CHÍNH LUẬN NGÔ VĂN TRÍ – CHỦ ĐỀ 21
(Đạo Cao Đài tu dễ hay khó)
hần lớn, khi nhận được một câu hỏi đa
số chư Huynh Tỷ thường trả lời ngay theo suy nghĩ vốn có của
ḿnh. B́nh thường thấy thế nào thi nay trả lời thế ấy.
Nên đa số trả lời chung chung
là không dễ cũng không khó, hoặc khó dễ tùy người.v.v.
Thật sự mà nói muốn biết t́nh h́nh của một mối Đạo, hay một quốc
gia, chúng ta thường căn cứ vào Luật Pháp của Tôn Giáo ấy hoặc
quốc gia ấy v́ nó cơ bản và chính thống. Những việc khó dễ bất
thường của một số nơi là do sự tùy tiện của quan viên Chức Sắc
cầm quyền nơi đó.
Về Đạo Cao Đài (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) nói chung chứ không nói
riêng một Ṭa Thánh nào, có hai bộ luật căn bản một là Hiến Pháp
bất di bất dịch của Đạo là Pháp Chánh Truyền, hai là Bộ Tân
Luật.
Tân Luật là do nhơn sanh soạn dâng lên Quyền Thiêng Liêng phê
chuẩn, lúc ấy Tân Luật được ví như Thiên Điều tại thế. Trong đó
có một phần của Nhơn Sanh và một phần của Thiêng Liêng. Tân Luật
có thể thay đổi theo tŕnh độ tiến hóa của nhơn sanh.
Pháp Chánh Truyền là một Bộ Hiến Pháp cốt lơi chung của Đạo Cao
Đài. Chỉ có Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng ban cho nhơn
loại. Trong đó không có ư chí của con người, nên không có quyền
thay đổi dù một dấu phẩy nhỏ.
Trở lại chủ để, ĐẠO CAO ĐÀI TU KHÓ HAY DỄ?
Ngoài Pháp Chánh Truyền con người phải cúi đầu tuân mạng th́ các
Luật Lệ khác cũng có thể thay đổi tùy theo thời cuộc và lịch sử
quốc gia nơi Đạo đang sinh sống.
Quyền Đạo không bao giờ được mâu thuẫn với quyền lợi nhà nước
hiện hành.
Chuyện tuy chưa xảy ra. nhưng nếu có th́ phải y như vầy:
Một ngày kia khi Đạo truyền ra ngoại quốc, chẳng hạn như các
quốc gia Hồi Giáo hay Công Giáo, chắc chắn Tân Luật cũng phải
thay đổi chút đỉnh cho hài ḥa với dân tộc sở tại. Nên không thể
đem nguyên Tân Luật của Đạo mà áp dụng được. Pháp Chánh Truyền
cho phép các phẩm Chức sắc từ Giáo Sư đỗ lên được quyền xin chế
giảm luật Đạo là vậy.
Giờ ta thử nh́n tổng quát bộ Tân Luật để nhận định.
Tân Luật Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm có tám Chương và ba mươi hai
điều.
Có một điều từ lâu tôi vẫn đặt câu hỏi:
Phần Thế Đạo và Phần Tịnh Thất có phải thuộc Tân Luật hay không?
Hai phần này tuy Hội Thánh in chung trong Quyển Tân Luật nhưng
tại sao lại ghi sau Điều 32 về việc ban hành Tân Luật? Tân Luật
được để trước mặt đức Lư Giáo Tông phê duyệt theo đúng thủ tục.
Lúc đó có hai mục này hay không? Ư này chờ thỉnh Giáo quư cao
minh lịch lăm mới có thể quyết định.
Ư chính của chủ đề : Đạo Cao Đài tu khó hay dễ?
Nếu ta vội đáp ngay là khó th́ sẽ làm nản ḷng người ngoại Đạo
muốn t́m hiểu để nhập môn cầu Đạo.
C̣n như nói DỄ th́ hóa ra ta hạ thấp giá trị của Đạo nên khiến
cho đời xem thường mà xa lánh.
Hoặc như nói chung chung khó dễ tùy tâm cũng không đáp ứng ǵ
cho người muốn t́m hiểu.
Nên câu trả lời đầy đủ và thuyết phục nhứt ĐẠO CAO ĐÀI tu rất Dễ
mà cũng rất Khó.
Tại sao lại có câu trả lời chứa hai ư mâu thuẫn nhau như vậy.
