ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIỆT NAM ĐẠI CÁCH MẠNG: CÁCH MẠNG NHƠN NGHĨA

TIẾT HAI:
CƠ CHẾ 03 HỘI LẬP QUYỀN VẠN LINH.


Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh trong ĐĐTKPĐ là: Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh và Thượng Hội.
Chúng tôi xin tŕnh bày chủ yếu là Hội Nhơn Sanh là phần chính yếu nhất để Lập Quyền Nhơn Sanh trong tôn giáo. Luật liên quan đến Đại Hội Nhơn Sanh có 02 phần: Luật Lệ Chung Các Hội và Nội Luật Hội Nhơn Sanh. Chúng tôi cũng chỉ chọn giới thiệu những điều thật cần thiết để hiểu được quyền và cách lập quyền nhơn sanh.
Nhơn Sanh là phần đông nhất trong tôn giáo tương ứng với dân trong quốc gia nên trong đề tài nầy nhơn sanh và dân xin được hiểu là một. Khi trích dẫn xong từng điều nếu thấy chữ PHÂN TÍCH, chữ nghiêng và trong khuôn th́ đó là phần nhận xét của chúng tôi.
@@@

PHẦN MỘT:
Luật Lệ Chung Các Hội.
Ban hành ngày 22-12-1934.


Chủ yếu là giới thiệu những điều cần thiết để hiểu về cách thức sinh hoạt Đại Hội Nhơn Sanh.

Điều Thứ Nh́: Mở Hội.
... Nghị trưởng mở hội bảo Từ Hàng đọc tờ vi bằng nhóm kỳ trước.
Thoăn như cả Nghị viên có đọc tờ vi bằng ấy rồi th́ Nghị trưởng hỏi Nghị viên tờ vi bằng ấy đặt ra có y theo lời đă bàn định chăng và cả Nghị viên đều công nhận hết chăng?.
Nếu có điều chi mà cả Hội định phải sửa đổi v́ không y theo lời đă bàn định th́ Nghị trưởng cho lịnh Từ hàng lập tức sửa lại liền và cho biết luôn sự kết quả các lời bàn định trong tờ vi bằng ấy.
Kế đó đem các vấn đề trong chương tŕnh bửa nhóm mà bàn định.

Điều Thứ Ba: Phận sự Nghị trưởng.
... Nghị trưởng khi xướng đề ra nói rành rẽ cho chư Nghị viên thông hiểu rồi để cho Nghị viên tự do bàn luận chẳng nên cải lẫy điều chi với Nghị viên và chờ khi bàn cải rồi th́ kết luận những ư kiến của chư Nghị viên và cho hiểu rơ mà công nhận hay là huỷ bỏ.

PHÂN TÍCH: Luật định rơ Nghị trưởng thiên về điều hành mà chẳng nên căi lẫy... Điều nầy cốt tránh sự lạm quyền của Nghị Trưởng... chúng ta sẽ thấy quyền càng cao th́ càng phải bị YẾU, càng nhỏ nhoi th́ càng mạnh

Điều Thứ Sáu: Cách bỏ thăm.
Việc bỏ thăm có hai cách:
a- Khi việc cần yếu trọng hệ th́ phải bỏ thăm kín.
b- Khi việc thường th́ bỏ thăm dơ tay.
Những việc chi bàn tính nếu được phân nữa số thăm của cả Nghị viên hiện diện thêm một lá nữa th́ việc ấy được công nhận. Thoản như số thăm đồng nhau Nghị trưởng bỏ thăm bên nào th́ lời bàn định bên ấy được công nhận. Nếu một phần năm (1/5) Nghị viên hiện diện xin bỏ thăm kín th́ Nghị trưởng cho lịnh y theo.

PHÂN TÍCH: Luật định bỏ thăm quá bán là xong. Nghị trưởng không có quyền bỏ thăm. Chỉ khi nào số thăm hai bên bằng nhau th́ Nghị Trưởng mới bỏ thăm. Qui định như vậy chỉ bỏ thăm một lần là xong. (Nghị Trưởng chỉ có một nữa quyền bỏ thăm so với nghị viên. Trên hành tinh nầy chúng tôi thật t́nh mới biết đây là lần thứ nhứt).
Chúng tôi tin rằng điều nầy và tinh thần nầy rất nên áp dụng cho mọi tổ chức hay xă hội để lập quyền cho dân.

Điều Thứ Bảy: Số Nghị viên.
Kỳ nhóm lệ: Dầu số Nghị viên hiện diện bao nhiêu hội cũng cứ nhóm và lời bàn định cũng có giá trị như khi nhóm đều đủ vậy.
Kỳ nhóm ngoại lệ: Số Nghị viên phải được phân nữa cái số chung và thêm một vị nữa nếu chẳng đủ số định trên đây th́ Nghị trưởng đ́nh lại và cho Quyền Chí Tôn hay hoặc là huỷ bỏ quyền hội hay là trừng trị cách nào tuỳ ư. C̣n Hội cũng cứ việc hội như số Hội viên đều đủ.

PHÂN TÍCH: Nghị viên vắng mặt bao nhiêu đi nữa th́ Hội vẫn tiến hành và có đầy đủ giá trị. Những người vắng vô cớ có thể bị hủy bỏ quyền hội trong cả nhiệm kỳ v́ phế phận. Điều nầy triệt tiêu việc tẩy chay bằng cách không hội (thể hiện sự vô trách nhiệm). Hội cho quyền bàn luận tại sao không đến bàn luận mà tẩy chay?
Quốc hội một số nước bị bế tắc khi không đủ số người họp là cực kỳ vô lư, v́ xă hội đă giao nhiệm vụ cho nghị viên đi họp để bàn luận ư ḿnh ra sao th́ cứ đến đó tŕnh bày. Cớ sao không đến mà vẫn ăn lương của dân??? Nguyên do là dân chưa được lập quyền nên mới như vậy.

Điều Thứ Tám: Những việc Nghị viên muốn đem ra hội.
Nghị viên nào muốn xin canh cải, thêm bớt huỷ bỏ điều chi trong Luật đạo hoặc nói khác xin hạch hỏi, kích trách tại giữa hội th́ phải gởi tờ xin trước ngày nhóm y theo hạng lệ đă định trong nội luật mỗi Hội nhóm.

PHÂN TÍCH: Luật cho phép bàn luận mọi công việc trong tôn giáo. Nghị viên muốn tŕnh bày chi tiết th́ cứ báo Hội sẽ bố trí cho tŕnh bày; không ai đặng phép từ chối quyền tŕnh bày theo điều 08 định. Đó là thể hiện việc lập quyền cho dân rất cụ thể. Đến phần nội luật Hội Nhơn Sanh (Điều thứ tư) chúng ta sẽ thấy nội dung cụ thể nó rộng răi và rơ ràng như thế nào.
Điều Thứ Chín: Quyền bàn tính.
Mỗi khi muốn nói phải đưa tay xin phép rồi chờ Nghị trưởng phân theo thứ tự cho phép mới được nói. Chừng được phép nói, khi nhóm Đại Hội nếu số Nghị viên trên hai mươi người th́ phải đứng dậy nói. Trong một cái vấn đề đem ra bàn luận th́ Nghị viên được phép nói ba lần mà thôi, mỗi lần chẳng đặng quá 5 phút. Nghị viên nào có xin trước y theo điều thứ tám đă buộc th́ được quyền đem việc ḿnh muốn xin sửa cải, hoặc ḿnh muốn tra vấn, ra nói một lần trong nữa giờ; khi phải minh triết thêm nữa th́ được nói thêm hai lần nữa, mỗi lần 10 phút đồng hồ.
Khi hai hoặc nhiều Nghị viên đưa tay lên một lược xin phép nói th́ Nghị trưởng định cho người chức lớn hoặc như đồng chức nhau th́ người tuổi tác lớn nói trước rồi kế cho đến hết người xin một lược.

