CHÍNH LUẬN NGÔ VĂN TRÍ – CHỦ ĐỀ CHÍN
Mỗi khi chầu lễ Đền Thánh hay Thánh Thất ta nguyện dâng Tam Bửu
lên Chí Tôn dùng phương nào th́ dùng. Nếu Thầy không giáng th́
sao?
Đôi điều tổng kết về chủ đề :
“T́m hiểu câu Thánh Ngôn : Đàn không nghiêm Thầy không giáng”.
Trong Thánh Ngôn ngày 16 tháng 6 Bính Dần: Đức Chí Tôn có dạy:
“Thầy dặn các con như Đàn nội chẳng nghiêm, Thầy không giáng, ba
con nhớ nghe!” (TNHT
- QI)
“.. Các con nghe,
Thầy
hằng nói với các con rằng: “Thà là các con lỗi với Thầy, th́
Thầy v́ ḷng từ-bi mà tha-thứ, chớ chẳng nên động đến oai-linh
chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, v́ họ chẳng tha-thứ bao giờ”.
Thầy lại cũng đă nói: “Mỗi khi Chơn-linh Thầy giáng Đàn th́ cả
vàn-vàn muôn-muôn Thần, Thánh, Tiên, Phật theo hầu hạ”. Các con
nếu mắt phàm thấy đặng, phải khủng-khiếp kinh-sợ vô cùng; nhưng
thấy chẳng đặng, nên tội cũng giảm nhẹ đó chút.
Thất lễ là đại tội trước mắt các Đấng Chơn-linh ấy, Thầy phải
“thăng” cho các con khỏi hành-phạt. Thầy chẳng buổi nào chấp
trách các con, bởi ḷng thương yêu hơn chấp trách rất nhiều; sợ
là sợ cho các con mất đức với chư Thần, Thánh, Tiên, Phật”.
(Thánh Ngôn ngày 9-9- Bính Dần-QII).
Một khi Thầy không giáng Đàn, ta chầu lễ dâng Tam Bửu lên Thầy
không chứng nhận mà ta nào có hay biết chi! Ḷng thành của ta
ngày đó coi như không ai biết. Đây là do một số cá nhân vô ư
(hoặc cố ư) gây bất nghiêm chứ không phải cả đàn cúng làm bất
nghiêm, làm tất cả những người tham dự đều chịu vạ lây.
Có một ư kiến của vị nữ đạo hữu nói rằng: V́ vậy ta phải cẩn
thận lựa Đàn nào nghiêm mới tham dự. Ư kiến hay, nhưng làm sao
biết đàn nào nghiêm hay không khi chưa vào cúng? Cúng xong rồi
ta mới biết th́ đă muộn…
Từ suy nghĩ đó, chúng ta mới t́m được thêm một cách hữu hiệu vẹn
toàn. Có thể biết trước Đàn nào Chí Tôn giáng và Đàn nào không
giáng.
Đó là những Đàn
cúng thất Pháp. Thất pháp c̣n nặng hơn bất nghiêm nhiều ngàn
lần. Đă “không nghiêm” mà
Thầy c̣n không giáng th́ huống chi “thất pháp” sao mà Thầy và
chư Thần Thánh Tiên Phật giáng được.
Để nhận diện một Đàn cúng bị thất pháp:
1/-Trước tiên ta chỉ
cần nh́n qua
cách thờ phượng
là nhận ra ngay. Nghi thờ Chí Tôn trên Bát Quái Đài Hội Thánh
(h́nh thể Chí Tôn) đă dạy từ thử; nay Hội Đồng Chưởng Quản thay
đổi theo nghi thức mới: cụ thể là B́nh bông và đĩa quả không c̣n
ngang hàng với đèn Thái Cực, HĐCQ ra lịnh dời xuống ngang hàng 5
ly nước và rượu. Từ đó chiết tự ngôi thờ Chí Tôn chữ CHỦ biến
thành chữ THỔ, hoặc chữ SĨ nếu hàng này dài hơn hàng dưới (gồm
Lư hương và đôi đèn Lưỡng nghi).
2/- Hoặc là xem vị
chức sắc chứng đàn là
ai? Vị chứng đàn rất quan trọng cho buổi Lễ cúng Chí Tôn:
Vị này nếu được phong thăng thưởng đúng Pháp Chánh Truyền th́
không sao. Ngược lại vị này được phong thăng phẩm tước ngoài
Pháp Chánh Truyền làm nghịch ư của Chí Tôn sẽ làm cho những Đàn
cúng này bị thất pháp.
Từ câu Thánh Ngôn “Đàn không nghiêm Thầy không giáng..” c̣n có
một hệ lụy khác nghiêm trọng phát sinh từ sự việc Chí Tôn không
giáng là chư Thần Thánh Tiên Phật cũng không giáng như sau: Dù
mắt thường không thấy, nhưng ai cũng phải biết ngôi thờ lúc ấy
đang bỏ trống không ai ngự.
Điều này làm ǵ có sự đảm bảo không có tà-thần á vị vào? Chừng
đó, Tam Bửu ta thành kính dâng lên Chí Tôn để làm tế vật cho
Thầy làm phương tiện phổ độ chúng sanh chắc hẳn bị các chơn linh
á vị đó nhận hết. Vô t́nh ta làm phương tiện cho các chơn linh á
vị đó đi tra khảo ngược lại con cái của Chí Tôn mà chớ.
Nói đến đây, thấy thật là khủng khiếp. Không dám nói cũng không
dám nghĩ tới!!!
Nay kính đôi hàng gửi đến chư
bằng hữu đang cùng t́m hiểu chơn lư của Đạo tùy nghi suy ngẫm
xem ḿnh nên dự những đàn cúng nào và không dự những đàn cúng
nào.v.v.
Kính chúc chư bằng hữu thân tâm an lạc, trí năo quang minh mà
chọn cho ḿnh cách hành Đạo phù hợp.
Xin mượn Bài Thi Văn Dạy Đạo của Chí Tôn để kết thúc bài tổng
kết này:
"Bạch Ngọc, từ xưa đă ngự rồi,
Chẳng cần hạ giới vọng cao ngôi.
Sang hèn trối kệ tâm là quư.
Tâm ấy ṭa sen của Lăo ngồi" .
(Thánh Ngôn 1-1- Bính Dần)
Nay kính
Chính Luận Ngô
Văn Trí