CHÍNH LUẬN NGÔ VĂN TRÍ –
CHỦ ĐỀ
MƯỜI MỘT
T̀M HIỂU VỀ KHỔ TỬ:
Nhận thấy đề tài khá phức tạp. Đa số các bằng hữu đều nhầm lẫn
Khổ Tử (sau chết) thành Khổ Bệnh (trước hoặc sắp chết). Xin cống
hiến bài Khảo Luận sau đây cho quư Hiền đỡ mất thời gian:
Đức Phật đă dạy rằng khi mang một kiếp sanh làm người, người ta
phải mang lấy 4 cái khổ:
Sanh, Lăo, Bệnh, Tử. Dầu cho cao sang đến bậc đế-vương xuống
đến thường dân thấp kém đều cũng như nhau không một ai tránh
khỏi.
Khổ Sanh, Khổ Lăo, Khổ Bệnh, chúng ta đă biết qua, hoặc là trải
nghiệm, hoặc là chứng kiến cái khổ người khác gặp phải. Ta không
bàn tới. Trong chuyên đề này, ta chỉ đi sâu vào việc t́m hiểu
Khổ Tử.
Khổ tử là khổ như thế nào?
Trước tiên, ta nên biết sơ về Tử (tức là Chết) là ǵ? Sống và
chết khác nhau chỗ nào?
Cái sống ai cũng thấy không cần định nghĩa. Cũng một xác thân
con người đó, khi chết nó khác với người ấy c̣n sống ra sao?
Biểu hiện đầu tiên ai cũng nhận ra người chết không c̣n hô hấp
nữa. Từ chỗ hô hấp b́nh thường của người sống, tiến dần đến hô
hấp suy yếu. Vậy xin hỏi:
người ngưng hô hấp mới chết hay ngược lại người chết phải ngưng
hô hấp?
Hô hấp là động tác cơ học của cơ thể để lấy dưỡng khí
(khí-sanh-quang) nuôi nấng các tế bào trong cơ thể. Động tác cơ
học suy giảm, khí-sinh-quang hấp thụ ít, từ sự ít khí sanh quang
khiến cho cơ thể yếu thêm. Liên hoàn như vậy cho đến số lượng
Khí-Sanh-Quang không đủ nuôi cơ thể nên phải ngưng hoạt động gọi
là chết.
Trong sách Thiên Đạo, Ngài Bảo-Pháp Chơn-Quân giải thích sự chết
như sau:
Con người được cấu tạo gồm có Hồn và Thể: Trong bài này ta chỉ
nhấn mạnh đến THỂ (không luận về Hồn):
Thể th́ có bốn thứ là:
-Vật thể,
- Khí thể,
-Thần thể,
-Thánh thể.
1/- Vật thể (Corps
physique: Rupa) là xác thịt, thể thứ nhứt của con người. Nó do
bốn nguyên tố lớn hiệp thành (Tứ đại giả hiệp). Bốn cái nguyên
tố ấy là: đất, nước, lửa, gió.
-Vật thể bị bao bọc bởi một lớp tinh khí (éther), gọi là Khí thể
(Double éthérique: linga-sharira), cũng gọi là cái Phách, kêu
nôm là cái Vía, thuật âm phù gọi Tướng tinh.
2/-Khí-thể dùng rút
sanh lực vào Vật thể đặng giữ cho Vật thể được sanh tồn. Nhờ có
Khí thể chở che bao học, Vật thể mới không tan ră. Khí thể dính
với Vật thể bởi một sợi
từ-khí (lien magnétique). Khi nào Khí thể bứt sợi dây ấy mà
ĺa khỏi Vật thể, th́ con người phải chết. Lúc bấy giờ, Vật thể
mất sự che chở của Khí thể, nên lần lần tiêu ră.
Nhà âm phù thuật sĩ dùng phép thôi miên có thể làm cho Khí thể
của người sống xuất khỏi Vật thể trong một lúc (nhưng không cho
dang ra xa, sợ đứt sợi từ khí mà nguy cho tánh mạng).
H́nh nó xuất ra mờ mờ như đám sương mù, người có thần (voyant),
trông thấy được. Lúc bấy giờ, xác phàm hết cử động, hết biết cảm
giác, trơ trơ như một tử thi. Người hít thuốc mê không c̣n biết
đau đớn là v́ thuốc mê đă làm cho một Khí thể ra khỏi xác thịt.
