ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bức tranh toàn cảnh Đạo Cao Đài:

Hưng thịnh hay suy thịnh?

Điền Lạc thực hiện.

Lê thị Minh Trang lược ghi.

       Sau khi niệm danh Cao Đài, kính chào tất cả, tác giả Điền Lạc giới thiệu câu hỏi của đồng đạo:

       Câu hỏi số 12:

       "Các câu hỏi của chúng tôi được bác Điền Lạc  giải đáp, phân tích rất chính xác và thuyết phục. Tuy nhiên sau khi nghe xong thấy bức tranh toàn cảnh của đạo Cao Đài rất ảm đạm. Nhờ bác cho biết rằng đạo Cao Đài hiện nay là đang hưng thịnh hay đang suy Thịnh?

       Xin giải đáp như sau: 

       Đây là một câu hỏi vô cùng phức tạp. Tuy nhiên các bạn trẻ đă biết tổng hợp nh́n Đạo với một bức tranh toàn cảnh làm cho chúng tôi rất mừng. Một câu chuyện không nhỏ khi nói bức tranh toàn cảnh của Đạo là nói một tầm nh́n vĩ mô về trọng trách và vai tṛ của đạo Cao Đài trên thế giới.

       Đă đặt câu hỏi tức quư bạn muốn biết. Chúng tôi không dám nói thẳng ra là Đạo đang hưng thịnh hay là suy thịnh

       Trong đề tài này chúng tôi xin đóng vai người đồng hành cùng t́m hiểu với quư bạn đă đặt câu hỏi và tất cả quư bạn quan tâm. Có thể chúng ta mỗi người đứng một góc khác nhau để nh́n. Tất cả các ư kiến của chúng ta tổng hợp lại mới phản ánh đầy đủ một bức tranh toàn cảnh của nền Đại Đạo.

       Tôi xin lần lượt tŕnh bày quan điểm của ḿnh trên một số mặt mà tôi cảm nhận được mong quư bạn đóng góp thêm. 

       Có 5  câu hỏi nhỏ:

       1. Đạo lập ra để cứu đời hay lập ra là để cho đời cứu và cưu mang?

       2. Vô vi và hữu h́nh trong Đại Đạo cái nào là phương tiện và cái nào là cứu cánh?

       3. Đạo lớn mạnh về vật chất cơ sở thờ tự, người tín hữu được hay mất?

       4. Phát triển Đạo Pháp và phát triển Lễ Hội cái nào cần cho tín đồ Cao Đài hơn?

       5. Một thực tế đang hiện ra trước mắt: vai tṛ của chức sắc và vai tṛ của tín đồ. 

       Không có chức sắc tín đồ vẫn tu học b́nh thường.

       Không có tín đồ, chức sắc không có chỗ để dùng.

 

       Phân tích chi tiết

       1. Đạo lập ra để cứu đời hay lập ra là để cho đời cứu và cưu mang? 

       Từ ngh́n xưa đến nay mỗi thời kỳ mỗi địa phương đều có xuất hiện các tôn giáo. Mục đích để Cứu Đời, Cứu Thế. Không có trường hợp nào tôn giáo nào được lập ra để cho đời cưu mang và cứu vớt cả.

       Cái người đời trong xă hội cần gồm có hai thứ: vật chất và tinh thần. Vật chất như ăn mặc thuốc men học tập chữa bệnh mỗi thứ đều do con người tự ḿnh phải trả bằng tiền hoặc sức lao động gián tiếp hoặc là trực tiếp. không ai được cho không thứ ǵ cả. Trừ trường hợp cứu trợ khẩn cấp do thiên tai dịch bệnh và chiến tranh. Sự cứu cấp đó cũng do người dư tiền tự nguyện điều tiết sang người thiếu mà thôi. Về tinh thần, con người trong xă hội cũng phải tự chính ḿnh biết thích ứng và điều tiết tâm linh cho phù hợp với hoàn cảnh. Nhiệm vụ này không ai làm thay. Không có mạnh thường quân nào lắm tiền nhiều của có thể giúp được. Bản thân những người giàu có này cũng phải đang t́m cách tự cứu ḿnh thoát cái khổ tinh thần của ḿnh.