PHÂN TÍCH. Luật đạo ban hành năm 1934.
Hiến Pháp ngày 01-04-1967 của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa qui định về diễn tiến các phiên họp như sau:

3. Diễn tiến các phiên họp
Hạ Nghị viện họp hợp lệ, nếu có sự hiện diện của quá bán tổng số dân biểu lúc khai mạc. Nếu không đủ túc số, viện sẽ họp 24 giờ sau, bất luận số dân biểu hiện diện là bao nhiêu.
Nội quy ấn định một số điều kiện liên hệ đến việc phát biểu ư kiến của dân biểu, và trao một số quyền đặc biệt cho Chủ tọa hầu đảm bảo cho việc thảo luận được hữu hiệu. Dân biểu phát biểu ư kiến theo thứ tự ghi tên trước, chỉ được phát biểu tối đa 3 lần về một vấn đề và mỗi lần không quá 10 phút, không được nói ra ngoài đề và công kích cá nhân. Nếu không ghi tên trước, trong khi thảo luận dân biểu muốn phát biểu ư kiến phải giơ tay và sau khi có lời mời Chủ tọa, chỉ được phép phát biểu trong 5 phút.
Việc hạn chế này không áp dụng cho Chủ tịch Ủy ban, Thuyết tŕnh viên và tác giả đề án. Các vị này có thể lên diễn đàn bất cứ lúc nào và thời gian phát biểu không hạn chế. Trong khi thảo luận, chủ tọa điều khiển phiên họp có thể cho phép diễn giả nói thêm 2 phút để làm sáng tỏ vấn đề, nhắc và nếu cần cảnh cáo và mời về chỗ vị dân biểu nào nói ra ngoài đề, bất cứ lúc nào cũng có thể tuyên bố tạm ngưng buổi họp.
(Theo Luật Hiến Pháp và Chính Trị Học của GS Nguyễn Văn Bông trang 243 bản pdf).


Quí vị đối chiếu rồi phân tích xem qui định luật Đạo (1934) và Đời (1967) điều nào hay hơn nghĩa là dân sẽ thích hơn???
Chúng tôi nhận thấy Đạo nói sao th́ làm vậy c̣n Đời th́ nói vầy làm khác; việc nầy thể hiện ngay trong luật. Đạo lập quyền cho tập thể; Đời làm cho nghị viên LÙN LẠI để ông chủ tịch cao hơn.

.đc1/- Quyền của Nghị Trưởng và Chủ Tịch.
Đạo lấy nhơn sanh làm gốc nên mở rộng quyền cho cấp dưới mà hạn chế quyền của Nghị Trưởng (Chủ Tịch Hạ Viện). Nên luật đạo định rơ về Nghị Trưởng: để cho Nghị viên tự do bàn luận chẳng nên cải lẫy điều chi với Nghị viên
Đời nói lấy dân làm gốc mà khi vào hội th́ ban cho Chủ Tịch quyền muốn nói lúc nào th́ nói và nói không hạn chế thời gian nên qui định: ...Việc hạn chế này không áp dụng cho Chủ tịch Ủy ban...
Như vậy chỉ cần ông chủ tịch khác ư với các nghị viên th́ ông chủ tịch hoàn toàn chiếm ưu thế. Nghị viên thành người lùn trước ông chủ tịch cao lêu khêu dễ thấy nên chỉ cần nắm được chủ tịch...

&&& : Nh́n sâu vào qui định nầy ta có đủ quyền nhận xét luật mở đường cho hối lộ, tham nhũng. Bởi v́ khi ban cho một người quyền lớn hơn người khác như vậy th́ một nhóm nào đó hoàn toàn có thể tung tiền ra mua chuộc người đó là xong. C̣n ban quyền cho tập thể mà giới hạn quyền người đứng đầu th́ xét từ cái gốc nó đă triệt tham nhũng.
Đời tạo điều kiện cho tham nhũng xuất hiện rồi lo chống tham nhũng là vô lư là cấu kết với tham nhũng ngay từ đầu rồi c̣n chống cái ǵ? Nó cũng giống như kêu gọi dân chúng diệt muỗi mà chính phủ th́ nuôi lăng quăng...thật là buồn cười.
Luật đạo định vậy th́ bọn lợi ích nhóm thấy có tung tiền mua được ông chủ tịch cũng chẳng giải quyết được ǵ. C̣n như mua hơn cả phân nữa các nghị viên th́ quá nguy hiểm... tốt hơn hết là tập trung để cạnh tranh lành mạnh.

.đc2/- Quyền của Thuyết tŕnh viên và tác giả đề án:
Luật đạo định: Nghị viên nào có xin trước y theo điều thứ tám đă buộc th́ được quyền đem việc ḿnh muốn xin sửa cải, hoặc ḿnh muốn tra vấn, ra nói một lần trong nửa giờ; khi phải minh triết thêm nửa th́ được nói thêm hai lần nửa, mỗi lần 10 phút đồng hồ.
Luật đời định: Thuyết tŕnh viên và tác giả đề án. Các vị này có thể lên diễn đàn bất cứ lúc nào và thời gian phát biểu không hạn chế...
So sánh chúng ta thấy luật đạo buộc người đưa ra đề án phải chuẩn bị chu đáo và được phát biểu, bảo vệ tổng cộng trong 50 phút. So với 15 phút của nghị viên khác th́ đă hơn 03 lần. Như vậy mà tác giả không thuyết phục được nghị trường th́ chứng tỏ là đề tài không hay hoặc đức tài anh kém không làm cho người khác hiểu được và chấp thuận... vậy th́ nên về bổ túc thêm chờ phiên sau tŕnh tiếp.
Luật đời cho phép chủ đề án không hạn chế thời gian phát biểu vậy họ phát biểu hoài rồi cả hội ngồi nghe đến hết giờ à? Ngày sau anh ta cũng làm tiếp như thế và ngày nào cũng thế VẪN ĐÚNG LUẬT. Trong lịch sử quốc hội có khi nào xăy ra như vậy chưa? Xin thưa rơ là đă từng xăy ra ở Anh Quốc. (i)

C̣n thuyết tŕnh viên (không phải chủ đề án) cũng có cái quyền lớn như vậy th́ các nghị viên khác c̣n cái quyền ǵ khi thảo luận?
Rơ ràng là các nhà làm luật đời ngay từ đầu đă cố ư tạo ra tham nhũng bảo sao dân chúng không khổ sở và mất nước.
Trước sau họ cũng chỉ tập trung quyền hạn cho một nhóm người rồi cấu kết với nhóm có quyền lực là ĐÚNG THEO LUẬT THAM NHŨNG TỪ GỐC nên Ông Trần Văn Hương mới than: trừ hết tham nhũng lấy ai làm việc giống y như ông cộng sản Nguyễn Sinh Hùng.

