Cứu cánh Đạo Cao Đài
(p. 3)
.
T́m hiểu sự giải thoát.
Lê thị Minh Trang
…. Trong Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn không giúp riêng cho một ai.
Thầy mở đạo chung cho cả chúng sanh theo học, đạt hay không do
tự ḿnh định đoạt. Đó là Công B́nh.
Người tín hữu Cao Đài đến Ṭa Thánh, Thánh Thất cúng bái để cầu
mong được các Đấng Thiêng Liêng giúp cho giải thoát. Đây là một
sự mê tín. Càng hồ đồ hơn khi ta không nghe lời Chí Tôn dạy,
không tùng luật lệ Cao Đài ban cho, ngồi hưởng thụ phẩm tước giả
tạm, lại đi mong mỏi sự cứu giúp. Đó là một mong mỏi bất công.
Thánh ngôn: “…Dưới mắt Thầy c̣n sự bất công là Đạo chưa thành”.
(Lê thị Minh Trang).
Kính chư Đại đức, chư Đạo Tâm, quư
nhân sĩ Cao Đài, kính chư huynh tỷ đồng môn. Vừa qua trong chủ
đề t́m hiểu Cứu Cánh Đạo Cao Đài , Tiểu Muội đă viết được hai
phần: cứu cánh chung
và thế giới đại
đồng.
Khi t́m hiểu cứu cánh của Đạo Cao Đài mà không t́m hiểu
ư nghĩa của sự Giải Thoát
là một thiếu sót vô cùng.
Hôm nay Tiểu Muội xin đóng góp tiếp ư cuối cùng là
Giải Thoát.
Giải thoát là ǵ?
Giải thoát có thể hiểu trong hai trường hợp: tích cực (động từ)
và thụ động (tính từ)
Để lănh hội được ư nghĩa của hai chữ giải thoát một cách đầy đủ,
không ǵ hay bằng tham khảo quan niệm giải thoát của các tôn
giáo trên thế giới trước; sau đó đi sâu vào ư nghĩa giải thoát
trong Đạo Cao Đài.
THEO PHẬT GIÁO
" Trong giáo lư đạo Phật thường có những từ đi kèm với nhau để
chỉ hoàn cảnh diễn biến và sau đó là kết quả của sự tu hành trên
lộ tŕnh giác ngộ - giải thoát như: giải thoát giới, giải thoát
nghiệp, giải thoát tri kiến, giải thoát ma chướng, giải thoát
luân hồi khổ đau, cuối cùng là giải thoát sanh tử...
"..Với khái niệm của cụm từ giải thoát và giải thoát sinh tử,
đây là câu thường gặp trong giáo lư đạo Phật với tần suất sử
dụng khá nhiều, và hầu như người học Phật nào cũng thường xuyên
tâm niệm trong quá tŕnh tu tập giác ngộ giải thoát. Tuy nhiên,
giải thoát để đi đâu và giải thoát cái ǵ mới là vấn đề cốt
yếu."
"...C̣n từ điển Phật học th́ giải thích có tính học thuật sâu
hơn: Giải thoát là cởi bỏ được sự trói buộc của phiền năo mà
vượt thoát khỏi thế giới mê muội khổ đau; là ra khỏi sự trói
buộc trong ba cơi. Với người mới học Phật có thể hiểu là dứt
tuyệt nguyên nhân sinh tử luân hồi nghiệp báo; là không bị những
luyến ái trói buộc cái tâm; là đạt được sự siêu thoát vượt qua
sự trói buộc của thế giới trần tục, khỏi sự chi phối của dục
vọng (sống hoàn toàn thanh thoát tự tại); là thoát khỏi ảo tưởng
và khổ, thoát khỏi sự tái sinh trong luân hồi và đạt Niết bàn. (Theo
cư sĩ Nguyễn Đức Sinh).
