ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÍNH LUẬN NGÔ VĂN TRÍ – CHỦ ĐỀ MƯỜI SÁU

(Luận về lục dục thất t́nh)

 

 

       Trong chủ đề Chính Luận này chúng ta có bốn mục cần lần lượt tŕnh bày:

       1/- Ư nghĩa Lục dục Thất T́nh.

       2/- Người tu hành có nên và có thể diệt Lục Dục Thất T́nh không?

       3/- Phương pháp diệt lục dục thất t́nh trong Đạo Cao Đài.

       4/- Diệt lục dục thất t́nh như thế nào cho phù hợp?

==========

       Chi tiết như sau:

       1/- Ư nghĩa Lục dục,Thất t́nh:

          *Lục dục:

       Lục dục là sáu điều muốn của một con người. Có thể nói tóm lược như sau:

       a/- Lục căn : Nhăn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ư (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư) tiếp xúc lục trần (Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) sanh lục thức: (Nhăn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, ư thức).

       b/- Lục thức quay lại tiếp xúc với lục trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị. Xúc, Pháp) mới sanh lục dục(Nhăn dục, nhĩ dục v.v.)

       Trong một ư nghĩa khác Lục dục được hiểu rộng hơn. Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu nói về lục dục như sau:

       … “ Lục dục là sáu điều tham muốn của con người. Lục dục là: muốn danh vọng, muốn tài lợi, muốn    bóng sắc, muốn cường dơng, muốn sung sướng, muốn sống lâu.

       -  Danh vọng: Danh vọng không phải muốn mà có, t́m mà được. Người đáng có danh vọng, tự nhiên danh vọng nó đến cho. Nếu cố tâm t́m kiếm nó như vác tiền mua phẩm tước, làm một hai việc chi để cầu danh, th́ cái danh vọng ấy là danh vọng hảo, tức là hư danh vậy.

       - Tài lợi: Nhiều người cứ bo bo đeo đuổi theo tài lợi, lấy đó làm hạnh phúc, chớ không dè ḿnh buộc phải đem cả xác thịt, cả tinh thần làm nô lệ lại cho tài lợi. Nhiều khi ḷng tham muốn tài lợi nó làm cho ḿnh u ám mà quên cả nghĩa nhơn đạo đức.

       - Bóng sắc: Bóng sắc vẫn là cái vẻ đẹp thiên nhiên của Đấng Tạo Hóa sanh ra, tuy nó có cái mỹ quan thiệt, song trong cái vẻ mỹ quan ấy chất chứa biết bao nhiêu điều nguy hiểm, chẳng khác nào một lưỡi dao bén kia vậy. Tuy lưỡi dao bén là một vật hữu dụng, song nó trở lại giết người rất dễ. Thánh Hiền xưa thường ví bóng sắc như một lượn sóng (sóng sắc) xưa nay ch́m đắm biết bao người trong sông mê biển ái.

       - Cường dơng: Cường dơng (mạnh bạo) là cái lợi khí của người nầy để xâm lấn quyền tự do của người khác. Nói rộng ra nữa, là lợi khí của xă hội này để đè ép xă hội khác, của nước này để đè ép nước khác hèn yếu hơn ḿnh. Sự cường dơng thường hay trái ngược với thiên lư, v́ vậy mới có câu: "Dơng bất quá thiên, cường bất quá lư”. Nghĩa là: "Mạnh bạo thế nào cũng không qua lẽ phải".

       - Sung sướng: Ở đời, trong mười người, th́ hết chín người ngày đêm cứ lo sao cho ḿnh được sung sướng, t́m hoài, kiếm măi mà chẳng thấy chi gọi là sung sướng cả, th́ chẳng khác nào một anh hành khách lẩn thẩn ở giữa đồng cát kia, đương hồi nắng nôi khao khát, thấy trước mặt ḿnh một vũng nước, cố ư đi mau đến đó mà giải khát, song le đi tới chừng nào vũng nước lại dang ra xa chừng nấy. Thiệt vậy, trên cơi "luyện h́nh" là cơi tạm này, thiết tưởng có chi gọi là sung sướng mà mong ḷng ham muốn? Như gọi giàu sang vinh hiển là sung sướng, chớ biết đâu mấy bực giàu sang vinh hiển ấy lại chẳng có cái khổ tâm, lo lắng hơn người thường dân lao động? Đức Chí Tôn có dạy rằng: "Sự sang trọng vinh hiển của các con chẳng phải ở nơi thế giái nầy".