.đc 3/- Quyền ngưng họp.
Luật đạo: Nếu vị nào làm mất cách lịch sự giữa Hội th́ Nghị trưởng rung chuông, xin vị ấy giử phép lịch sự. Khi Nghị viên đương nói mà nổi giận, làm điều vô lễ th́ Nghị trưởng rung chuông ngăn lại đặng khuyên giải.
Nếu chẳng khứng nghe th́ Nghị trưởng hỏi ư kiến của cả Nghị viên khác, như phần đông đồng ư kiến th́ Nghị trưởng mời ra khỏi hội.
Thoảng như cường ngạnh th́ Nghị trưởng rung chuông ngưng bàn tính chừng 5 phút trở lại; đệ vị ấy ra ban nội trị; chừng yên rồi th́ rung chuông nhóm lại. (Điều 11 LLCCH)
Luật đời: Trong khi thảo luận, chủ tọa điều khiển phiên họp có thể cho phép diễn giả nói thêm 2 phút để làm sáng tỏ vấn đề, nhắc và nếu cần cảnh cáo và mời về chỗ vị dân biểu nào nói ra ngoài đề, bất cứ lúc nào cũng có thể tuyên bố tạm ngưng buổi họp.
Như đă nhận xét rằng luật đời ban quyền cho cá nhân hay một vài cá nhân quyền rất lớn và rất mơ hồ muốn hiểu sao cũng được rốt lại là nhằm tước cái quyền của đa số (làm cho đa số lùn lại) dọn đường cho tham nhũng từ trong trứng nước.
Cái khác biệt giữa đời và đạo ở đây rất rơ ràng giữa công bằng và mạo danh công bằng để tạo ra bất công và đi đến cho hỗn loạn:

. Đạo căn cứ vào hành vi: làm mất cách lịch sự; ... đương nói mà nổi giận, làm điều vô lễ... là những biểu lộ dễ nhận thấy... vậy mà Nghị Trưởng chỉ được rung chuông khuyên giải. Nếu không nghe mới hỏi cả hội xem Nghị Trưởng nhận xét có đúng hay không? Rồi nghị trường cho ư kiến (theo luật quá bán)... và Nghị Trưởng thi hành ư kiến của nghị trường. Hành vi là điều dễ nhận ra mà luật c̣n đề pḥng Nghị Trưởng lạm quyền... Khi phải ngưng hội th́ chỉ được ngưng trong 05 phút chớ không đặng lâu hơn. Nghị Trưởng hoàn toàn không có quyền ngưng vô thời hạn. Đạo theo nguyên tắc tiên giáo hậu trị th́ nơi nào, giai đoạn nào cũng tùng nguyên tắc đó.

. Đời căn cứ vào nội dung phát biểu là cái rất mơ hồ và tùy tiện: ...mời về chỗ vị dân biểu nào nói ra ngoài đề,.
Như thế nào gọi là nói ngoài đề tài? Nó thuộc về cảm tính của ông Chủ Tịch. Ông không thích th́ bảo nó ngoài đề tài và cảnh cáo mà KHÔNG CẦN HỎI AI thế th́ các nghị viên khác muốn yên thân phải a dua với ông chủ tịch. Nghị viên đă bị tước đoạt quyền nghị luận và trói buộc đến thế rồi mà c̣n chưa chắc ăn nên cho phép ông chủ tịch bất cứ lúc nào cũng có thể tuyên bố tạm ngưng buổi họp. Luật đời treo chữ dân chủ mà chạm vào đă thấy độc tài vô lư.

Luật như vậy nhưng cũng không làm rơ được nếu vị dân biểu đó không phục cứ nói tiếp th́ ông chủ tọa làm ǵ? Chứng tỏ luật để tạo ngôi vị cho ông chủ tịch chớ không nhằm phục vụ xă hội. Trong khi Luật đạo th́ có sẳn biện pháp.
Thứ nữa nếu có một nhóm lợi ích nào cố ư phá rối cuộc họp th́ họ diễn đi diễn lại màn đó mới tính sao?

Điều nầy cho thấy sự mù mờ từ căn bản để tạo cảnh đục nước béo c̣. Chính họ đă tạo thời BĨ rồi th́ dân chúng sống sao yên.

Đây là một qui định cực kỳ nguy hiểm một xă hội văn minh hoàn toàn không thể xây dựng luật vô lư như vậy. Qui định quyền ông chủ tịch như vậy là phản lại văn minh; là dọn đường cho tham nhũng. Treo chữ dân chủ cho dân thích mà bên trong là độc tài và tham nhũng từ trong dự tính. Những kiểu nầy sẽ không thể tồn tại.

Luật cũng không qui định ngưng bao lâu nên ông Chủ tịch có quyền ngưng dài dài mà VẪN ĐÚNG LUẬT. Cả nước phải chịu LÀM ĂN MÀY chờ ông chủ tịch ban bố ân huệ để mở lại cuộc họp. Họp quốc hội mà như thế khác nào trao một tṛ chơi cho ông chủ tịch. Dân chủ ǵ trong những qui định bắt dân làm ăn mày như vậy?

Tổ chức nào cũng có thượng tầng và hạ tầng. Đất nước đang có chiến tranh những chiến sĩ ngày đêm chiến đấu, chịu gian lao hy sinh xương máu và tính mạng để bảo vệ một thượng tầng như thế th́ họ có cam tâm không? Một thượng tầng bất xứng như thế thật là một tập đoàn tội ác với xương máu chiến sĩ và đồng bào. Mượn tiếng yêu nước để tham nhũng.

Dân Việt thật là bất phước một đàng th́ cộng sản như dịch hạch một đàng th́ tiếng là quốc gia tự do mà cái thượng tầng bên trên thối nát. Chính những qui định phản dân chủ như thế nầy là phản lại xương máu chiến sĩ, phản lại lư tưởng tự do dân chủ, là góp phần dâng miền Nam cho cộng sản.

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Trách người Mỹ cắt viện trợ, bán đứng VNCH một th́ phải trách thượng tầng VNCH đến trăm ngh́n lần. Từ 1956 Mỹ đă đổ viện trợ cho miền Nam đến 1971 Mỹ mới giảm viện trợ. Trong 15 năm đó nếu VNCH có một thượng tầng thật tâm v́ giống ṇi th́ đủ sức để xây dựng miền Nam giàu mạnh và dân chủ thật sự song song với chiến tranh chống cộng sản. Thượng tầng minh bạch để xây dựng xă hội dân chủ thật sự th́ ḷng dân tin tưởng. Ḷng dân tin tưởng th́ đất ở đâu mà cộng sản cặm dùi. Ḷng dân tin tưởng vào chính nghĩa quốc gia th́ cộng sản làm sao tuyên truyền? Ḷng dân tin tưởng c̣n mạnh hơn trăm ngàn lần vũ khí tối tân, xe tăng hay trọng pháo, mạnh hơn phi cơ B52... Cái tạo được trong tầm tay là ḷng dân th́ lại không tạo để cậy vào vũ khí là hạ sách. Măi lo chống cộng bằng vũ khí mà không biết làm cho dân tin bằng cách lập quyền dân th́ là đi vào hạ sách. Nói tóm một lời chính phủ VNCH nếu biết THỰC THI NHƠN NGHĨA th́ không thể bại trận trước cộng sản.
Dân chán VNCH và rơi vào bẫy của cộng sản là có lỗi rất nặng của thượng tầng VNCH. Đó mới là lỗi chánh chớ đừng đổ hết cho người Mỹ. Những người cố ư đổ hết cho Mỹ là cố ư bao che cho tệ hại của thượng tầng VNCH hay là thiếu công b́nh; câu tiên trách kỷ, hậu trách nhân luôn luôn đúng. Thượng tầng chỉ biết tính toán cho cá nhân và bè phái để đẻ ra những qui định như vậy th́ Mỹ có viện trợ bao nhiêu đi nữa cũng thất bại mà thôi. Đem binh thư và luật công b́nh ra xét thử xem có đúng vậy không?

