BỆNH VÔ CẢM CÓ TỪ HỒI NÀO?
Nguyên nhân và điều trị?
Đoàn Minh Thùy
Cụm từ vô-cảm bị
người ta hiểu sai ư nghĩa thật của nó. Vô cảm theo nghĩa chính
thức là không có cảm xúc. Tức là không biết, không có vui, buồn,
giận, ghét, thương, mừng, ham muốn. Con người không có bảy thứ
t́nh cảm ấy trở thành vô tri vô giác rồi. Nhà tu hành muốn giải
thoát khỏi lục dục thất t́nh không phải muốn biến ḿnh thành vô
tri giác mà chính họ muốn muốn biến lên thất t́nh cao thượng.
Từ vô-cảm mà xă hội hiện nay đang nhắc đến để lên án và b́nh
luận có nghĩa khác hơn. Ấy là vui, buồn, giận, ghét, thương,
mừng, ham muốn không đúng chỗ. Gặp chỗ đáng thương th́ không
thương, đáng ghét th́ không ghét, đáng giận th́ không giận, đáng
buồn th́ không buồn. v.v. Tại sao vậy? Cái này không phải do con
người tự phát mà do xă hội
tạo định hướng.
Một tác giả đă viết trên internet:
“
nếu ai hỏi tôi, ảnh hưởng lớn nhất để tôi trở thành người ngày
hôm nay, biết rung động trước h́nh ảnh của ngoại già lầm lũi
quang gánh đổ bóng gầy dưới ánh đèn vàng, biết nhung nhớ một khe
gió luồn qua hai tấm ván hở của vách tường ngày xưa nhà mẹ, biết
man mác buồn mỗi khi đến hè và trống vắng với một tiếng gà khan
gáy ở sau đồi, biết tiếc nuối một mặt bàn lớp học khắc nhỏ chữ
tắt tên người bạn có đôi mắt người sơn tây, biết ngậm ngùi trăn
trở chỉ v́ một tiếng rao hàng
đơn độc đêm khuya... Câu trả lời là âm nhạc miền nam.
“…
Tôi lớn lên theo những con đường đất đỏ bụi mù trời và cây reo
buồn muôn thuở.
…
"tôi muốn mọi người biết thương nhau. Không oán ghét không gây
hận sầu. Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau. Tôi muốn thấy t́nh
yêu ban đầu”…
"cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi, hăy ngước mặt
nh́n đời, nh́n tha nhân ta buông tiếng cười...
(trích nguồn internet)
Đó là những cảm xúc chân thật trong ḷng con người Việt Nam, ai
cũng có. Người Việt Nam không hề vô cảm!
Tôi không khóc. Nhưng nước mắt cứ nôn nôn buồn tuôn chảy khi
nghe bản nhạc “Người Chiến Sĩ Vô Danh”:
(
mờ trong bóng chiều
một đoàn quân thấp thoáng
núi cây
rừng
lắng tiếng nghe h́nh dáng
của người anh hùng
lạnh lùng theo trống dồn
trên khu đồi hoang
in trong
chiều buông.
Ra biên khu trong một chiều sương âm u
âm
thầm chen khói mù
bao oan khiên đang về đây hú với gió
là hồn người nam nhớ thù.
…..
hỡi người chiến sĩ vô
danh..
http://www.lyrics.vn/lyrics/1167-chien-si-vo-danh.html)
Người chiến sĩ Việt Nam đă anh dũng hy sinh bảo vệ đất nước.
Không phân biệt bên này hay bên kia chiến tuyến, họ đều là người
đi bảo vệ tổ quốc một cách âm thầm và chết cũng âm thầm. Cái họ
bảo vệ sau bốn mươi năm chấm dứt chiến tranh nh́n lại th́ không
khác chút nào, tất cả họ đều mong muốn một đất nước Việt Nam
giàu đẹp hạnh phúc và độc lập tự do. Cho nên những người ngă
xuống trong chiến tranh đó đều là những anh hùng liệt sĩ. Họ bảo
vệ đất nước được toàn vẹn lănh thổ, bảo vệ tự do cho đồng bào,
họ không xâm hại đến quyền lợi vật chất và tinh thần người dân.