       - Sống lâu: Phật Thích Ca gọi cơi trần này là biển khổ, thế th́ con người cần chi phải ham sống lâu để chịu lắm điều thống khổ. Chúng ta cần sống nán lại đây là v́ muốn sống mà lo cho tṛn phận sự làm người. Sống lâu mà hữu dụng cho đời th́ cái sống ấy hăy c̣n có nghĩa lư. Chí ư kẻ muốn sống lâu là để tính hưởng sự giàu sang vinh hiển, th́ kẻ ấy chẳng khác nào tự hăm ḿnh vào chốn chung thân khổ sai kia vậy.

       Con người bởi không thông đạo lư nên cứ đắm đắm đuối đuối trong ṿng lục dục, v́ vậy mà phải lao lụy cả đời, triền miên trong ṿng ngũ trược, nổi ch́m trong biển khổ. Lục dục vẫn là nguồn cội của sự khổ vậy”. (Trích sách THIÊN ĐẠO) 

       * Thất t́nh:

       “…Con người vẫn có hai phần: phần vật chất (khu xác) và phần tinh thần (hồn). Sự động tác đôi bên đều khác nhau.

       1. Động tác về xác thịt là: hô hấp, tiêu hóa, vận động.

       2. Động tác về tinh thần là: Mừng, Giận, Buồn, Sợ, Thương, Ghét, Muốn, gọi là thất t́nh.

       Thất t́nh vẫn tự nơi tâm mà phát khởi. Khi tâm c̣n b́nh tịnh, thất t́nh chưa vọng động, vẫn c̣n là tánh. Mà hễ khi nào tâm ta bị tiếp xúc sự vật ở ngoài mà diêu động, mà cảm giác, th́ mới sanh ra Thất t́nh.

       Ví dụ: Tâm ta là cái ao, Tánh vẫn là nước c̣n đương b́nh tịnh. T́nh là sóng dợn lên sau khi bị gió dậy. Gió ấy tức là ngoại vật cảm xúc vào tâm vậy. Thất t́nh vẫn là bảy sự cảm giác tự trong tâm phát ra, cảm giác về sự khoái lạc cho xác thịt, th́ là cảm giác đê hèn theo đường nhơn dục, c̣n cảm giác theo lối nghĩ ngợi sâu xa trong tinh thần, th́ là cảm giác cao thượng theo đường thiên lư. Nhơn tâm và Đạo tâm đều do theo hai lẽ ấy mà phát sanh: do theo đường nhơn dục là Nhơn tâm, do theo đường thiên lư là Đạo tâm vậy. Hai cái sức cảm giác ấy thường hay xung đột nhau lắm. Ai lại không muốn cảm giác theo lối tinh thần cao thượng? Nhưng phần nhiều bởi không thoát khỏi cái dục t́nh nó đè nén, nên mới xa đường thiên lư mà gây ra tội t́nh phiền tệ.

       Tâm ta ví như cái ḷng nhà, mắt, mũi, tai, lưỡi vẫn là mấy cái cửa, ngoại vật tỉ như gió bụi. Mấy cái cửa có mở ra th́ gió bụi mới bay lọt vào nhà mà làm cho nhơ bợn. Vậy muốn giữ cho ḷng nhà được trong sạch, cần phải đóng bít mấy cái cửa ấy đi, th́ khỏi lo gió bụi lọt vào, nghĩa là phải tập sao cho mắt đừng mê sắc đẹp, tai đừng nghe giọng thâm trầm, mũi đừng thích mùi thơm, lưỡi đừng ưa vật béo.

       Vẫn biết giữ đặng vậy là rất khó, song chớ nên thấy khó mà ngă ḷng. Ban đầu cứ tập lần một ngày một ít, lâu ngày chầy tháng ḿnh ắt đè nén được thất t́nh mà không cho nó vọng động nữa. Tâm tánh của bực tu hành khác với tâm tánh người đời sở dĩ là vậy đó”. (sách đă dẫn)

        2/- Người tu hành có nên và có thể diệt Lục Dục Thất T́nh không?

       Dĩ nhiên người tu hành không thể để cho Thất T́nh là mờ thiên lư mà không thể tu học

       Ngài Bảo Pháp lại nói:

       “…Chúng ta ở vào thế hệ văn minh khoa học. Phàm những điều kiện sanh tồn về vật chất phải phù hạp với khoa học để mưu cầu những tiện nghi cần thiết th́ đă đành, đến như sự sanh hoạt về tinh thần trí thức cũng không ngoài phạm vi khoa học.

       Ngày nay, nói đến việc tu hành, vị tất phải tưởng tượng một vị ẩn tăng lim dim luyện phép trường sanh, không biết đến những điều kiện sanh tồn vật chất?