Bao nhiêu tướng lănh, bao nhiêu trí thức có ḷng với dân tộc hẳn biết binh thư Tôn Tử viết: Công tâm vi thượng công thành vi hạ. Không thu phục ḷng dân được th́ mọi vũ khí đều vô dụng. Người cộng sản giỏi tuyên truyền nên họ che đậy sự thật tồi tệ trong chế độ cộng sản và xúi giục những người bất măn với tham nhũng, bất công làm rùm beng cái yếu, cái nhơ bẩn của thượng tầng VNCH ra cho dân chán ghét và chạy vào rọ cộng sản. Những điều tốt đẹp trong thời VNCH là do hạ tầng gầy dựng nên mà có. Thượng tầng đeo bám vào đó để ăn hưởng trên xương máu hạ tầng. Những vụ buôn bán gạo, xăng dầu và vũ khí cho cộng sản đều do thượng tầng VNCH thực hiện là bằng cớ rơ ràng.

Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có chê nhau th́ cũng như lươn chê lịch. Một đàng như dịch hạch và một đàng như thổ tả đều là bệnh cả. Đem bệnh tật về làm cho dân tộc đau khổ như thế chưa đủ hay sao mà c̣n muốn gây bệnh tiếp? Muốn cho dân tộc bị một trong hai thứ bệnh trên th́ thật là chẳng biết thương dân. Chỉ biết có chủ nghĩa của ḿnh mà không biết rằng cần phải có chủ nghĩa NHƠN NGHĨA để xây dựng một nền văn minh NHƠN ĐẠO cho giống ṇi.

Chúng tôi v́ tương lai dân tộc mà minh bạch như thế để xây dựng xă hội ḥa b́nh TRUNG LẬP VĨNH VIỄN cho đất nước không làm tôi mọi cho chủ nghĩa nào hết.
Trung lập để thi đua NHƠN NGHĨA xây dựng một xă hội ḥa b́nh th́ chủ nghĩa nào, tổ chức nào, cá nhân nào cũng đầy đủ quyền tham gia. Không một đảng phái nào, một công dân nào có quyền cấm đảng phái khác, tổ chức khác hay công dân khác tham gia thi đua nhơn nghĩa. Cấm họ tham gia là độc tài, là như họ rồi c̣n chống cái ǵ?
Cấm đoán là con đường của đại ác, mở rộng cho tất cả tham gia thi đua nhơn nghĩa là con đường đại từ bi.

Hiến pháp VNCH mở đầu là chống cộng và đă thất bại. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhất quyết không nhượng một tất đất cho cộng sản nhưng đă dâng cả miền Nam cho cộng sản là một sự thật.
Hiến pháp cộng sản điều 04 rồi cũng sẽ bị chôn vùi theo Đảng (ḷng dân không tin, dân oan khắp nơi th́ Đảng làm sao tồn tại?).
Hai chủ nghĩa tư bản và cộng sản đều thất bại trên mănh đất h́nh chữ S th́ có ǵ hay để theo nữa. Kêu gọi quay lại theo chủ nghĩa tư bản cũng chỉ là gà què ăn quẩn cối xay, là lấy dân tộc ra đi làm ăn mày đi xin tiền của về để tiếp tục tham nhũng.


Kinh dịch quẻ SƠN PHONG CỔ ngay lời kinh đầu tiên: Cổ nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên, tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.
Cổ có nghĩa là củ kỷ, là nát loạn (sâu tham nhũng lúc nhúc cả bầy) là tan vỡ thành từng mănh (dân và chính quyền không tin nhau), là hư hoại là rối loạn (công nhân và dân oan khắp nơi đ̣i sự công bằng)... Muốn sửa sang t́nh cảnh đó phải dứt khoát với cái củ và t́m ra được cái mới (lợi thiệp đại xuyên). Người cán đáng công việc phải học được bài học của quá khứ (tiên giáp tam nhật) để lấy cái tinh hoa của nó mà đề ra phương án thích hợp, tiến bộ (hậu giáp tam nhật) trong chỉnh lư, canh tân phải có tầm nh́n xuyên suốt, phải cẩn thận như đi trên băng tuyết... không thể sáng xây chiều đập, ngày nay làm ngày mai sửa sai... làm được những điều đó mới là cách mạng thật sự.
Sang sông lớn chính là cuộc cách mạng lớn lao đưa xă hội vào thời kỳ mới. Lănh đạo dốt nát không biết đưa dân tộc về đâu cứ nay thay mai đổi th́ làm sao thành công? Không tiên liệu, pḥng xa kết quả tất yếu là công việc chưa đâu vào đâu tệ nạn tham nhũng đă phát sinh vô phương cứu chữa th́ làm sao đưa thiên hạ từ Bĩ sự sang Thái sự?

Tóm lại: Phải thấy được cái tinh hoa, cái thành tựu của hạ tầng ở cả hai miền, hai chủ nghĩa để làm động năng thi đua NHƠN NGHĨA tiến tới nền VĂN MINH NHƠN ĐẠO đem hạnh phúc cho giống ṇi và đền ơn cho nhân loại đă giúp đở cho dân chúng Việt Nam không bị chết đói do chủ nghĩa cộng sản gây ra và đang hổ trợ Việt Nam xây dựng một xă hội tự do, dân chủ...
Chúng ta đă mang nợ những người tốt (những tổ chức tốt) trên thế giới. Dân tộc ta có truyền thống trọng ơn vậy chúng ta phải đem ǵ trả lại chớ chẳng lẽ làm thinh (dù rằng họ thi ân bất cầu báo).

Đem thi đua NHƠN NGHĨA đem VĂN MINH NHƠN ĐẠO ra thực thi trên đất nước để nhân loại c̣n đang đau khổ, c̣n đang bị đọa đày v́ họa độc tài, tham nhũng thấy được rằng dân tộc Việt từng chịu thảm họa của thực dân, rồi nội chiến nồi da xáo thịt 20 năm (của hai chủ nghĩa tư bản và cộng sản), chịu chiến tranh giữa cộng sản với cộng sản (là chiến tranh biên giới Miên Việt và Việt Trung) và quốc nạn tham nhũng do cái gông xiềng độc ác nhất là cộng sản mà thoát ra được th́ họ cũng thoát ra được. Nh́n ra thế giới xem có dân tộc nào chịu liên tiếp những thảm họa như Việt Tộc chăng?
Từ 1884 đến 2014 là 130 năm.
130 năm sống trong 05 thảm họa mà Việt Tộc đứng lên được th́ hà cớ ǵ họ không đứng lên được? Đó là nghĩa vụ phải trả.
Ngày nay người dân đă nếm mùi cộng sản. Dân càng đau khổ và kinh hăi hơn cả thời VNCH. Vậy th́ những người thật sự biết thương dân nên t́m cách nâng cao dân trí, tŕnh bày QUYẾT SÁCH DÂN MẠNH và LẬP QUYỀN DÂN th́ chính người dân sẽ đứng lên quyết định số phận của chính ḿnh. Đó là chuyển họa vi phước.
Đó là diễn tiến ḥa b́nh mà Đảng đang run sợ.

Làm cho dân thấy rằng sau màn cộng sản là công thức DÂN MẠNH và LẬP QUYỀN DÂN được thực thi nghiêm chỉnh đó là ch́a khóa, là năng lực để xây dựng một xă hội mới.
Người Mỹ tin vào Thượng Đế mà đă xây dựng được quốc gia hùng mạnh như vậy. C̣n hai công thức trên được Thượng Đế chỉ dạy th́ nhất định nó phải thành công trên mănh đất h́nh chữ S nầy.
@@@

(i)/- Luật Hiến Pháp và Chánh Trị Học của GS Nguyễn Văn Bông trang 81. bản pdf viết:
...Kinh nghiệm đă chứng tỏ một sự lạm dụng khét tiếng tại Anh Quốc: trong thế kỉ thứ 19 tại Hạ Nghị viện Ái Nhĩ Lan, những nghị sĩ phe đối lập đă dùng những bài diễn văn rất dài để cản trở không cho Quốc hội biểu quyết những đạo luật mà họ không bằng ḷng. (Họ thay phiên nhau nói giờ này đến giờ nọ, luôn cả buổi ăn, nói sáng đêm; các dân biểu chán quá bỏ ra về rốt cuộc không đủ số không thể biểu quyết được).