       Những người lănh đạo tôn giáo có thể giúp cho người hành giả tu học phương tiện để tự giải khổ và t́m hạnh phúc chứ không bán, cho ai được hạnh phúc. V́ vậy Đạo lập ra để đem các phương tiện đến giúp người tự giải thoát tự t́m hạnh phúc và tự thích nghi. Đó hẳn phải là Đạo Cứu Đời chứ không có trường hợp ngược lại lập Đạo ra để cho đời cứu.

       Để trả lời cho những ai đă kể công nhờ Hội Đồng Chưởng Quản cứu vớt nên Đạo mới c̣n như ngày nay, nếu không có Hội Đồng th́ Đạo Cao Đài không c̣n nữa. 

       2. Vô vi và hữu h́nh trong Đại Đạo cái nào là phương tiện và cái nào là cứu cánh?

      Vô vi và hữu h́nh trong Đại Đạo cái nào là phương tiện và cái nào là cứu cánh?

       Câu hỏi này phải đóng khung hẹp lại cụ thể trong lĩnh vực tu học người tu hành cần cái nào, cần vô vi hay cần hữu h́nh.

       Bỏ qua yếu tố vật chất trong cộng đồng xă hội do chính ḿnh làm ra, người tu cần phải bổ sung tinh thần.

       Lời Dạy Của Đức Phật, của các vị Giáo chủ giúp cho ta làm giàu tinh thần, giúp cho ta đạt đến sự thanh thản của tâm hồn.

       Sự thanh thản này không nhà kinh tế nào giúp được. 

       Như vậy có phải người tu cần yếu tố tinh thần (vô vi) hơn cần yếu tố vật chất (hữu h́nh) hay không? 

       3. Đạo lớn mạnh về vật chất cơ sở thờ tự, người tín hữu được hay mất?

       Đạo lớn mạnh về vật chất cơ sở thờ tự, người tín hữu được hay mất?

       Đạo lớn mạnh về chùa lớn, chùa đẹp, giáo hội có được danh tiếng làm được việc kích thích hiếu kỳ của xă hội. Họ ham chùa đẹp ham cảnh đẹp mà xin vào. Vào rồi tức trở thành tín đồ phải có nghĩa vụ đóng góp tiền của để phát triển thêm lên, gây lễ hội to hơn hoành tráng hơn. 

       Sự lớn mạnh cơ sở vật chất không làm cá nhân tín đồ hưởng lợi về mặt Vô Vi. Trái lại c̣n chất lên vai gánh nặng vô h́nh phải góp tiền góp của một cách tự nguyện. Họ nhầm tưởng Tiền này để cúng Phật. Không thể gọi là cúng Phật v́ Phật đâu cần tiền của. 

       Chưa kể việc cúng tiền bạc đă tạo tâm lư ỷ lại. Họ nghĩ cúng nhiều tiền nhiều của sẽ có công quả cao hơn, sẽ được sự quan tâm của Trời Phật nhiều hơn.

       Khi quan niệm này h́nh thành coi như người tín hữu các tôn giáo nói chung và tín hữu Cao Đài nói riêng đă bước qua khỏi ranh giới của Chánh Tín và đi vào mê tín. Người đến tham quan chùa đẹp chùa lớn chưa hẳn là có tín ngưỡng. Họ đến như là để đi du lịch nhiều hơn tu hành. Thu hút người đến cửa đạo bằng cách dùng lễ hội hoa mỹ là một sự đầu tư không hiệu quả. 

       4. Phát triển Đạo Pháp và phát triển Lễ Hội cái nào cần cho tín đồ Cao Đài hơn?

       Phát triển Đạo Pháp và phát triển Lễ Hội cái nào cần cho tín đồ Cao Đài hơn?