“Nhận thức sáng suốt là cội nguồn của hiểu biết, được tôi luyện
vững vàng của tự tâm dưới chánh trí Phật pháp, suy tư kiên
tŕ lâu dài, liên tục đến các vấn đề lớn của đời sống như nguyên
lư vô thường, nguyên lư duyên khởi, nguyên lư vô ngă trong mọi
hiện tượng, để rút ra một tư thế an nhiên tự tại, vô úy trước sự
hoại diệt, biến dịch, tan hợp của mọi hiện tượng quanh ḿnh. Sự
quán thấy như vậy là giải thoát hay giác ngộ
“Giải thoát là khái niệm đặc thù của triết học tôn giáo, một
khát vọng từ ngàn xưa trong nền triết học tâm linh Ấn Độ. Đến
thời kỳ của Đức Phật, với trí tuệ siêu tuyệt, Ngài đă thể hiện
công việc giải thoát một cách hoàn hảo và xây dựng phương pháp
hữu hiệu giúp đỡ mọi người có thể tự ḿnh thực hiện được. Tư
tưởng cơ bản giải thoát của Ngài xuất phát từ ḷng thương người,
đặc trưng nhân bản sâu xa này quán xuyến toàn bộ Phật giáo, bất
kỳ tông phái nào, thời kỳ nào, dù xuất thế tiêu cực hay nhập thế
tích cực. Đó là sức sống của Phật giáo.
“Theo nghĩa sơ cấp nhất hiểu về giải thoát là cởi bỏ mọi trói
buộc do mê lầm gây ra, vượt khỏi đau khổ trong ba cơi Dục giới,
Sắc giới và Vô sắc giới. Như vậy, giải thoát là một cái ǵ không
thật xa xôi, chỉ đến sau khi thân xác này tan ră. Thật ra, giải
thoát là một trạng thái tâm hồn thanh tịnh, vượt lên trên mọi
vọng tưởng phân biệt, tham đắm, luyến ái vào mọi âm thanh, h́nh
sắc trần thế.
(Theo
Đặng Công Hanh).
1/ “Giải thoát do phủ định ư chí sinh tồn:
Quan điểm này cho rằng sinh hoạt hiện thực là mê vọng và muốn
được tự do giải thoát phải hoàn toàn chối bỏ sự sống mê vọng đó.
Đây chính là lư tưởng của Tiểu thừa Phật giáo lấy vô thường và
khổ làm cương yếu của nhân sinh quan. Do đó, lư tưởng cứu cánh
của con người không thể thấy ở những cái vô thường, những cái
khổ, mà phải hoàn toàn chối bỏ những cái đó, nghĩa là phải diệt
cho tuyệt cái ư muốn sinh tồn mới hy vọng đạt đến cảnh giới an
vui. Cảnh giới đó chính là Niết bàn (Nirvana).
2/ “– Giải thoát do tự ḿnh thể hiện thực tại:
Quan niệm này cho rằng bản thể vũ trụ và tự ngă của con người
vốn là đồng nhất, chỉ v́ vô minh nên thấy như có cách biệt. Nếu
diệt trừ được vô minh th́ tự thân con người sẽ trở thành bản thể
toàn diện. Vậy từ cái thân nhỏ bé bị phiền năo trói buộc này mà
vận dụng để đạt đến cảnh vĩnh hằng, thanh tịnh và tự do, tức là
đă đạt được cảnh giới giải thoát. V́ vậy, cảnh giới giải thoát
theo quan niệm này là không cần phải chối bỏ hiện thực, mà hiện
thực tức là bản thể, vậy hiện thực cũng là giải thoát.
“Riêng đối với Phật giáo đă quan niệm về sự giải thoát như thế
nào?
Đức Phật với mục đích cứu khổ độ sinh, Ngài đă chỉ ra con đường
đi đến giác ngộ giải thoát để mọi người được sống trong hạnh
phúc an vui. Ngài đă đưa ra những định luật về vũ trụ và nhân
sinh mà ngày nay được nhiều học giả Tây phương công nhận. Những
vị đệ tử sau này đă thể hiện tinh thần giải thoát qua nhiều tư
tưởng khác nhau.