Điều Thứ Mười: Buổi nhóm.
Mỗi buổi nhóm không nên quá 4 giờ đồng hồ; Chư Nghị viên phải đến cho đúng giờ nhóm chớ nên vô cớ mà bê trể.
Như Nghị trưởng định nhóm giờ nào khi quá giờ ấy 15 phút đồng hồ phải mở Hội không kể số Nghị viên nhiều ít.
Thoảng như Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến trể th́ Phó Nghị trưởng thay thế, một Nghị viên chức lớn hoặc lâu củ hơn hết hoặc tuổi tác lớn hơn hết ngồi ghế Phó Nghị trưởng.
Chừng Nghị trưởng đến th́ ngồi chỗ Nghị viên.
C̣n như Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến trể th́ hai Nghị viên chức lớn, hoặc lâu củ hơn hết ngồi Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng. Chừng Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng đến th́ ngồi chổ Nghị viên. Nếu vô cớ mà không đến nhóm Hội th́ phải bị phần phạt có định trong các nội luật.

PHÂN TÍCH: Luật tạo ra là để phục vụ chớ không phải để tạo quyền uy cho cá nhân rồi trở lại xin họ bố thí.
Luật định thay thế tức thời như vậy có 04 tác dụng chính:

a/- Thể hiện tính nhất quán: Lấy nhơn sanh làm gốc để phục vụ. Tổ chức ổn định trong mọi hoàn cảnh chủ quan lẫn khách quan.

b/- Triệt tiêu tư tưởng bất khả xâm phạm vốn là suy nghĩ quen thuộc của người có chức quyền xưa nay.

c/- Tà quyền muốn mua chuộc, khống chế, khủng bố người đứng đầu cũng chẳng thay đổi được bước tiến của đại hội. Như vậy đây chính là cách bảo vệ Nghị Trưởng rất hay.
d/- Nhơn sanh thấy rơ rằng nói thật và làm thật (từ kế hoạch cho đến thực thi đều nh́n thấy và kiểm soát được) nên họ tin. Đó là chiếm được ḷng dân.
Đó là tạo thời THÁI theo dịch lư.
@@@

Điều Thứ Mười Hai: Hỏi ư kiến Nghị viên.
Khi có điều chi cần phải hỏi ư kiến từ Nghị viên th́ Nghị trưởng phải hỏi trước hết vị nào nhỏ chức hơn, hoặc khi đồng chức th́ vị nào nhỏ tuổi hơn hết, cứ như vậy cho đến Phó Nghị trưởng.

PHÂN TÍCH: Đối chiếu điều thứ 09 về quyền phát biểu và điều 12 về hỏi ư kiến chúng ta thấy rất thú vị:
Điều 09: Khi hai hoặc nhiều Nghị viên đưa tay lên một lược xin phép nói th́ Nghị trưởng định cho người chức lớn hoặc như đồng chức nhau th́ người tuổi tác lớn nói trước rồi kế cho đến hết người xin một lược.

Điều 12: Khi phải hỏi ư kiến th́ qui định ngược lại.
Tại sao qui định như vậy? Phân tích chúng ta thấy rằng phát biểu là tự nguyện; không phát biểu cũng chẳng sao. Trật tự phát biểu khi dơ tay một lượt thể hiện “kính lăo đắc thọ” hay “Gừng càng già càng cay” đàn em nên cần nghe ư bậc lăo luyện trước. Người sau cũng được phát biểu nhưng có điều kiện kiểm tra lại xem có trùng ư hay cần điều chỉnh ǵ không cho ư kiến có chất lượng... đó là trẻ học già.
C̣n khi hỏi ư kiến th́ mỗi nghị viên dự hội đều phải có ư kiến rơ ràng do vậy để cho đàn em có ư kiến trước tránh việc chịu áp lực nếu chọn ư ngược với đàn anh. Đó để người già (lớn) hiểu được ư chí người trẻ. Già trẻ hiểu nhau, trên dưới biết nhau đó là Thái.
Thiễn nghĩ cái hay cái khéo vừa đúng đạo lư vừa là bài học về tôn ti lễ nghĩa vừa được việc mà không xô bồ là như vậy. B́nh quyền cho đàn em tự chủ mà vẫn rất lễ nghĩa.
Đời có luật nào đơn giản mà thú vị như thế không nhĩ?

Điều Thứ Mười Bốn: Ban Uỷ Viên.
Ngánh: Khi Nghị trưởng và cả thảy đều trở lại chổ ngồi yên rồi th́ Hội chọn cử bốn Ban Uỷ viên Ngánh:
1- Phái Thái. 2- Phái Thượng. 3- Phái Ngọc. 4- Phái Nữ.
Đặng chia các việc đă đem vào chương tŕnh hầu bàn tính ít người cho dễ dàng thấu đáo mọi việc.
Mỗi ban Uỷ viên có chừng 5 hoặc 7 nghị viên :
. Một Nghị trưởng. . Một phúc sự viên. . Mấy vị kia làm Nghị viên.
Mỗi khi bàn định điều chi rồi th́ phúc sự viên tóm tắc lại lập một tờ phúc để đệ ra Đại Hội nghị quyết.
Chư Nghị viên Ban uỷ viên khi nhóm th́ mặc đạo phục dùng hằng ngày.

PHÂN TÍCH: ĐĐTKPĐ có Cửu Viện và phân rơ như sau:
. Phái Thượng lo về Học Viện, Y Viện, Nông Viện.
.Phái Thái lo về Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện.
.Phái Ngọc lo về Ḥa Viện, Lại Viện, Lễ Viện.
Ngay trong lần họp đầu của nhiệm kỳ mỗi phái đă có sự phân công theo chuyên môn. C̣n số chức việc và Đạo Hữu chưa có phái (do chưa là chức sắc) tùy vào khả năng mà phân bổ vào các ngánh trên.
Sau phần thủ tục khai hội th́ lập Ban Ủy Viên Ngánh theo qui định. Ngánh tương đương như các tiểu ban. Nhưng thời kỳ đó không thể dùng chữ tiểu ban là do Pháp xác định Đạo Cao Đài lập một quốc gia trong một quốc gia nên luôn luôn chĩa sẳn họng súng vào để diệt đạo nên phải dùng chữ NGÁNH.
Các Ngánh làm việc theo chuyên môn xong th́ nhóm đại hội để tŕnh bày phần của ḿnh làm việc. Đại hội nghe rồi chất vấn, bổ sung làm rơ hơn nữa để biểu quyết theo luật quá bán. Khi đă biểu quyết điều nào th́ điều đó đă thành của đại hội.
Phương pháp chia nhỏ công việc của Đại Hội, phân ra cho các Ngánh để giải quyết ngày nay thấy rất b́nh thường nhưng năm 1934 mà định trong luật như thế là rất tiến bộ.
Năm 1934 Việt Nam c̣n bị Pháp đô hộ, văn hóa Hoa Kỳ chưa ảnh hưởng đến Việt Nam. Người Việt Nam chưa biết đến phương pháp Taylor, nhưng cách bố trí, sắp xếp trong luật đem phân tích ra cũng có nguyên tắc (chia nhỏ ra) tương đồng với phương pháp của Taylor. Một đàng là dùng trong sinh hoạt xă hội tôn giáo, một đàng là dùng trong sản xuất hàng hóa cho nên không thể y chang nhau nhưng về nguyên tắc th́ tương đồng.
Nguyên tắc chia nhỏ ra được áp dụng nên Quyền Vạn Linh phân ra làm 03 Hội. Trong Hội lại phân ra thành ngánh. Nhờ vậy công việc kiểm tra, bàn tính của nghị viên dễ dàng và hiệu quả. (i.1)
Những tư tưởng lớn gặp nhau là như vậy.
@@@

