự điều khiển của Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đăi tổ chức lại Toà Nội Chánh Cửu Viện, sửa soạn các dinh thự. Tín hữu mọi nơi lần lượt trở về tụ tập quanh Tổ Đ́nh.

        Chiều ngày 21-8-1946,  tàu lle de France cập bến Vũng Tàu đưa Đức Hộ Pháp và chư vị Thiên phong trở về cố quốc sau hơn  5 năm Pháp nạn ( 27.7.1941 _ 21.8.1946).  Ngày 30-8-1946 toàn Đạo và chính phủ Pháp làm lễ rước Đức Phạm Hộ Pháp về Toà Thánh. (sách đă trích)                    

       TIẾT 6: LỄ XUẤT QUÂN QUÂN ĐỘI CAO ĐÀI 

        Quân đội Cao Đài với danh hiệu Nội Ứng Nghĩa Binh gồm những tín đồ hưởng ứng lời kêu gọi đă đi làm công nhân cho hăng tàu Nitinan; được huấn luyện trong thời gian này để tham gia cuộc đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945. Nhưng măi đến 8-1-Đinh Hợi (29.1.1947) mới chính thức làm lễ xuất quân và có quân kỳ 3 màu vàng, xanh, đỏ, trên góc có h́nh bánh xe tiến hoá.

        Việc thành lập quân đội có nhiều người công kích nhưng nếu nh́n lại lịch sử vào thời điểm đó sẽ cảm nhận được nỗi thống khổ của người tín đồ Cao Đài khi phải ở giữa hai làn đạn của quân đội Pháp và Việt Minh. Thêm vào đó là nỗi  thương đau, uất ức khi Ṭa Thánh bị quân đội Pháp lấy làm garage  và vị lănh đạo kính yêu là Đức Hộ Pháp bị bắt lưu đày ở Madagasca, Phi Châu không có ngày về! Chính Đức Lư Giáo Tông và Đức Quyền Giáo Tông đă quyết định thành lập quân đội tạm thời để bảo vệ cơ nghiệp Đạo cũng như cho tín đồ. Trong một đàn cơ do Đức Hộ Pháp và Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa cầu đêm mùng 1 tháng 3 năm Mậu Tư (1948), Đức Lư Giáo Tông giáng dạy như sau :

        “Hiền hữu khuynh tâm v́ Lăo và Thượng Trung Nhựt lập quân đội khi hiền hữu vắng mặt có phải ? T́nh cảnh đôi ta phản trắc. Lăo là thiên điều mà cầm quyền trị thế, c̣n hiền hữu tại thế mà nắm thiên điều. Lăo xin nhắc lại, khi hiền hữu tịnh pháp tại Thủ Đức (1929) Lăo đă nói: cơ chuyển thế, Trời người hiệp nhứt, hiền hữu có nhớ? (sách đă trích) 

        Đến ngày 20-3-Bính Thân (30-4-1956), Đức Hộ Pháp xác nhận rơ việc lập Quân đội Cao Đài như sau:

        “Sau 5 năm 2 tháng bị đồ lưu nơi hải ngoại, Bần Đạo đă để hết sức lực và tâm năo đặng nghiên cứu và thi hành các phương pháp bảo vệ phong trào cách mạng,  gở ách lệ thuộc của Tổ quốc và giống ṇi. Lại t́m phương hay bảo thủ tinh thần dân tộc hầu đủ phương thống nhứt hoàng đồ, tránh nạn Nam Bắc phân tranh, nồi da xáo thịt. Rủi thay! Khi trở về nước Bần Đạo đă bị trong cảnh ngộ khó khăn là sự chia rẻ của hai miền: Nam th́ Quốc gia, Bắc  th́ Cộng sản. Trong cuộc tranh đấu họ đă gây thù kết oán với nhau rất nhiều và khối quân lực của Cao Đài là tay mở màn cách mạng đă đảo chánh quyền Pháp quốc. Bần đạo trong khi ấy không có ư định ǵn giữ tồn tại quân lực Cao Đài. Nhưng v́ trường hợp tranh đấu ấy đă gây hấn quá kịch liệt giữa khối Quốc gia và Cộng sản, nên cả tín đồ Cao Đài  bị khủng bố tàn sát quá thê thảm, và bị quá nhiều lằn tên mũi đạn của Pháp, nên buộc ḷng Bần đạo phải chấp nhận vào hàng ngũ của khối quốc gia và trong phận sự thiêng liêng tranh đấu đặng thực hiện độc lập. Khi Đức Bảo Đại về nước, chính ḿnh Bần đạo giao trọn quyền sử dụng quân đội Cao Đài cho Đức Ngài điều khiển trong hàng ngũ Quân Lực Quốc Gia. Kịp khi Đức Ngài đi Pháp mới tạm giao quân lực ấy lại cho Bần đạo. Trong lúc vắng mặt, Đức Ngài đă ra lịnh cho hai Chánh phủ của Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm và Bửu Lộc thi hành quốc gia hóa quân đội Cao Đài. Nhưng sự thi hành ấy vẫn kéo dài cho tới ngày Chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm thọ phong toàn quyền cũng chưa quyết định. Bần Đạo phải nhắc nhở và yêu cầu cho Chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm quốc gia hoá quân đội Cao Đài một cách hợp pháp.       

        “ Bần Đạo không buổi nào muốn giải quyết vận mạng nước nhà với quân lực, mà chỉ dùng phương pháp đạo đức đặng đem hoà b́nh hành phúc lại cho giống ṇi”. 