3/ " - Thiền tông:
Ngồi thiền để buông xả hết những niệm nghĩ tưởng, đó là dứt mầm
tạo nghiệp đi trong sanh tử. Không tạo nghiệp nữa th́ cái ǵ
trói buộc được ḿnh? Tổ Đạo Tín khi c̣n là Sa di mười bốn tuổi,
gặp Tổ Tăng Xán chắp tay thưa: “Bạch Ḥa thượng, xin Ngài dạy
con phương pháp giải thoát”. Tổ Tăng Xán nh́n thẳng vào mặt hỏi:
“Ai trói buộc ngươi?”. Ngài hoảng hốt t́m xem cái ǵ trói buộc
ḿnh, t́m hoài không thấy liền bạch: “Bạch Ḥa thượng, không ai
trói buộc con hết”. Tổ bảo: “Không trói buộc cầu giải thoát làm
ǵ?”. Ngay đó, Ngài ngộ đạo.
“Vậy đạo ở chỗ nào? Ở ngay chỗ không c̣n ǵ trói buộc được ḿnh.
Không có ǵ trói buộc tức là không tạo nghiệp, không tạo nghiệp
là giải thoát. Giải thoát là cái chân thật sẵn có, không từ đâu
đến, không do ai cho ḿnh, chỉ v́ ta không làm chủ được các niệm
lăng xăng buồn thương giận ghét v.v... nên tạo nghiệp dẫn đi
luân hồi.
“Trong kinh Viên Giác, ngài Văn Thù hỏi đức Phật: “Làm sao giải
thoát sanh tử?”. Phật dạy: “Muốn giải thoát sanh tử phải dứt mầm
vô minh”. Vô minh là mê mờ, phải sạch hết mê mờ mới giải thoát
được sanh tử. Ngài Văn Thù hỏi tiếp: “Cái ǵ là vô minh?” Phật
dạy: “Chấp thân này là thật, chấp tâm sanh diệt là thật. Đó là
vô minh”.
Tóm lại, con đường giải thoát tức là con đường đi đến Niết bàn,
mà Niết bàn theo nghĩa đen là “dập tắt”, nghĩa là dập tắt hết
dục vọng tồn tại và lấy đó làm lư tưởng cứu cánh. Cái gọi là
“giải thoát”, là “Niết bàn”, nếu không có lợi ích cho cuộc sống
thực tế, th́ tự nó cũng không có ư nghĩa nào cả. Theo đạo Phật
không phải chỉ có đạt được sau khi chết, mà có thể chứng nghiệm
ngay hiện tại cho nên đạo Phật là đạo “dấn thân yêu đời”. (Theo
Trần Cao Lộc).
THEO CÔNG GIÁO
Kinh luận của Công Giáo rất nhiều đa số được in bằng tiếng nước
ngoài. Với góc độ của người ngoại đạo như tiểu muổi chỉ có thể
đọc các bài bài viết tượng trưng của các nhà biên khảo bằng
tiếng Việt. Trên internet không t́m thấy nhiều bài viết nói về ư
nghĩa giải thoát. Chỉ thấy cái mục đích cuối cùng là về Thiên
đàng, nước Chúa. Có lẽ do t́m đọc chưa hết nên vội kết luận tín
đồ Công giáo không nghĩ đến việc ggiải thoát là một chuyện hồ
đồ. Tuy nhiên có một vài bài viết gần chủ đề t́m hiểu, tiểu muội
trích ra đây để tham khảo.
“Người tín hữu Công giáo, nhất là các linh mục, tu sĩ, khi học
trong các học viện trong nhiều thế kỷ, đă quá chú tâm vào những
vấn đề triết học, thần học và ít quan tâm đến những khoa học tự
nhiên, xă hội nhân văn, những vấn đề thiết thực của con người
cũng như những biến chuyển trong xă hội. Bài giảng của họ hầu
như xoay quanh đến những vấn đề luân lư, những lời giải thích
theo Thánh Kinh. Do không theo dơi những tiến bộ của khoa học,
họ không thể giải thích kịp thời những vấn nạn của con người
liên quan đến đức tin, luân lư. Thí dụ như: thuyết Big Bang và
giả thuyết tiến hoá của Darwin. Do cứ lẩn quẩn trong những câu
định nghĩa về sự thật siêu h́nh, sự thật mạc khải, sự thật tự
nhiên và siêu nhiên, họ quên mất Đức Giêsu chính là sự thật toàn
vẹn giải thoát muôn loài.