(i.1)/- Ông Frederick Winslow Taylor (1856 - 1916) đă tŕnh bày phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền năm 1911. Ông chia công việc ra làm nhiều phần nhỏ vừa với khả năng của người thợ. Công việc trở nên đơn giản hơn nên công nhân bớt căng thẳng và năng suất tăng rất cao. Năng suất lao động tăng vọt đă làm cho nền kinh tế của Mỹ phát triễn vượt bậc. Hàng hóa nhiều hơn, chất lượng đồng đều nhau và đặc biệt là rẽ hơn. Hăng xe hơi Henry Ford lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền dài 24km đạt công suất 7000 xe mỗi ngày (là kỷ lục thế giới thời đó).

Phương pháp Taylor đă làm thay đổi diện mạo sản xuất của nước Mỹ và thế giới. Phương pháp tổ chức 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh của ĐĐTKPĐ đă góp phần xây nên quốc gia Cao Đài bằng nhơn nghĩa và không biên giới ngay trong quốc gia Việt Nam thời Pháp thuộc và lan tỏa ra phần c̣n lại của thế giới là điều rất thú vị.

 

PHẦN HAI.
NỘI LUẬT HỘI NHƠN SANH.


Điều Thứ Nhất:
... Hội Nhơn Sanh sắp đặc như sau nầy:
I/-Thượng Chánh Phối Sư … Nghị Trưởng.
II/- Nữ Chánh Phối Sư … Phó Nghị Trưởng.
III/- Lễ Sanh, Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự,Thông Sự, Phái Viên:….. Nghị Viên.
VI/- Một Nghị Viên Nam ; và một Nghị Viên Nữ … Từ Hàng.
V/- Hai Nghị Viên Nam và hai Nghị Viên Nữ …. Phó Từ Hàng.

PHÂN TÍCH: Thượng Chánh Phối Sư chịu trách nhiệm 03 viện (Học Viện, Y Viện, Nông Viện). Trách nhiệm đó như Liên Bộ Trưởng và là chức sắc cao cấp làm Nghị Trưởng Hội Nhơn Sanh. Điều nầy sẽ làm cho trí thức nêu câu hỏi: Để Chức Sắc cao cấp làm Nghị Trưởng như vậy có hạn chế quyền của nhơn sanh hay không?
Xin thưa rằng theo qui định th́ Nghị Trưởng chỉ nắm quyền điều hành c̣n quyền thảo luận (Điều 03 LLCCH) và biểu quyết (Điều 06 LLCCH) Nghị Trưởng đều phải kém hơn nghị viên. Điều 10 LLCCH qui định Nghị Trưởng đến trễ 15 phút th́ có người thay thế liền...
Như vậy Nghị Trưởng cũng chỉ có quyền điều hành theo pháp luật (phải hỏi ư nghị trường) chớ không nắm toàn quyền tự quyết định như chủ tịch của đời. Bố trí như vậy làm cho Hội mạnh lên và được kiêng nễ hơn chớ không lấn áp quyền nào của nhơn sanh.

Điều Thứ Hai:
Thái và Ngọc Chánh Phối Sư và các Quản lư Toà Nội Chánh đều đến dự Hội hoặc trả lời những điều nào nghị viên không rơ mà xin bày tỏ hoặc minh triết những vấn đề nghị viên hạch hỏi. Nếu một vấn đề nào bị công kích th́ Chánh Phối Sư hay là Quản lư thuộc về vấn đề ấy phải trả lời hay là bày tỏ cho khỏi sanh điều khó khăn cho việc bàn cải.

PHÂN TÍCH: Đây là một qui định rất tiến bộ từ 1934 mà 80 năm sau 2014 quốc hội cộng sản theo không kịp.
Nghĩa là khi mở Đại Hội Nhơn Sanh th́ Bộ Trưởng và Liên Bộ Trưởng phải có mặt và TRẢ LỜI LẬP TỨC các chất vấn. Không chấp nhận kiểu XIN TRẢ LỜI SAU BẰNG VĂN BẢN.
Kiểu xin trả lời sau bằng văn bản là kiểu để lâu cứt trâu hóa bùn. Bởi v́ khi họp Đại Hội Nhơn Sanh th́ có khu vực cho nhơn sanh giám sát trực tiếp phiên họp (điều 13 NLHNS). Nhơn sanh sẽ ghi nhận mà để cho Bộ Trưởng và Liên Bộ Trưởng (là cả nội các) trả lời sau th́ sẽ tạo ra tiếng thị phi làm trên dưới không c̣n tin tưởng nhau. Đó là đưa nhau vào bế tắc (BĨ). Chưa kể đến tác động của báo chí đưa tin giật gân kiểu ... nghị viên A hỏi Bộ Trưởng nông nghiệp v́ sao sản lượng năm nay kém hơn năm trước? V́ sao sâu rầy phá hại mùa màng không giảm... Biện pháp khắc phục thế nào? Tại sao có phân bón giá trên trời so với khu vực...? Bộ Trưởng xin trả lời sau bằng văn bản...th́ c̣n uy tín ǵ trước nhơn sanh? Nó chứng tỏ người có trách nhiệm không nắm vững t́nh h́nh và khộng chịu nh́n nhận khuyết điểm là do kém cơi chưa làm hết trách nhiệm...
Nếu ban quyền cho chủ tịch (Hạ Viện) có quyền ngưng họp bất cứ lúc nào và không cần hỏi ư kiến ai hết th́ đây chính là lúc ông chủ tịch CỨU BỒ v́ đều là quan chức với nhau th́ toàn dân phải LÀM ĐƠN XIN chờ cứu xét à? Thượng tầng thả le le vịt trời ra rồi bảo dân chúng (hạ tầng) rượt theo bắt là như vậy.

Điều Thứ Ba:
Một Chức Sắc Hiệp Thiên Đài đến chứng kiến và bảo thủ Luật Lệ không cho Hội phạm đến.

PHÂN TÍCH: Vị chức sắc Hiệp Thiên Đài nầy không có quyền thảo luận và cũng không có quyền biểu quyết. Chỉ quan sát xem luật có được thi hành đúng hay không? Nếu có vấn đề ǵ VI PHẠM LUÂT PHÁP th́ tŕnh cho hội biết.

Điều Thứ Tư:
Hội Nhơn Sanh để bàn tính những việc sau nầy:

1/- Giáo hoá Nhơn Sanh.

2/- Lo liệu phương hay cho Đạo với Đời khỏi điều phản khắc và nâng cao tinh thần trí thức của Nhơn Sanh.

3/- Phổ Độ Nhơn Sanh vào cửa Đạo d́u dắt Tín đồ cho khỏi trái bước và trọn vâng các luật lệ của Đạo.

4/- Xin sửa cải thêm bớt hay huỷ bỏ những luật lệ của Đạo không phù hợp với tŕnh độ trí thức tinh thần của Nhơn Sanh.

5/- Lo cho nền Đạo được trong ấm ngoài êm, và đủ phương liệu đặng phổ thông nền chơn giáo.