       Là v́ chữ Tu, hiểu theo nghĩa rộng, là trau sửa. Trau là trau ḷng trong sạch thanh cao, sửa là sửa tánh xấu ra tốt đẹp, rồi chế ngự dục t́nh, đoạn trừ ích kỷ, dọn ḿnh chơn chánh, giữ kỷ luật Trời.

       Thế th́ ở đâu cũng là tu được. Tu tại gia mà giữ vẹn công phu c̣n hơn ẩn non ẩn núi, v́ chưng ở chốn phồn ba náo nhiệt là chỗ dễ kích thích dục t́nh đê tiện, mà đạo tâm bền vững không nhiễm bợn nhơ, tỷ như hoa sen sanh chốn bùn lầy mà vượt lên tốt tươi trong sạch. Tu ở thị thành mà không trầm niệm mới thiệt là đại ẩn. (Có câu: "Đại ẩn ẩn thành thị". Nghĩa là: "người ở giữa thành thị mà vẫn lánh được tục trần mới đặng gọi là đại ẩn.")

       Thuở xưa, bực chơn tu cần lánh xa trần tục, xả thân cầu đạo, xả phú cầu bần, để sống nhờ ḷng hỷ cúng của chúng sanh.

       Nay th́ không thế được. Sự kinh nghiệm đă chứng rằng tu hành cần phải có đoàn thể, có tổ chức có trật tự đặng dễ cho chúng ta d́u dắt lẫn nhau anh trước em sau, trên đường đạo đức.

       Tu để ăn nhờ sống gửi ở ḷng hỷ cúng không phải là phương trường cửu. Cần phải sống bằng tự lực, tự cung, tự cấp mới được. V́ lẽ đó, trong đạo cần tổ chức đủ ngành hoạt động kinh tế để nuôi sống lẫn nhau, giúp nhau cho có chánh nghiệp và phương thế lập công quả với đạo, với đời.

       Quan niệm "yếm thế ", không hạp thời nữa.

       “…Lại trong giờ rảnh việc, nhứt là ban đêm thanh vắng là lúc tâm hồn tỉnh táo thơ thới, người đạo c̣n phải di dưỡng tinh thần cùng tưởng Trời tưởng Phật, tức là dùng tư tưởng mà thông cảm với Trời Phật, hầu tiếp điễn lành mà tẩm tưới tâm hồn ngày được thanh cao, minh mẫn. Trí thức (Trí thức tức là Thánh thể) phải xua đuổi những tà niệm và ác ư cho tư tưởng ḿnh được nhơn lành, trong sạch.

       Người đạo cần phải giữ bổn hạnh cho chánh đáng th́ tinh thần mới mau tấn hóa. Cần phải có những đức tánh: từ bi, hỷ xả, nhẫn nhục, tinh tấn, b́nh đẳng, bác ái, nhu ḥa, tự tại, chí thành.

       Lục căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư. T́nh cảm phát đoan từ mắt, tai, mũi, lưỡi, bị ngoại vật cảm xúc mà điều động ư thức (Chơn thần). Ư thức in h́nh ảnh của cảm xúc vào Trí thức (Thánh thể), rồi Trí thức truyền nó vào Tâm thức mới có thể cảm giác mà sanh t́nh.” (sách đă dẫn)

       Xin tóm lược như sau:

       Lục căn tiếp xúc với lục trần sanh lục thức,

       Lục thức quay lại tiếp xúc lục trần sanh lục dục.

       Từ lục dục mà sanh thất t́nh.

       Người khiếm thị không có nhăn thức nên không có nhăn dục.

        Người khiếm thính không có nhĩ thức nên không có nhĩ dục v.v.

Bời vậy nếu muốn diệt lục dục bằng cách đóng hết lục quan không cho lục trần đi vào th́ khác nào ta là người khuyết tật? mà khuyết tật là một sự trở ngại vô cùng to lớn của bước tiến hóa tiến hóa tâm linh.

       3/- Phương pháp diệt lục dục thất t́nh trong Đạo Cao Đài.

       Có người mới vào cửa đạo, trong khi đạo tâm phấn khởi lại muốn sớm diệt thất t́nh, nhưng họ chỉ cố đè nén nó không cho phát khởi, thành thử nó chỉ bị chôn giấu trong tiềm thức mà thôi, có dịp là tung ra dữ dội ( Chúng ta thấy có người tu hành chín chắn mà đột nhiên phá giới, rồi gây tội lỗi c̣n hơn người thường, là v́ thất t́nh sau một thời gian bị đè nén (refoulement) bỗng nhiên nổ bùng ra quá mạnh, không sao ngăn được.).