Lời kết: “..Sự thật mà nhân loại t́m kiếm trong suốt ḍng lịch
sử đă được khám phá. Câu hỏi Philatô đặt ra cho Đức Giêsu "Sự
thật là ǵ?" (Ga 18,38) đă được giải đáp. Đó là Đức Giêsu Kitô,
Người thật sự là con đường dẫn đến sự thật giải thoát, nhưng ta
chỉ cảm nghiệm được sự giải thoát đó nếu ta cùng bước đi trên
con đường này. Bạn có dám bước theo Đức Giêsu không?
(Linh
Mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn).
THEO ĐẠO CAO ĐÀI:
Chữ Giải Thoát xuất hiện rất nhiều nơi trong kinh điển Đạo Cao
Đài. Đặc biệt trong bài Di Lặc Chơn Kinh tất cả có sáu lần được
nhắc đến. Đây chắc hẳn là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với
người tín đồ Cao Đài. Chúng ta cần phải hiểu rơ để con đường tu
học không gặp trở ngại hoặc đi lầm đường lạc lối
Đạo Cao Đài với tôn chỉ Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt.
Ư nghĩa và mục đích giải thoát cũng là ư nghĩa chung của các tôn
giáo cổ để lại được Chí Tôn chấn chỉnh cho phù hợp với thời văn
minh hiện đại. Song song với các ư nghĩa cổ đă có, Đạo Cao
đài c̣n đưa thêm vào giáo lư và giáo luật những khái niệm mới
tôn giáo xưa không đề cập đến. Tiểu muội nghĩ rằng giải thoát
phải hiểu ở nhiều mặt. Không thể chỉ nói giải thoát khỏi sanh tử
và luân hồi là đủ.
Trước tiên hăy tham khảo bài thuyết đạo của Đức Thượng Sanh nhan
đề :
“CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT”
(Trích một số ư chính trong
Thông Tin số 7, ngày 28/06/1970) :
“Kính Thưa Quư Vị,
“Mỗi Tôn Giáo, dầu Thích giáo, Lăo giáo hay Nho giáo đều có tôn
chỉ khuyên người lánh dữ làm lành, dưỡng tánh tu tâm để đi đến
con đường giải thoát.
“Phật giáo gọi Đời là bể khổ, nước mắt chúng sanh trong ba ngh́n
thế giới, đem chứa tích lại c̣n nhiều hơn nước trong bốn biển.
“Đức CHÍ TÔN NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ dạy rằng: Cơi Đời là nơi con
người bị đày đọa, đặng trả cho xong nợ tiền khiên. Nếu trả chưa
dứt nợ, th́ phải chịu trầm luân măi cho đến khi vay trả vẹn toàn
mới được giải thoát.
“Muốn được giải thoát, con người phải lo tu hành, phải sống một
đời thanh bạch, tránh chốn cạnh tranh giành giật, trau giồi hạnh
đức để làm nấc thang bước lên khỏi chốn mê đồ, thoát ṿng tục
lụy và lập công quả .
“D́u dắt con người đi trọn vẹn trên đường Thánh đức, là mục đích
chung của các Đạo giáo.
“Mục đích đó, người theo Đạo có thể quên đi, nhưng nó vẫn có sẵn
trong kinh điển.
“Muốn vạch con đường cho nhơn sanh thoát nơi biển khổ, tránh đọa
luân hồi, Đức Phật THÍCH CA dạy phải diệt cái bản ngă, dứt hết
mọi t́nh lưu luyến, coi sự đời là mộng ảo, đoạn tuyệt sự ham
muốn, trừ khử vô minh để về với chân như bất sanh bất diệt.
“Đức LĂO TỬ th́ coi thường mọi việc thế t́nh, cho công danh phú
quư là phù vân, nên chủ trương cái thái độ hờ hững, lănh đạm với
ngoại giới.