6/- Xem xét và công nhận phương diện chánh trị của Đạo quan sát sổ thâu xuất tài sản và nghị sổ phỏng định năm tới.

PHÂN TÍCH: Với 06 quyền trên đây th́ rơ ràng là không có một vùng cấm nào hết. Nó nhất quán ở chổ tất cả nhân sự tôn giáo, tổ chức tôn giáo từ thấp nhất đến cao nhất đều chịu chung một khuôn luật.
Mục thứ sáu bao gồm việc khi bước vào hàng phẩm chức sức và khi thăng phẩm đều phải được sự chấp thuận của Đại Hội Nhơn Sanh.
Cụ thể là vị đó phải tŕnh diện trước đại hội để nghị trường nhận xét về tánh hạnh, khả năng, công nghiệp... Nghị viên có quyền chất vấn trên hồ sơ và những việc vị đó đă làm kể cả đời tư có ǵ thiếu đạo đức hay không... nghĩa là không có vùng cấm nào hết. Muốn làm chức sắc là phải TU THÂN mà tu thân th́ phải để nhơn sanh nhận xét... chất vấn rơ ràng... và đi đến quyết định là đồng ư hay không theo phép quá bán.
Chính điều nầy là cách LẬP QUYỀN NHƠN SANH rất mạnh. Quan chức không dám làm sai luật, không dám làm mất ḷng dân và luôn luôn giử ḿnh trong sạch trước sự giám sát của toàn dân.
Đây là điều làm cho nhơn sanh thấy được Đạo là của họ. Đạo để phục vụ họ chớ không phải thêm một tầng áp bức nữa mà họ phải bái lạy. Nhờ vậy mà Đạo chinh phục được nhơn tâm. Chinh phục được nhơn tâm nên mới lập được quốc gia Cao Đài ngay trong thời Pháp thuộc. Đảng phái chánh trị nào biết vận dụng điều nầy th́ bộ máy công quyền sẽ không c̣n tham nhũng. Bộ máy hành chánh không tham nhũng th́ làm được mọi việc thuận chiều dân vọng.

Điều Thứ Sáu:
Mỗi năm mùng một tháng chạp th́ Nghị trưởng gởi chương tŕnh những vấn đề sẽ đem ra bàn cải cho các Đầu Tỉnh Đạo lúc Hội Nhơn Sanh nơi Tỉnh Đạo nhóm ngày rằm tháng nầy đem ra bàn cải xem xét trước cho kỷ lưỡng.

PHÂN TÍCH: điều qui định đại hội nhóm ngày 15-01- hằng năm.
Trước đó 45 ngày nghị trưởng phải báo nội dung cho nghị viên biết. Để từ địa phương đem ra bàn thảo và có ư kiến chung trong địa phương ḿnh. Qua đó xét thấy cần th́ có quyền thực hiện quyền tŕnh bày bằng cách gởi TỜ XIN TRƯỚC khi hội 20 ngày theo điều số 08 LLCCH và điều thứ 08 NLHNS. Đại Hội làm việc đến khi hết việc nên tất cả mọi Tờ Xin Trước đều được tŕnh bày.
Việc đem chương tŕnh ra bàn thảo chính là nâng cao dân trí để lập quyền cho dân. Nghị viên đến nghị trường là để thể hiện ư chí của dân nơi địa phương ḿnh chớ chẳng phải tùy tiện đặng.

Điều Thứ Tám:
Nghị Viên muốn xin canh cải thêm bớt, huỷ bỏ điều chi trong luật Đạo hay là điều chi khác nữa th́ phải gởi tờ xin 20 ngày trước bửa Hội nhóm. Cũng phải chỉ rơ ḿnh xin sửa cải thêm bớt hay là huỷ bỏ việc ǵ.

PHÂN TÍCH: như đă đề cập đến ở điều 08 LLCCH và điều thứ 06 NLHNS. Điều thứ 08 cho thấy tự do, dân chủ trong đạo không có vùng cấm. điều nầy mở đường cho dân đủ quyền có ư về tất cả công việc cả đạo từ nhân sự, bộ máy hành chánh và đường lối hành đạo...

CHƯƠNG THỨ HAI.
VỀ SỰ CHỌN CỬ PHÁI VIÊN.


Điều Thứ Mười Ba:
Lễ Sanh, Chánh PhóTrị Sự và Thông Sự đều có quyền đến dự nhóm Hội Nhơn Sanh nhưng bửa ấy mà cả thảy đều đến Toà Thánh th́ nơi Làng nơi Quận không c̣n Chức Sắc, Chức Việc; phận sự phải bỏ bê e xảy ra điều khó khăn vậy định như sau đây rất tiện:
Sau khi nhóm tại Tỉnh đặng bàn cải quyết định và lập vi bằng các vấn đề trong chương tŕnh của Thượng Chánh Phối Sư gởi đến th́ mỗi phẩm chọn cử một Hội Viên đặng thay mặt cho Tỉnh ḿnh hầu đến Toà Thánh mà dự Đại Hội.
C̣n Phái Viên th́ cũng một vị như mấy phẩm đă kể trên đây.
Việc chọn cử nầy phải tuân y Đạo Nghị Định thứ 20 của Đức Quyền Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp.
Tại Tỉnh Thành Tây Ninh là Tỉnh THÁNH ĐỊA cũng tuỳ y một luật ấy.
Nghị viên Hội Nhơn Sanh lănh trách nhiệm một hạn kỳ là ba năm.
Phái viên đắc cử Nghị Viên Hội Nhơn Sanh chụp ba tấm h́nh giao cho Đầu Tỉnh Đạo gởi cho Nội Chánh (Lại Viện) đặng gắn vào giấy chứng nhận và sổ bộ cùng vô khuôn treo tại nhà Hội .
Cả Lễ Sanh Chức Việc và Phái Viên không đắc cử Nghị viên Hội Nhơn Sanh được thông thả đến Toà Thánh nhập hội nhưng được dự thính mà thôi, nơi Hội có sắp đặc chổ ngồi cho chư vị được dự thính.
Muốn tỏ ư kiến chi cho Hội th́ do nơi Chư Nghị viên ở Tỉnh Đạo của ḿnh mà thôi.
&&&

PHÂN TÍCH: Hội Nhơn Sanh dành cho những người trực tiếp hành chánh với dân là nghị viên (Lễ Sanh mà không cầm quyền hành chánh là không có nhơn sanh nên không được là nghị viên). Đơn vị dự hội là Tộc Đạo (Quận). Mỗi Tộc Đạo bầu ra hai phái đoàn Nam riêng Nữ riêng.
Một Lễ Sanh (Đầu Tộc), một Chánh Trị Sự, một Phó Trị Sự, một Thông Sự và 01 Đạo Hữu. (Nam, Nữ bằng nhau).
Một điều rất quan trọng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quí vị là: Lễ Sanh Chức Việc và Phái Viên không đắc cử Nghị viên Hội Nhơn Sanh được thông thả đến Toà Thánh nhập hội nhưng được dự thính mà thôi, nơi Hội có sắp đặc chổ ngồi cho chư vị được dự thính. Muốn tỏ ư kiến chi cho Hội th́ do nơi Chư Nghị viên ở Tỉnh Đạo của ḿnh mà thôi.
Đây là lực lượng giám sát và cung ứng tư liệu, thông tin cho các vị nghị viên trong nghị trường. Lực lượng nầy giám sát công khai năng lực mọi nhân sự trong đại hội. Tổ chức như vậy th́ chưa có một quốc hội nào của VNCH lẫn CHXHCNVN dám công khai đến vậy. Điều nầy nó làm cho các nghị viên trong nghị trường càng mạnh mẽ hơn v́ cái phải, cái hay của ḿnh không ai dám hiếp đáp. Dân được tự do chọn lựa, phê phán th́ chẳng lầm bao giờ.