 GIẢI TÁN & QUỐC GIA HÓA QUÂN ĐỘI CAO ĐÀI 

         Sau khi hồi loan (10-1946), trước sự thể đă rồi, Đức Hộ Pháp nhận làm Thượng Tôn Quản Thế, một chức vụ có ư nghĩa về tinh thần. Đức Ngài ban cho quân đội Cao Đài lá cờ Bảo Sanh, Nhơn Nghĩa và mệnh danh là Đạo binh Nhơn Nghĩa, có. quân số hơn mười lăm ngàn người (đông nhất trong các quân đội giáo phái ở miền Nam thời bấy giờ).

    Hiệp ước ( 8.1.1947) kư giữa Ngài Phạm Công Tắc và tướng Fray ghi rơ: hai bên cộng tác để khôi phục lại trật tự và ḥa b́nh cho xứ sở, cho phép người dân có đời sống b́nh thường, tự do dân chủ trong “ Autonomous Republic of Cochinchina”. Khi đạt được mục tiêu tốt đẹp này, quân đội Cao Đài sẽ được giải tán v́ sự hiện diện không c̣n cần thiết nữa.   Nhưng sau khi thấy rơ nhà cầm quyền Pháp không thi hành đúng theo hiệp ước, Ngài ban Thánh Lịnh số 149 ngày 21-1-Kỷ Sửu (21-2-1949):

        " Nghĩ v́ Quân Đội Cao Đài chẳng có lẽ ǵ, bởi giúp quân đội Pháp thi hành hiệp ước mà bỏ qua cho được cái sứ mạng thiêng liêng tái phục hoàng đồ phụng sự tổ quốc. Nghĩ v́, nhà cầm quyền Pháp không thực hành đúng theo hiệp ước ngày 8-1-1947, nên Hội Thánh nhứt định cho toàn đạo hữu Cao Đài giáo sẽ  đứng trung lập mà thôi”. 

        Đến ngày 11-3-Ất Mùi (2-5 -1955), quân đội Cao Đài  đă được quốc gia hóa. Đức Phạm Hộ Pháp không c̣n làm Thượng Tôn Quản Thế nữa. Trong thời gian làm Thượng Tôn Quản Thế, Đức Ngài đă:

        - Tạo thanh b́nh cho vùng Thánh địa từ năm 1947-1955.

 Đưa quân đội ra ngoài phạm vi Thánh địa để việc hành Đạo được trang nghiêm. Đức Ngài đă từng khuyến cáo cấp chỉ huy quân đội Cao Đài:" Các con là lửa Tam muội. Lửa dữ trừ được ma vương mà cũng có thể đốt thiêu luôn Toà Thánh, nên Thầy không cho các con ở Thánh địa, hăy ra ngoại vi đồn trú”.

        - Tuyên dương tận trung báo quốc: Theo Thánh lịnh số 34/VPHP ngày 9-1-Quư Tỵ (22-2-1953 ) Đức Ngài cho tuyên dương Quân đội Cao Đài v́ :

·    Đối với Đạoquân đội Cao Đài là một tiêu biểu cho sự công b́nh và nhân đạo, đă nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa và thi hành đúng với sứ mạng thiêng liêng.

·    Đối với Quốc gia : Quân đội Cao Đài đă tiền phong ủng hộ giải pháp quốc gia, biết noi gương các bậc tiền nhân liệt sĩ để làm vinh diệu cho tinh thần thượng vơ của dân tộc Việt Nam.

·    Đối với quốc dân , quân đội Cao Đài đă lập trật tự an ninh cho dân chúng trong thời loạn.

        Quân đội Cao Đài thành lập 1945 và giải tán toàn bộ vào 1954.

KẾT LUẬN VỀ PHONG TRÀO VŨ TRANG CAO ĐÀI 

       1-/ Đạo Cao Đài không lập quân đội để tu hành. Quân đội Cao Đài có hiện hữu do các công dân Việt nam có tín ngưỡng Cao Đài tự vơ trang để tự bảo vệ tánh mạng và tài sản của chính ḿnh trước trước sự bức hại của nhà cầm quyền Pháp trong lúc vị giáo chủ hữu h́nh bị bắt đày đi Madagasca châu phi không có ngày về. Sự có mặt của quân đội do tự phát của ngừơi công dân các tôn giáo đều có, không phải riêng Cao Đài. Không phải do lệnh của v́ giáo chủ cho nên nói rằng Cao Đài lập quân đội là một sự nhầm lẫn to lớn. Khi được trả tự do về, vị giáo chủ này đă sắp xếp mọi việc ổn thỏa sau đó giải tán quân đội. 

       2-/ Cũng nhờ sự có mặt của quân đội Cao Đài mà quân Pháp phải chịu thỏa thuận trả tự do cho vị giáo chủ và Đạo được công nhận sự b́nh yên tu hành tiếp tục. 

       3-/ Tại sao các lănh tụ người Cao Đài không lợi dụng ảnh hưởng của họ để giành chính quyền? Lư do chính yếu là v́ những người Cao Đài không có tham vọng nắm quyền lực. Họ hi sinh xương máu với ước mong nước nhà được độc lập, người dân được sống an b́nh và tự do hành Đạo.  

       Trên đây là sự thực về cái gọi là quân đội Cao Đài. Nếu nói không đầy đủ sẽ làm thay đổi bản chất của sự việc. Mong quư bằng hữu đồng đạo có ư kiến về sự việc này. Xin đa tạ.

Nguyễn Tâm

 

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000