NHỮNG IM LẶNG ĐÁNG KHINH
Cánh C̣
Báo chí Việt Nam không biết từ bao giờ đă có cụm từ “sự im lặng
đáng sợ” khi mô tả các cấp chính quyền cao nhất không trả lời
đơn thư hay phản ảnh của báo chí, nhân dân trước các tiêu cực.
Lâu dần sự im lặng ấy đă có kết quả trông thấy : tham nhũng
nhiều hơn, chống đối công khai hơn và toàn bộ các “mặt trận” đều
tan vỡ.
Những im lặng ấy khi được nâng lên mức đáng sợ có làm cho Bộ
Chính trị ưu tư hay không ? Chắc chắn là không, mà ngược lại.
Đối với một số lănh đạo cao nhất luôn chủ trương mọi việc phải
bí mật, phải đóng cửa bảo nhau, phải xử lư nội bộ c̣n “công
khai” là một từ taboo, nhạy cảm có thể làm chế độ sụp đổ. Im
lặng sẽ tạo ra nhiễu thông tin do nhiều câu hỏi và không ít
những câu hỏi ấy dẫn dư luận sang những câu trả lời mang tính
suy luận và suy luận càng nhiều sự thật càng lùi xa.
Thí dụ như vụ bauxite.
Tại sao một dự án rơ ràng là chỉ có hại cho Việt Nam nhưng nhà
nước vẫn im lặng để cho Bộ Công thương tái oai tác quái bất kể
mọi chống đối từ các nhà khoa học cho tới nhân sĩ trí thức điển
h́nh cả nước, và chưa một ai trong bốn ông cao nhất công khai
làm rơ vấn đề trước người dân từ khi những gầu đất đầu tiên được
múc lên từ Tây nguyên. Hai giả thuyết đặt ra đối với người theo
dơi:
Phe thân Trung Quốc gh́m cương dư luận. Bất kể kết quả ra sao họ
phải chứng tỏ cho Trung Quốc thấy quyền lực của phe này là có
thể cô lập, không chế bất cứ ai để thực hiện những ǵ mà Việt
Nam đă hứa.
Phe thứ hai, không thân ai cả chỉ thân với người thuộc phe ḿnh
và sẵn sàng thừa gió bẻ măng tạo dư luận bất lợi cho đối thủ
bằng cách ngấm ngầm lợi dụng quyền lực đang có để đổ dầu vào lửa
khi lửng lơ khuyến khích Bộ Công thương tiếp tục khai thác
bauxite c̣n hậu quả tính sau: tính sổ cho người kư dự án.
Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh là người trách nhiệm khi ông
này vào ngày 3 tháng 2 năm 2001 kư trong Tuyên bố chung Việt Nam
– Trung Quốc, tại điều khoản 6, Việt Nam và Trung Hoa “nhất trí
sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án
bô-xít nhôm Đắc Nông”.
Ông Mạnh về hưu, ông Nguyễn Phú Trọng không chịu trách nhiệm và
vẫn giữ im lặng. Trong trường hợp này im lặng không c̣n đáng sợ
nữa v́ nó đă trở thành quốc sách.
Để giải mă độc theo kiểu suy đoán này Bộ chính trị phải lấy gai
để lể gai, chính ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng
bảo vệ những ǵ mà ông Nông Đức Mạnh đă kư. Mặc dù ông ăn nói
không mấy lưu loát nhưng đừng để cái im lặng đáng sợ ấy quay lại
bao vây ḿnh.
Thí dụ thứ hai : 356 gia đ́nh tại Dương Nội.
Cho tới nay chưa thấy ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên
tiếng đối với vụ khiếu kiện của người dân Dương Nội khi một
doanh nghiệp lại có thể công khai mua chuộc, sử dụng côn đồ,
công an và cả cán bộ của UBND thành phố Hà Nội để bao che, đỡ
đầu cho các hành động chỉ có thể xảy ra trong thời Pháp thuộc.
Chính quyền càn quét, đánh đập, bỏ tù, ủi ruộng đang canh tác
cùng muôn h́nh vạn trạng h́nh thức khác cốt để đẩy người dân ra
khỏi đất đai của họ cho bằng được.