Dám công khai như vậy là v́ đạo có quyết sách đúng, cần một bộ máy thực thi có năng lực và tốt hơn hết là giao phó nó toàn dân chọn lựa và giám sát. (((Lưu ư là chi phái 1997 ở Nội Ô Ṭa Thánh ngày nay được chính phủ đở đầu để d́m chết ĐĐTKPĐ cũng mạo danh mở hội nhơn sanh mà KHÔNG CHO AI DỰ THÍNH. Tức nhiên họ là tà quái nên đâu dám công khai cho dự thính như thời Hội Thánh. Thậm chí chi phái nầy c̣n cấm đường không cho đi ngang nơi hội. Cộng sản đẻ ra chi phái 1997 độc đoán và khiếp sợ dân chúng y như họ)))

Một chính phủ chưa dám thực hiện những điều như thế tất nhiên do họ có vấn đề về đường lối, về quyền lợi phe nhóm nên không dám minh bạch, không dám trao quyền cho dân để LẬP QUYỀN DÂN. Cộng sản mà cho dân giám sát như thế nầy th́ dân biểu của họ chạy trốn v́ xấu hổ...và sự phẩn nộ của dân.

Sau màn cộng sản quốc dân ta nhất quyết phải đ̣i hỏi những nhà làm luật đưa những điều như vậy vào luật. C̣n như họ không chịu chúng ta phải tẩy chay ngay. Đó là bọn lợi dụng xương máu nhân dân chớ chẳng có thật tâm làm cách mạng ǵ cả. Xô họ xuống để con đường xây dựng xă hội tự do, dân chủ và đạo đức không bị chướng ngại.

Ngày nào những điều luật tiến bộ thế nầy được đưa vào luật th́ dân chúng mới bớt lầm than, quan chức mới bớt tham nhũng và sau đó là chẳng có quan chức nào dám tham nhũng trước sự giám sát như vậy cả. LẬP QUYỀN DÂN là như vậy.

CHƯƠNG THỨ BA.
HỘI NGÁNH THƯỜNG XUYÊN.


Điều Thứ Mười Bốn:
Lập một Hội Ngánh thường xuyên đặng bàn tính các điều thường ngoại chương tŕnh với việc trọng hệ cần yếu xăy ra th́nh ĺnh nhứt là việc Thượng Chánh Phối Sư hoặc Chức Sắc nào mà Hội Thánh cho quyền thông công với Chánh Phủ. Thượng và Nữ Chánh Phối Sư cũng làm Chánh Phó Nghị Trưởng.
Từ hàng Chánh Phó cũng lănh y phận sự. Nghị viên th́ sắp đặc y như sau đây:
Cũng có mặt một hoặc vài Chức Sắc Nội Chánh tuỳ theo việc bàn tính và một Chức Sắc Hiệp Thiên Đài.
Một năm nhóm ba kỳ (4 tháng một kỳ).
Nhóm kỳ thứ nhất: Mùng 06-4 .
Nhóm kỳ nh́ : 13- 8. Phải đến trước.
Nhóm Kỳ ba : 13-11 bửa Hội 01 ngày.
Khi có việc trọng hệ gấp rút th́ Nghị trưởng được quyền gởi điện tín mời nhóm nhưng mà một năm không quá hai lần. Điện tín mời nhóm gởi ba ngày trước bửa nhóm.
Nội trong 10 ngày sau khi nhóm Hội th́ lập vi bằng và làm y như nhóm Đại Hội.
Chánh Phó Nghị trưởng, Từ Hàng Nam Nữ với một Chức Sắc Hiệp Thiên Đài kư tên tờ vi bằng.
Lúc Đại Hội Nhơn Sanh thường lệ trước khi giải tán th́ chư Nghị viên các Tỉnh Nam kỳ (Nam và Nữ riêng nhau) phải phái mỗi Tỉnh một vị đặng thay mặt nơi Hội thường xuyên cho Tỉnh của ḿnh.
Toàn các nước Lân Bang cũng đồng quyền y như phép công cử nơi Việt Quốc mà sắp đặc những Phái viên về nhập Đại Hội Nhơn Sanh và Thượng Hội theo như Luật Lệ sở định nầy:
Nghị Viên Nam và Nữ phải đồng một số.
Toà Thánh sẽ lập Khách đ́nh để cho chư phái viên ngoại bang đến cư ngụ nhứt là sẽ cấp đất Toà Thánh đặng chia cho mỗi Tỉnh Đạo cất nhà cửa cùng cơ sở vỉnh cửu đặng người thay mặt ḿnh ở thường xuyên gần Toà Thánh.

PHÂN TÍCH: mỗi nghị viên có nhiệm kỳ là 03 năm. Sau khi họp đại hội lần thứ nhất trong nhiệm kỳ xong th́ đại hội bầu ra Hội Ngánh thường xuyên. Ngánh thường xuyên nầy chính là thường trực của ĐHNS. (Khác với Ngánh 04 phái theo chuyên môn trong Đại Hội).
Các vị trong Ngánh thường xuyên là đầu mối liên lạc với các nghị viên đồng khóa và thành phần dự thính để theo dơi đạo sự về mọi vấn đề....đó là tai mắt, là sức mạnh, là phương tiện hiệu nghiệm của nhơn sanh xây dựng đạo nghiệp mà cũng là xây dựng cho chính họ.
Như thế chính là đắc nhân tâm. Đắc nhân tâm được th́ lập quốc được là chuyện đương nhiên.
@@@

Quyền kiểm tra và giám sát là 02 công cụ quan trọng để làm cho dân mạnh. Quyền đó được xuyên suốt trong LLCCH & NLHNS. Đó là lập quyền cho dân.
Ông bà ta có dạy rằng: Một người biết lo bằng một kho người làm hay câu Một người tính bằng chín mươi chín người làm. Người tính là bộ năo; người làm là sức mạnh. Có bộ năo tinh anh và có dân ủng hộ th́ đó là một thân thể khỏe mạnh trong một tinh thần minh mẫn.
Hội Thánh ĐĐTKPĐ đă dụng NHƠN NGHĨA lập một quốc gia trong một quốc gia thành công là v́ ở tất cả các khâu như kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và lănh đạo đều lấy công thức dân mạnh và lập quyền dân làm căn bản. Nhờ đó mà dân tin và chính dân thực hiện.

GS Nguyễn Văn Trung viết trong Lục Châu Học chương 5: Cao Đài: Đạo ở vùng đất mới: Ư thức hệ Cao Đài trong chức năng "hội nhập" mang tính chất bảo thủ không thể đáp ứng được những đ̣i hỏi lớn lao kể trên. Xin thưa rằng bảo thủ hay cấp tiến là suy đoán chủ quan của từng người cũng như ông chủ tịch Hạ Viện có quyền nhận xét rằng dân biểu phát biểu ngoài nội dung rồi mời về chổ vậy. Nhưng qua cách tổ chức ĐHNS như chúng tôi tŕnh bày chúng tôi nghĩ là GS sẽ nh́n lại ư kiến của ḿnh và quí vị quan tâm đến vấn đề thấy được đóng góp cho xă hội bằng những công thức và nội dung trên chính là mở đường dân tiến xây dựng một xă hội mới: Bác ái – Công Bằng.

C̉N TIẾP...

 

 

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

 

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

 

You're visitor # HTML Hit Counter                                       Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                               Address: 441 Sparkman Rd- Plant City, FL 33566                                                                                                                                                                  

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 813-716-7634