       Tôi nhớ ngày c̣n bé đi thi tuyển vào lớp Đệ Thất Trung Học, đă làm bài văn nghị luận với tựa đề : “Đời không phải là một ngày hội, không phải là một ngày tang tóc mà chính là một ngày cần lao”. Tôi ngẫm nghĩ lại câu này thật chính xác.

       Cụ thể, ngày lễ hội Mừng Nhà Giáo 20 tháng 11, Tôi mới nhận thấy rơ câu viết trên là đúng. Tại sao mỗi năm đến ngày này mới nhớ đến các Thầy Cô Giáo c̣n lại 364 ngày kia là không nhớ hay sao? 

       Điều này khiến cho tôi suy nghĩ lung lắm không lẽ cả năm dài hành đạo chỉ đợi đến ngày Rằm tháng Tám, hay mồng Chín tháng Giêng mới về Ṭa Thánh bày tỏ ḷng tín ngưỡng lên Cha Mẹ thiêng liêng được, c̣n lại 363 ngày kia không lẽ không bày tỏ? 

       Do đó lễ hội bày biện lớn hay nhỏ Thầy Mẹ thiêng liêng sẽ không trách. Càng hữu lư hơn khi không về Thánh địa mà tín ngưỡng mạnh mẽ c̣n tốt hơn khi về đến nơi mà không hiểu ǵ và không giữ ǵn Đạo Pháp. 

       Một suy luận kế tiếp. Nếu cho lễ hội là cần thiết, là đỉnh cao của bày tỏ ḷng thành kính dâng lên Chí Tôn Phật Mẫu, Vậy sao ta không tổ chức lễ hội kéo dài 365 ngày một năm? Điều này là không thể phải không? Nếu lễ hội dài như thế sẽ không có một ai đi dự cả. 

       Do đó lễ hội thực chất là h́nh thức bên ngoài để giục ḷng kích thích sự hiếu kỳ của xă hội đến xem. Với người tín hữu đă nhập môn rồi chuyện cần thiết nhất là ǵn giữ pháp luật Đạo chứ không phải đi dự lễ hội. 

       Lễ hội không thể kéo dài cả năm. Ǵn luật lệ buộc phải liên tục. Không những cả năm mà c̣n phải giữ suốt đời, nên mới có câu

“Thưởng phạt cuối cùng thánh đức thôi. 

       Hiện nay Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh chỉ chú trọng Lễ Hội mà quên hẳn tuân hành Đạo Pháp.  

       5. Một thực tế đang hiện ra trước mắt: vai tṛ của chức sắc và vai tṛ của tín đồ. 

       Không có chức sắc tín đồ vẫn tu học b́nh thường.

       Không có tín đồ, chức sắc không có chỗ để dùng.

       Vai tṛ của chức sắc và vai tṛ của đạo hữu trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ như thế nào? 

       Không có chức sắc, người tín đồ vẫn phải có trách nhiệm tự tu học

       Không có tín đồ,  chức sắc không có ai để dạy đạo, tức không có việc ǵ để làm cả. 

       Đă là tín đồ Cao Đài - gọi chung cho cả đạo hữu từ cấp thấp nhất đến chức sắc cao cấp nhất - đều phải giữ ǵn luật pháp Đạo. Việc này mọi người phải làm và làm liên tục đến suốt đời. 

       Khi đă biết giữ luật pháp rồi th́ có chức sắc hay không có cũng không sao. Vai tṛ của chức sắc là để d́u dẫn uốn nắn tín đồ khi họ hiểu sai, làm sai và vi phạm pháp luật của Đạo mà họ không hay biết. 

       Ngược lại không có chuyện tín đồ đi nhắc nhở uốn nắn cho chức sắc. Càng không thể giúp ǵ cho chức sắc khi các sai trái đó được minh bạch bằng văn bản quy định. 

       Cách ứng xử duy nhất trong trường hợp này là Hồn ai nấy giữ. 