“Đức Ngài quan niệm cái nguyên lư sinh tồn tự thể của con người,
với cái nguyên tắc sinh tồn bản thể của Vũ trụ, có những mối
tương quan vô h́nh nhưng chặt chẽ, làm nhân duyên sinh khởi tồn
tại cho nhau, nên muốn thanh tịnh vô vi để ḥa ḿnh cùng Đạo,
hầu t́m phương trường sanh bất tử.
“Chúa JÉSUS th́ long trọng phán truyền cho nhân loại: “Các con
hăy trở nên hoàn thiện như Cha các con trên Trời”.
“Đức KHỔNG TỬ th́ áp dụng triệt để khẩu hiệu: “Thành chi” tức là
tiến tới hoàn thiện. Thuyết ‘Thành chi của Đức Ngài chia ra làm
hai giai đoạn: Thành kỷ và Thành nhân, tức là hoàn thiện ḿnh
trước, rồi giúp người hoàn thiện như ḿnh, để phối hiệp cùng
Đấng THƯỢNG ĐẾ….
“Bởi Hạ ngươn hầu măn, nên Đức CHÍ TÔN NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ dùng
huyền diệu cơ bút lập ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ với tôn chỉ qui
nguyên Tam giáo, hiệp nhứt Ngũ chi.
“Lấy Nho Tông Chuyển Thế, lấy sự Thương Yêu là phương pháp thực
hành chánh Đạo. Đức CHÍ TÔN quyết cứu vớt những kẻ hữu căn thoát
ṿng khổ hải, tránh đọa luân hồi hầu vui hưởng một hạnh phúc
vĩnh cửu.
“Đó là cơ giải thoát, mà muốn đạt được, người hành Đạo duy có
trải tâm chơn thành, giồi trau hạnh đức hầu tế độ nhơn sanh quay
về Chánh giác. Các ân huệ đó lớn lao biết bao nhiêu!
“Hội Thánh trông mong mỗi Tín hữu nên lưu tâm và đừng để mất cơ
hội
Con đường giải thoát Đức Thượng Sanh dạy nh́n chung là rút từ
tinh hoa Tam Giáo. Với thời tam kỳ phổ độ, sự giải thoát phải
hiểu theo nghĩa toàn diện: Một con người có tam thể xác
thân. Cả ba thể ấy cũng phải học hỏi và tu luyện đồng thời để
được giải thoát tất cả. Chúng ta không thể chú trọng lo riêng
chỉ một trong ba thứ ấy là đủ. Có thể ư này hơi có phần mới lạ.
Mảnh H́nh hài, Tinh Thần Trí năo, Linh Hồn là ba món báu của con
người (Tam Bửu). Hằng ngày vào cúng Thầy ta đều nguyện dâng tam
bửu của chúng ta lên Chí Tôn Từ Phụ làm tế vật cho Thầy phổ độ
chúng sanh.
1/ Giải thoát mảnh h́nh hài.: Có nhiều hành giả v́ thấy
xác thân quá đau khổ mà lo tu luyện cho thoát khổ quên đi cái
khổ khác của chơn linh vô h́nh. Điển h́nh trong nhóm này là
những người vô thần. Họ nhập môn tu hành, nhưng không tin tưởng
quyền năng thiêng liêng của Thượng Đế. Họ chú trọng vinh thân
ph́ gia trong cửa Đạo. Luật pháp không tuân, minh thệ không giữ,
giáo huấn bỏ ngoài tai… “Áo dà cũng muốn mặc, giày đạo cũng
muốn mang, muốn đứng trước nhơn sinh để cho họ biết ḿnh hướng
đạo. Đường Tiên cũng lấp lững, nguồn Thánh cũng toan vào mà thấy
bạc rơi cũng chẳng bỏ, lợi mún cũng chẳng từ, mượn danh Đạo tạo
danh ḿnh, vô Thánh điện hơi tà c̣n phưởng phất. Muốn nhà thiệt
cao, áo thiệt tốt, mượn lớp cọp dọa cáo bầy, bụng trống lỗng,
túi thu đầy toan làm thầy kẻ dại (Thánh Ngôn 9-1-Canh Ngọ).