EcoPark trong trường hợp này đứng cao hơn chính quyền bởi các
nấc thang chất bằng tiền của họ. Công an đứng nh́n người dân bị
côn đồ đánh đập. Cán bộ địa phương đổ trách nhiệm cho nhau và
cho dân. UBND thành phố xem vụ này không phải của ḿnh và Bộ
Chính trị coi đây chỉ là một vụ tranh chấp không cần phải lên
tiếng, v́ vậy khi hàng đoàn dân oan Dương Nội kéo về văn pḥng
tiếp dân đưa đơn đă không được người nào ra nhận.
Hai chữ “nhân dân” đă bị xóa trắng ra khỏi bộ nhớ của đảng, của
chính phủ.
Sự im lặng trong trường hợp này không c̣n đáng sợ nữa, nó đă trở
thành đáng hy vọng đối với những ai tin vào sự nổi dậy của quần
chúng và đáng lo cho những ai c̣n tin vào sức mạnh của dùi cui
và bạo lực. Một sự im lặng đồng lơa với cái ác.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính là người trách nhiệm trong
vụ lên tiếng này. Ông có sứ mạng nối liền giữa chính phủ và dân,
trong đó phần dân nghiêng hơn khi so với Thủ tướng. Khi thấy dân
lầm than mà không lên tiếng là ác, khi thấy chính phủ bất công
mà không can ngăn là hèn. Tôi tin ông không có đức tính nào
trong cả hai điều vừa nói v́ dù sao ông cũng là một chủ tịch
nước gần dân hơn các ông tiền nhiệm.
Thí dụ thứ ba: Công an đánh dân chết trong đồn công an, Bộ
trưởng Trần Đại Quang xem như mất tích.
Với học hàm học vị Giáo sư, Tiến sĩ được xem là dày cộp so với
nhiều bộ trưởng công an các đời trước, Bộ trưởng Trần Đại Quang
khác với hầu hết các bộ trưởng của triều đại Nguyễn Tấn Dũng :
ông không hề lên tiếng trước bất cứ trường hợp tiêu cực nào xảy
ra trong ngành công an, kể cả vụ Phạm Quư Ngọ, một thứ trưởng bị
tố đă ăn hối lộ 500 ngàn đô la để ṛ rỉ thông tin cho Dương Chí
Dũng chạy trốn.
Tuy nhiên điều này dễ hiểu v́ ông sợ bức dây động rừng. Nhưng
điều khó hiểu hơn cả là trước các thông tin từ báo chí về việc
công an tra tấn người bị bắt trong đồn đến chết xảy ra tràn lan,
ông vẫn im lặng, làm như ông đang giữ chức Bộ trưởng công an của
nước bạn chứ không phải tại Hà Nội.
Ông Trần Đại Quang có nỗi khỗ tâm ǵ ? Liệu nỗi khổ tâm ấy có
lớn hơn sự uất ức của hàng trăm thân nhân các nạn nhân bị nhân
viên dưới quyền ông lạm dụng “quyền được đánh” của họ hay không?
Sự im lặng của ông có thể ví ngang với nụ hôn Juda trong kinh
thánh. Juda lừa bọn Do Thái khi nghĩ rằng Chúa rất quyền phép
không thể nào bị bắt và ông ta đă nhận 30 đồng bạc để thông đồng
với chúng: khi hôn ai th́ người đó là Chúa Jesus.
Chúa quyền phép đă đành nhưng nhân dân không có quyền phép như
người ta nghĩ. Họ chỉ có nổi loạn, mà nổi loạn th́ không thể xem
là quyền phép.
Hôn trong sự im lặng để khuyến khích bọn Do Thái giết người có
khác ǵ sự im lặng của ông Bộ trưởng trước hành vi bất nhân hàng
loạt? Sự im lặng này không c̣n khó hiểu, nó đă có một định nghĩa
mới: Sự im lặng bất nhân.
Thí dụ thứ tư: Bộ trưởng y tế và bệnh sởi.
Mọi thông tin về sởi đă có. Các tiêu cực chung quanh nó cũng đă
và đang có. Bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bị báo giới giải
phẩu tới những tế bào nhỏ nhất. Lần đầu tiên giới giải trí lên
tiếng đ̣i bà từ chức. Chính phủ im lặng như từ xưa tới nay và sự
im lặng này có thể nh́n ở một góc nào đó th́ chính phủ đúng. Tuy
nhiên cái đúng ấy đă bị giới hạn khi sự việc có khả năng lan tới
tầm uy tín quốc gia và khả năng chịu đựng hạn hẹp của người dân.