       Lúc này người tín hữu chọn cách thà làm ngược ư Hội Thánh Cao Đài để không nghịch ư Trời của Đức Cao Đài Ngọc Đế. 

       Nhiệm vụ của chức sắc theo Pháp Chánh Truyền mỗi phẩm cấp được quyền làm một số việc cụ thể. Chung nhất là phổ truyền Đạo Pháp Cao Đài. Một khi quyết định từ bỏ Pháp Chánh Truyền chức sắc không c̣n ǵ để nói tức không thể trả lời suôn sẻ cho nhơn sanh. Điều này đồng nghĩa với việc không có ǵ để làm. 

       Một khi người tín hữu không tin chức sắc th́ nhiệm vụ của chức sắc làm vai tṛ ǵ? Không có ǵ cả! 

       Chức sắc bây giờ chỉ c̣n nhiệm vụ duy nhất là ban hành các văn bản từ trên đưa xuống dù rằng văn bản đó ngoài quy định của Pháp Chánh truyền. Hoặc là chuyển các văn bản của đạo hữu liên quan đến các việc xin đất mai táng nơi Cực Lạc Thái B́nh mà thôi. Ở các địa phương xa, họ không chôn trong Cực Lạc Thái B́nh th́ sự chuyển đơn này của chức sắc địa phương coi như là con số không.  

       KẾT LUẬN :

       Với các sự phân tích của từng mục nhỏ từ một (1) đến năm (5) cho ta một cái nh́n tổng hợp về bức tranh toàn cảnh của Đạo Cao Đài. Tùy theo mỗi người đứng ở góc độ nào kết luận là đạo đang Phát Triển hay là đang Suy Thoái tùy theo họ. 

       Riêng với tư cách người đồng hành cùng t́m hiểu, chúng tôi có nhận định như sau:

       a. Nếu Xem Đạo Cao Đài là một tổ chức văn hóa xă hội th́ nó đang đi lên theo việc xây dựng cơ sở lớn và đẹp.

       b. Nếu Xem Cao Đài là một mối Đạo mở ra để Phổ Độ Tất cả chúng sanh tu hành giải thoát, th́ không thể nói khác hơn là Đạo đang suy thịnh. Mức độ suy giảm đă đến mức tận cùng không c̣n mức nào dưới hơn để suy giảm hơn nữa.  

       Có một nghịch lư, người Đạo hữu nghiêm túc suy nghĩ phải rất cẩn thận trong việc đánh giá đạo hiện nay. Nó đang nằm trong ma trận: Càng ca tụng đạo đang phát triển là tự ư mắc vào cái bẫy cài sẵn là đạo hiện tại không phải để tu hành mà để cầu danh phô trương thanh thế. Quyền hạn và phẩm tước. 

       Trái lại nếu nhận định Đạo hiện nay đang suy thoái; chúng ta cũng bị vướng vào cái bẫy cài sẵn là tự tín đồ hạ thấp giá trị của tôn giáo ḿnh trên trường quốc tế.

       V́ vậy, chúng tôi không phê phán cũng không ca tụng Đạo hiện nay đang ở trên chiều hướng nào.

       Chúng tôi phải dừng lại ở chỗ phân tách t́m hiểu Giáo lư, Luật pháp của Đạo để giúp cho quư bạn đồng môn cũng như quư bạn đồng sanh tự hiểu biết đâu là Đạo của Chí Tôn và đâu không phải là đạo của Chí Tôn. Từ đó mỗi người sẽ có một sự độc lập để lựa chọn con đường hoặc là Tùng Đạo Pháp hoặc là Không Tùng Đạo Pháp. 

       Kính chúc quư bạn đồng môn cùng các bạn đồng sanh có được sự lựa chọn và một cách đi đúng đắn sáng suốt nhất cho linh hồn của chính ḿnh.

Nam mô Cao đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát

Lê Thị Minh Trang

(Lược ghi theo bài nói chuyện của tác giả Điền Lạc trên Kênh Luận Đàm Đạo Sự)




 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000