3/-Thể thứ ba là Thần-thể
hay Chơn thần (Corpsastal: Kama). Dính với Khí thể bởi một
sợi từ khí, Chơn thần làm
trung gian cho Vật thể và Hồn. Chơn thần là tạng chứa dục
vọng và t́nh cảm tức là nguồn gốc sự cảm giác. Hể nó vọng động,
th́ mắt tham sắc, tai tham thanh, mũi tham hương, lưỡi tham vị
và thân tham xúc. Nó là vai chủ động của lục căn. Tâm lư học gọi
là ư-thức.
Người ta có thể luyện phép xuất Thần ra khỏi xác mà vân du trên
cơi Thần (Trung giới) là cơi thích hợp với Chơn thần v́ đồng một
nguyên-chất.
Chơn thần của các vị tu đắc đạo vốn huyền diệu
vô cùng tuy c̣n ở xác phàm mà tự do xuất nhập, trong nháy mắt
dạo khắp ba ngàn thế giới, tiếp xúc với Thần Tiên.
Người đồng tử (médium) nhờ xuất được Chơn thần ra khỏi Phách mà
thông công với các đấng Thiêng liêng.
4/-Thể thứ tư là
Thánh-thể (Corps mental inférieur: manas inférieur). Phật
giáo gọi Matna thức hay Truyền thống thức; Tâm lư học gọi
Trí-thức.
Nó giao thông giữa Thần và Hồn. Hễ Chơn thần phân
biệt cái ǵ là tốt, cái ǵ là xấu, hoặc điều ǵ là thiện, hoặc
điều ǵ là ác nó cũng tùy theo mà phân biệt như vậy, rồi truyền
sang cho Nhơn hồn hay biết.
Tóm lại, con người có bốn thể là: Vật thể, Khí thể, Thần thể,
Thánh thể.
(Và ba hồn là: Nhơn hồn, Anh hồn và Linh hồn).
Khi con người chết, bốn thể lần lần tiêu tan, duy có hồn là bất
tiêu bất diệt, đi đầu thai kiếp này sang kiếp khác, cho tới khi
được hoàn toàn giải thoát (đắc đạo).
Chết là sự ly dị giữa phàm thể (xác thân) và Khí thể. Khí thể là
khí sinh quang dùng để rút sinh lực trong trời đất để bảo vệ
phàm thể.
Người ta chết là khi sợi từ khí cột dính Vật thể và Khí thể bị
bứt đi, thế là Khí phách và Thần hồn ĺa xác thịt.
Thiệt ra, cái chết chỉ là sự ly dị giữa Vật thể và Khí thể. Khí
thể vốn là tạng chứa sanh lực, mà nếu nó ĺa khỏi Vật thể th́
Vật thể hết sanh lực, phải lần lần tan ră.
Vẫn biết Chơn thần là tạng chứa những hột giống thuộc về dục
vọng và t́nh cảm. Con người, nếu lúc sanh tiền đă chú trọng vật
chất, chỉ lo thỏa măn dục vọng, tất nhiên Chơn thần bị trọng
trược bởi những hột giống xấu xa ấy, nên nó lâu tan ră. Chơn
thần ấy chẳng khác nào cái khám có bốn vách kiên cố để nhốt Hồn
người trong một thời gian rất lâu ở Trung giới.
Vậy nên chú trọng điều nầy: ở cơi phàm, con người hành động thể
nào, sự hành động ấy, dầu lành dầu dữ, dầu thấp hèn hay cao
thượng, cái ấn tượng của các hành vi ấy đều in gắn vào tinh chất
(matière astrale) của cơi Thần.
Đến khi Hồn trở về cơi Thần, th́ cái ấn tượng ấy hiện ra có thứ
lớp rơ ràng; Hồn người trông thấy chẳng khác nào mục kích một
phim chớp bóng (Đó là "Nghiệt cảnh đài" (Psyché astrale) của nhà
Phật.)
Lúc bấy giờ, Hồn người được sung sướng mà nhận thấy hành vi nhơn
thiện và cao thượng của ḿnh khi c̣n ở thế, hoặc ăn năn và đau
khổ mà xem lại những điều độc ác thấp hèn của ḿnh đă tạo. Sự
sung sướng và sự đau khổ ấy, tức là phần thưởng phạt thiêng
liêng cho hồn người tại Trung giới, tức là miền âm cảnh mà người
ta quen gọi là Địa ngục (Enfer), tiếng Phạn là Kama Loca.
Hồn những người tu mà giữ tṛn nhơn đạo và chuyên việc nhơn đức
và hồn của chiến sĩ đă liều ḿnh v́ nước, khi về đến cơi Thần
đều được hưởng các điều khoái lạc thiêng liêng là phần thưởng
cho sự hành vi của ḿnh khi c̣n ở thế. Đó là đắc Thần vị (thành
Thần).