       Tại Ngai Hộ Pháp ở Hiệp Thiên Đài Ṭa Thánh có tượng h́nh Đức Hộ Pháp ngự trên Ngai có Thất Đầu Xà: với ba đầu đưa lên và bốn đầu đạp xuống, mà người tín hữu Cao Đài đều biết ư nghĩa: Ba đầu đưa lên tượng trưng cho ba t́nh Hỉ, Ái, Lạc được cho phát triển; bốn đầu đạp gục xuống là Ai, Nộ, Ố, Dục. Bốn t́nh này phải khống chế không cho phát triển. Khống chế chứ không giết nó luôn, nghĩa là cho nó (con rắn) vẫn c̣n sống.

       Thí dụ thực tế trong bàn tay ta có năm ngón chung một khuỷu tay, nếu chặt một ngón bỏ đi th́ không phải ngón ấy đau mà cả bàn tay và cả thân h́nh ta đều đau. Thất t́nh cũng vậy, bảy cái đầu riêng chung một cái ḿnh con Rắn. Chặt một đầu thôi cả con rắn cũng chết luôn. Khi con rắn chết, hoạt động tinh thần ta trở về đời sống thực vật vô tri vô giác. Đạo Cao Đài không chủ trương diệt lục-dục thất-t́nh. Nhưng lục dục thất t́nh là một chướng ngại của người tu học. Vấn đề phải làm thế nào?

       4/-Diệt lục dục thất t́nh như thế nào cho phù hợp?

       “…Ngày xưa, các bực chơn tu đắc đạo phát nguyện hóa độ chúng sanh, há không phải v́ "thương" mà hóa độ sao?

       Nay Đức Chí Tôn lập đạo đặng phổ độ chúng sanh cũng chỉ v́ "thương". Song le sự "thương" của các đấng trên đây không phải là dục-ái của kẻ phàm phu mà là pháp-ái là chơn ái vô thượng, của bực cao siêu.

       Thay v́ diệt thất t́nh là việc mà người c̣n ở thế chưa có thể làm, tưởng nên chuyển nó lên chỗ cảm giác cao thượng để áp dụng trong việc cư xử hàng ngày.

       - MỪNG! Thay v́ mừng ích kỷ về tư danh tư lợi, chúng ta nên mừng thấy người nào biết giác ngộ, biết hồi đầu hướng thiện, và tránh đặng tai ương.

       - BUỒN! Thay v́ buồn cho thân phận gặp nhiều khảo đảo mà phải điêu linh điên bái; thay v́ buồn cho gia đạo đa đoan nguy khổn, chúng ta nên buồn cho kẻ nào không biết sợ tội t́nh nghiệt chướng c̣n chấp mê bất ngộ, cứ khư khư theo chủ nghĩa thấp hèn vị kỷ.

       - GIẬN! Thay v́ giận kẻ chê bai phỉ báng cùng cố tâm ngăn trở bước đường tu, chúng ta chỉ nên giận ḿnh không đủ tài đức đặng cảm hóa được người. Có vậy chúng ta mới ráng lo học hỏi và trau dồi đạo hạnh thêm lên.

       - VUI! Thay v́ vui sống với những khoái lạc về nhục dục thấp hèn, chúng ta chỉ nên vui sống một đời tinh thần cao khiết, không chi làm cho tâm hồn chúng ta phải nôn nao bận rộn.

       - SỢ! Thay v́ sợ quyền sợ thế, sợ mưu quỷ chước tà, chúng ta chỉ nên sợ cho ḿnh không lo tṛn thiên chức, và sợ Thiên điều không dám làm chi trái đạo.

       - THƯƠNG! Thay v́ hạn chế t́nh thương ích kỷ trong ṿng thân nhơn quyến thuộc và trong cuộc ái ân, chúng ta nên thiệt ḷng thương tất cả chúng sanh mà thiệt hành chủ nghĩa bác ái, đại đồng.

       - GHÉT! Thay v́ ghét tṛ đời giả dối, chúng ta nên ghét việc phi nhơn mà chẳng khứng làm, ghét của phi nghĩa mà không chịu giữ.

       Đó là chuyển được thất t́nh lên đến chỗ cao siêu vô ngă vậy.

       Ư Kết:

       Người tu hành hay cả người thường không nên nóng vội mà hiểu sai Kinh điển đi diệt Lục Dục Thất T́nh. Không thể diệt được mà phải điều khiển Lục Dục Thất T́nh từ thấp hèn lên thành Cao Thượng. 

       Nay Kính

       Chính Luận Ngô Văn Trí.

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000