Đó là những người lo giải thoát
mănh thân mà thôi. Khi Chí Tôn cần chúng ta làm một việc ǵ đó
cho Đạo, ta thấy khó hay lười biếng không nhận có nghĩa là
ta đă rút lại lời nguyện dâng mảnh h́nh hài cho Thầy.
2/ Giải thoát tinh thần trí năo: Có nhiều bậc tu hành chú
trọng t́m hạnh phúc nơi Cực lạc mà quên mănh thân, họ ép xác
ḿnh bị dày ṿ đau khổ. Họ cho xác thân là tạm mượn trong tứ đại
đất nước gió lửa nên không hàm dưỡng chăm sóc. Đây là những
trang tu hành thái quá.
Trong thời loạn đạo không cơ bút chỉ dạy, khi Chí Tôn cần chúng
ta suy nghĩ một vấn đề giải quyết khó khăn cho Đạo ta thoái
thoát không để tâm vào, đồng nghĩa ta đă rút lại lời dâng tinh
thần trí nào lên cho Chí Tôn.
3/ Giải thoát linh hồn: Linh hồn là một điểm linh quang
do Đức Thượng Đế chiết linh ban cho mỗi con người. Linh hồn luôn
trọn lành đi theo ǵn giữ và giáo hóa hai thể kia. Linh hồn
không cần lo giải thoát. Chỉ cần thực hành theo đạo pháp, trọn
ǵn minh thệ để giải thoát cho hai thê kia để được nhẹ nhàng
trọng sạch cho linh hồn hiệp một thành một thánh thể là trọn
vẹn. Khi đă rút lại lời dâng mảnh h́nh hài và tinh thần trí năo
th́ coi như lời dâng cả linh hồn cho Chí Tôn cũng đă rút lại
luôn.
Các Cách Giải Thoát :
"Có một người đàn ông với vẻ mặt khổ sở hỏi một vị ḥa thượng:
“Thưa thầy, có một số thứ và một số người, tại sao con lại không
thể buông bỏ được!”
Vị ḥa thượng nói:
“Không có ǵ là không thể buông bỏ được”
Người đàn ông kia lại nói:
“Có những thứ và những người mà con hết lần này đến lần khác đều
không buông bỏ được!”
Vị ḥa thượng liền bảo người đàn ông kia cầm cái chén lên rồi
ngài rót nước trà vào chén. Ḥa thượng rót đến tận lúc nước trà
trong chén đă trào ra ngoài. Người đàn ông kia lập tức thấy nóng
không chịu được liền đặt chén trà xuống.
Lúc này vị ḥa thượng lại nói: “Trên đời này không có ǵ là
không buông bỏ được, chỉ cần ngươi cảm thấy bị đau, ngươi sẽ tự
bỏ xuống được thôi.”
HẠNH PHÚC TRONG CÁI NH̀N CỦA CON NGƯỜI
Có một câu truyện ngắn thế này: Một người đàn ông già sống trong
ngôi làng nhỏ, cả làng cảm thấy phiền v́ ông ta luôn phàn nàn,
khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy tâm trạng u ám. Càng
ngày, ông ta càng khiến mọi người xung quanh khó chịu. Ông luôn
khiến những người gặp mặt ông cảm thấy bất hạnh. V́ thế, tất cả
người trong làng đều cố gắng hết sức để tránh đối mặt với ông
ta.
Nhưng một ngày nọ, khi ông già bước sang tuổi 80, mọi người ngạc
nhiên bởi tin đồn: “Hôm nay là một ngày hạnh phúc với ông già.
Ông không phàn nàn bất cứ điều ǵ. Ông không hề nhăn nhó, thậm
chí c̣n cười tươi rất nhiều”.
Dân làng tụ tập quanh người đàn ông và hỏi: “Điều ǵ đă xảy ra
với ông thế?”.