Một bộ trưởng có quyền giải quyết những việc xảy ra liên quan
đến bộ của ḿnh mà chính phủ không nên can thiệp, đó là tiêu chí
đúng đắn của một đất nước dân chủ. Tuy nhiên giới hạn của tiêu
chí này nằm ở chỗ: chính phủ phải can thiệp ngay lập tức nếu
tŕnh độ, cách giải quyết vấn đề, ngay cả sự phát ngôn lệch
chuẩn của một bộ trưởng.
Sự can thiệp này là ch́a khóa cho mọi chính quyền dân cử, riêng
với chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng e rằng sẽ có ngoại
lệ v́ như nhiều thủ tướng đời trước từng tuyên bố : thủ tướng
không có quyền băi nhiệm một bộ trưởng.
Không băi nhiệm được chẳng lẽ không nói được ?
Ít ra một tiếng nói của Thủ tướng trong lúc này sẽ có tác dụng
giải vây cho Bộ y tế qua trả lời của chính bà Tiến. Mọi thắc
mắc, nghi ngờ hay cáo buộc bà Tiến sẽ được giải tỏa và vượt qua
sự im lặng ấy là trách nhiệm của Thủ tướng chính phủ chứ không
ai khác.
Im lặng trước chống đối rộng khắp của nhân dân phản ánh sự run
sợ của chính quyền và sự run sợ ấy chỉ có thể làm nguội đi bằng
các giải thích và chịu trừng phạt của dư luận.
Thí dự thứ năm: xé bằng của trí thức.
Sự im lặng tiếp tục bao trùm hai bộ phận của ngành giáo dục : Bộ
giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội khi chính ra hai cơ quan này có
trách nhiệm giải thích cho dư luận biết về hành động tịch thu
bằng thạc sĩ của cô giáo Đỗ Thị Thoan, bút danh Nhă Thuyên bởi
một hội đồng thẩm định luận văn khác do Đại học sư phạm Hà Nội
triệu tập.
Thạc sĩ Đoan được đánh giá đă tŕnh một luận văn thạc sĩ xuất
sắc với điểm 10 tuyệt đối khi cô nghiên cứu khoa học về nhóm Mở
miệng và những hoạt động của họ với cách nh́n mới. Hơn ba năm
sau khi lấy bằng và được mời ở lại trường tiếp tục giảng dạy,
vài kẻ tố cáo cái luận văn này có tư tưởng chống đảng, vô văn
hóa và yêu cầu hủy bỏ.
Những tiếng nói bâng quơ ấy không ngờ lại được những kẻ khác
thực hiện cho bằng được. Một Hội đồng thẩm định được lập ra,
luận văn thạc sĩ bị xé toạc và người hướng dẫn cô giáo Đoan bị
cho về vườn.
Một vài người trong “hội đồng xé” ấy viết bài bênh vực cho luận
điểm xé của họ, tuy nhiên đây không phải nhân vật thẩm quyền trả
lời dư luận, người phải trả lời là Bộ trưởng Bộ giáo dục, kế đó
là Hiệu trưởng trường Đại học sư phạm Hà Nội nơi tổ chức và thực
hiện việc cấp và xé luận văn thạc sĩ ấy.
Cho tới nay họ vẫn im lặng. Cho tới nay hai thể chế giáo dục ấy
vẫn tỏ ra cao ngạo trước đ̣i hỏi bức thiết của dư luận : không
được quyền thao túng nền học thuật nước nhà dù anh là ai và
quyền lực đến đâu.
Sự im lặng này ban đầu thấy vô hại hơn bauxite, hơn cướp đất,
hơn bệnh sởi, hơn công an đánh chết dân nhưng thực ra nó chính
là đầu mối cho tất cả các nguy hại này.
Nền giáo dục bị bức hại bởi các quyết định chính trị mờ ám sẽ
sản sinh ra loại vi rút câm nín nguy hiểm cho cả dân tộc. Thử
tưởng tượng khi tất cả các học hàm học vị đều dắt tay nhau đi
dưới sự chỉ đạo của đảng hay ít ra của những kẽ nịnh đảng th́
nền học thuật của Việt Nam sẽ ra sao?
Tất cả những im lặng ấy bây giờ đă không c̣n đáng sợ nữa mà
chính danh nó phải được nói lại bởi chữ khác :
“đáng khinh”.