Ở cơi Thần, những Hồn đồng một tŕnh độ tấn hóa với nhau đều
liên hiệp từng đoàn thể để giúp đỡ nhau đặng tấn hóa thêm lên.
Hưởng và chịu thưởng phạt thiêng liêng ở cơi Thần trong một thời
gian lâu hay mau tùy theo căn nghiệp của ḿnh. Nhơn hồn giải
thoát được Chơn thần v́ chơn thần đến ngày tiêu tán. Chơn thần
tiêu tán, th́ bao nhiêu hột giống của nó tàng trữ bấy lâu, tức
là những hột giống luân hồi (atomes permanents) đều rút vào cái
thể thứ tư là Thánh thể, để làm nghiệp duyên cho kiếp tái sanh.
Khi điểm qua sơ bộ lộ tŕnh mà nhơn hồn phải đi sau khi chết, ta
mới thấy được một điều. Việc được thưởng hay phạt của một cá
nhân sau khi chết của ai nấy tự biết người ngoài không thấy
được. Ta biết được sơ lược như vậy là nhờ có những cao nhân
Thiên-mạng xuống thế thuyết giảng mà thôi.
Trong Đạo Cao Đài có hai bộ sách viết về ư nghĩa này là quyển
Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống (thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp).
Và Quyển THIÊN ĐẠO của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu một Thời
Quân tướng soái của Chí Tôn viết ra.
Các tôn giáo hiện hữu không có sách nào nói rơ sự kiện Nhơn Hồn
sau khi chết như thế. Nên sự thưởng phạt sau khi chết rất mờ hồ
làm cái cớ cho khoa học bác bỏ mà không thể biện giải.
Hôm nay, gặp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, được Đức Chí Tôn và chư
Thiên Phong đắc đạo thuyết rơ như vậy là một may mắn vô cùng. Đă
làm môn đệ của Chí Tôn th́ phải tin tưởng vào các thuyết giáo
này.
Tóm lại, cái khổ của con người sau khi chết gọi là Khổ Tử. Khổ
này do ta tự trừng phạt ḿnh lâu hay mau để trả lại công bằng
cho những việc làm tội ác của ḿnh đă gây ra lúc c̣n mang xác
phàm.
Trong Tứ Diệu Đế đức Thích Ca Mâu Ni đề ra Đạo đế bằng phương
pháp thực hành Bát Chánh Đạo.
Ngày nay tất cả các quy định của Bát Chánh Đạo được cụ thể hóa
trong
Tân Luật của Cao Đài và trong Đệ tam Thiên Nhơn Ḥa
Ước: Thiên Thượng – Thiên Hạ; Bác Ái và Công Bằng.
Diệt khổ của Đạo Cao Đài được thực hành từng bước trong Ngũ Chi
Đại Đạo. (chủ đề này sẽ có một bài t́m hiểu riêng).
Dĩ nhiên cái khổ chết của mỗi con người không ai có thể cứu được
v́ đó là Luật Công B́nh. Người sống có thể giúp người chết hết
khổ bằng cách đi cầu siêu cho họ mà thôi. (Chủ đề Cầu Siêu có
giúp cho người Chết siêu không sẽ được tŕnh bày trong một bài
t́m hiểu khác nữa).
Xin mượn một câu trong Sách THIÊN ĐẠO đă dẫn ở trên để kết thúc
bài viết này như sau:
“…Nên biết rằng ở cơi Thánh chẳng một việc ǵ là phát đoan (khởi
đầu). Những công việc ở đây toàn là tiếp tục. Nói một cách dễ
hiểu là : Một hạnh phước không thể bắt đầu tạo ra ở cơi này. Nó
phải phát đoan từ cơi phàm, rồi đến đây mới tiếp tục mà phát
triển thêm.
Cho nên con người khi c̣n ở thế, cần phải sống một cuộc đời nhơn
thiện và thanh cao về tinh thần trí thức và lư tưởng, chớ không
phải đợi lên tới cơi thiêng liêng mới lo hành thiện, th́ muộn
lắm rồi. Luật Nhơn Quả (Loi de Karma) vốn chí công: nhơn nào quả
nấy.
…khi c̣n ở thế, chúng ta tự tạo phẩm vị thiêng liêng của chúng
ta là cái kết quả của những hành vi thuận hay nghịch với THIÊN
ĐẠO …chúng ta vẫn có quyền tự do định đoạt cho ḿnh. Chớ nên quá
hững hờ tự tạo lấy xiềng xích đặng sau rồi tự buộc trói lấy ta.
”.
Kính chúc quư bằng hữu thân tâm an lạc dành thời gian t́m hiểu
chân lư của Đại Đạo.
Nay kính.
Chính Luận Ngô Văn Trí.