Xin phân tích như sau, không hề có mâu thuẫn:
* Với tôn chỉ Tam Giáo Qui Nguyên Ngũ Chi Phục Nhứt, Hội Thánh
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phải làm một công việc gấp năm lần các tôn
giáo xưa đă làm.
Nhiệm vụ của Hội Thánh là vậy. Nhưng nhiệm vụ mỗi cá nhân th́
không vậy.
Mỗi người đều làm theo khả năng của ḿnh. Nên không nặng nề chi.
V́ vậy Đạo Cao Đài không hề khó tu.
* Trong hàng tín đồ lại chia ra làm hai bực: hạ thừa và thượng
thừa.
Hạ thừa của Cao Đài dễ tu nhứt. Chỉ giữ Ngũ Giới Cấm và ăn chay
10 ngày một tháng. Biết cúng lạy và thuộc kinh…
Bậc thượng thừa ngoài việc thường nhựt của một bậc hạ thừa c̣n
phải thêm ăn trường chay và giữ Tứ Đại Điều Qui.
Và một vài việc nhỏ khác.
Về Tứ Đại Điều Qui, hạ thừa vẫn có thể học và thực hành nhưng do
tự nguyện. Nhưng bậc thượng thừa th́ bắt buộc.
Như trên đă nói, Đạo Cao Đài với tôn chỉ Tam Giáo Qui Nguyên Ngũ
Chi Phục Nhứt.
* Trong phạm vi bài này ta ưu tiên t́m hiểu Ngũ Chi Phục Nhứt.
Lúc đầu c̣n nhỏ tôi hiểu Ngũ Chi là năm nhánh Đạo ( Five
Branches). Sau này t́m hiểu kỹ lưỡng hơn, tôi thấy dùng chữ
Five Steps
sẽ chính xác hơn. Ngũ Chi là năm nấc thang của Đại Đạo.
Tu bậc Hiền (Nhơn Đạo) rất dễ. Lên bậc Thần khó hơn một chút.
Bậc Thánh khó thêm một tí. Bậc Tiên thêm tí nữa…
Tu giải thoát Cao Đài vẫn có. Chứ không đơn thuần chỉ phổ độ
người nhập môn cho đông là đủ.
Tân Luật đă phân rành: Chức sắc phải chọn trong hàng Thượng
Thừa.
Theo lời của một số bằng hữu có những chức sắc mà c̣n tu Hạ
Thừa. Chuyện này sở dĩ có là do ngày nay không có Hiệp Thiên Đài
minh tra công nghiệp và hồ sơ. Do mối quan hệ giao cảm mà được
phong chức phong phẩm.
Ai đảm bảo ngài Thượng T. Thanh đang tu thượng thừa? Năm c̣n làm
Đại Biểu Quốc Hội, đi họp Hà Nội Ngài đă ăn luôn những thứ mà
Chức sắc cấp nhỏ cũng không được phép.
Người tu thượng thừa có thể không đi cầu phong Chức Sắc. Họ đang
tṛn Nhơn Đạo. Cấp này hiện nay rất đông. Họ không màng phẩm
tước sống ngoài ṿng cương tỏa.
Cấp này tu rất dễ.
Từ nấc thang Thần Đạo đỗ lên mỗi nấc mỗi khó.
* Con đường Thứ Ba Đại Đạo nhập
Tịnh Thất luyện Tinh Khí Thần là con đường Tiên Đạo. Con đường
rất khó. Không có tài liệu hay sách vở ǵ. Chủ yếu là tâm truyền
tâm.
V́ vậy người chưa xong tam lập đừng vội vàng bước vào.
Trở lại chủ đề. Người tín đồ thường hay người ngoại Đạo mới bước
vào cửa Đạo mấy ai đủ điều kiện tu Tiên Đạo? th́ ngại ǵ cái khó
như đă phân tích mà bỏ lỡ một kiếp sanh may duyên gặp Đạo Trời
khai mở.
** C̣n một ư vô cùng quan trọng ít ai nghĩ đến:
Nếu ta có nguyên căn và đại chí th́ không nói làm ǵ (nguyên
nhân).
Kỳ dư 8 tỷ người trên hành tinh Địa
Cầu 68 này đều có cơ hội được ân xá tu
Đắc Bậc Hiền.
Như vậy mục phiêu cuối cùng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đă hoàn
thành.
Kết luận:
Đạo Cao Đài không khó tu với bước thứ nhứt. Từ bước thứ hai đỗ
lên có khó nhưng không quá sức người.
Chúc mọi người vui vẻ và vững tin vào học Đạo với ông Thầy Trời.
Nay kính
Chính Luận Ngô Văn Trí.