“Không có ǵ đặc biệt cả. 80 năm qua tôi đă cố gắng theo đuổi
hạnh phúc nhưng không có tác dụng ǵ cả. Tôi vừa quyết định sống
mà không cần có hạnh phúc, chỉ cần tận hưởng hiện tại thôi. Thật
ngạc nhiên, đó cũng là lúc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất từ trước
đến giờ”.
Câu truyện trên gợi cho ta bài học đơn giản này, đó là hăy tận
hưởng cuộc sống của ḿnh ngay lúc này và tại đây, hạnh phúc tự
khắc t́m đến, sẽ vô ích nếu ta cứ mải mê theo đuổi hạnh phúc v́
hạnh phúc không ở ngoài ta mà là do ta cảm nhận từ tâm trạng và
thái độ chủ quan của ḿnh.
(Theo
Trần Cao Khải).
Trong Đạo Cao Đài:
Phương tiện đi đến giải thoát là làm cho tiêu hết khổ. Muốn hết
khổ theo lời Đức Hộ Pháp dạy trong bài Diễn Văn trong Pháp Chánh
Truyền: phải Tùng khổ, Thắng khổ, Thọ khổ, Thoát khổ hoặc Giải
khổ. Các phương pháp này tuy có khác tùy theo tŕnh độ tấn hóa
nhưng đều dẫn đến cho con người hết khổ. Hết khổ mới tinh tấn
tiến bộ.
Không phải tự nhiên mà Chí Tôn dạy dùng ba món Bông, Rượu, Trà
tượng trưng cho Tam Bửu dâng lên cho Người. Thầy muốn xác thân
ta phải tươi đẹp như bông hoa, Tinh thần ta phải cường liệt như
hơi rượu. Linh hồn ta phải điều ḥa như trà trong nước, không có
nơi nào trong tách trà mà không có vị trà. Do đó chỉ chú trọng
luyện một món quên đi hai món c̣n lại không phải là cách giải
thoát của đạo Cao Đài. Tu chơn, luyện đạo chỉ để cho những hành
giả đă xong Tam Lập. Tức dành cho các hành giả c̣n sức khỏe sau
khi tham gia phổ độ chúng sanh. Có những người chưa trọn tam
lập, tuy c̣n rất trẻ cũng vội tách biệt cuộc sống xă hội thu
ḿnh vào tịnh thất tu chơn luyện đạo. Có những trang hành giả đi
tắt luyện Đạo trước rồi trả nợ tam lập sau. Kính Sám Hối
dạy : “Chớ thái quá, đừng ḷng bất cập, Phép tu hành luyện
tập nhiều ngày…” là nói về ư này.
Đó là phương pháp giải thoát của Đạo Cao Đài.
Kết luận:
Dù cho là Niết bàn (Phật giáo), Thiên đàng (Công Giáo), hay là
Bạch Ngọc Kinh (Cao Đài giáo)… Tất cả là một hướng nh́n đồng tâm
là giúp con người đi đến cảnh giới chung là giải thoát. Trong ư
nghĩa giải thoát có thể là ta tự lo cho ḿnh theo bài học của
Các Đấng Thiêng Liêng (chủ động), hoặc là được người nào đó giải
thoát cho ta. Trong Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn không giúp riêng
cho một ai. Thầy mở đạo chung cho cả chúng sanh theo học, đạt
hay không do tự ḿnh định đoạt. Đó là Công B́nh.
Người tín hữu Cao Đài đến Ṭa Thánh, Thánh Thất cúng bái để cầu
mong được các Đấng Thiêng Liêng giúp cho giải thoát. Đây là một
sự mê tín. Càng hồ đồ hơn khi ta không nghe lời Chí Tôn dạy,
không tùng luật lệ Cao Đài ban cho, ngồi hưởng thụ phẩm tước giả
tạm, lại đi mong mỏi sự cứu giúp. Đó là một mong mỏi bất công.
Thánh ngôn: “…Dưới mắt
Thầy c̣n sự bất công là Đạo chưa thành”.
Thánh địa, mùa Vu Lan năm Tân Sửu (2021).
Lê Thị Minh Trang.