Và họ đă ngă xuống không ai biết tên tuổi. Tôi thấy bài hát này
Phạm Duy viết không phải để ca tụng riêng cho bên nào cả mà ca
tụng chung những người âm thầm hy sinh v́ tổ-quốc. Người chiến
sĩ ngă xuống trong trận chiến giữ đảo Hoàng-Sa năm 1974 và trận
chiến giữ đảo Gạc-Ma năm 1988 đều giống nhau. Họ là công dân
Việt bảo vệ biển đảo của người Việt, đă chết cho đất nước Việt.
Nghe một bản nhạc, mà rơi lệ được không phải là người vô cảm.
Ngày nay cảm xúc rơi lệ rất hiếm nơi tuổi trẻ, người ta thường
nói thế? Không phải vậy. Họ đă khóc có chọn lọc công khai khi
tưởng niệm chiến sĩ Gạc-ma, khóc âm thầm khi tưởng niệm chiến sĩ
Hoàng-sa. Riêng khóc cho người ngă xuống để bảo vệ biên giới
phía bắc (1979) công khai hay âm thầm cũng chưa phân định rơ tùy
thuộc vào sự chấp nhận của nhà cầm quyền? Những tuổi già như
chúng tôi không như thế. Gặp khóc cứ khóc. Gặp căm hờn cứ căm
hờn, không xin phép. Những mănh đời đau khổ. Những cảnh chia ly
tang tóc đều làm cho quư cụ suy nghĩ rung động và sẻ chia một
cách thoăi mái. Đó là ḷng thương yêu chân thành tự nhiên trong
mỗi con người. Ḷng thương yêu được học và phát triển từ trái
tim chứ không bằng từ ngôn ngữ hay khối óc. Trái tim của tuổi
trẻ hiện nay được nhàu nắn kích động hận thù, dù rằng kẻ thù đă
ra đi khỏi đất nước đă lâu!
Lời dạy bảo hận thù hoặc yêu thương theo định hướng không làm
cho tuổi trẻ nghe theo. Mà họ làm theo chính trái tim họ bảo,
không giáo điều, không h́nh thức, không gượng ép. Người đau họ
cho thuốc, người đói họ cho ăn, người khó khăn họ giúp vượt qua,
người ỷ quyền ức hiếp thế cô họ giận… Họ làm một cách tự nhiên
không đ̣i hỏi ai nhớ, không sợ ai quên. Những việc đó tuổi trẻ
ngày nay ít hơn tuổi trẻ trước đây nửa thế kỷ. Có sống và chứng
kiến thực tế ở hai thời điểm cách nhau 50 năm như vậy mới thấy
rơ điều đó.
Yêu thương và hận thù đều là những mảng cảm xúc của con người.
Nhưng nó đă đưa con người vào hai thái cực khác nhau. Kẻ nuôi
hận thù nh́n người đau khổ họ thấy sung sướng thỏa măn. Người
chuộng yêu thương thấy người đau khổ họ xót xa đau đớn như chính
ḿnh đang chịu.
Sự vô cảm trước nỗi đau của thế hệ ngày nay phải chăng được un
đúc và trui rèn bằng ư chí thù hận? Giết được người lính bên kia
chiến tuyến họ hân hoan được tuyên dương khen ngợi. T́nh cảm con
người không thể chứa đầy 100 % cả hai thứ cùng một lúc (thành
200%). Càng đong đầy thù hận th́ khoảng trống dành cho sự yêu
thương càng ít.
Trong đạo học có dạy, không có bệnh ǵ là không có thuốc trị.
Ghét -nguyên nhân của sự vô cảm- là một cái bệnh có thể trị bằng
thương yêu. Ghét và thương như ánh sáng và bóng tối. Khi ánh
sáng tăng lên th́ bóng tối sẽ lui dần và ngược lại.
Sự vô cảm của con người đă bị xă hội tác động h́nh thành.
-/ Anh chàng Lục-vân-tiên thời @ đă cứu người rồi lại chính bị
người thân của nạn nhân đâm trọng thương vào viện là một ví dụ.
Chắc lần sau anh lục-vân-tiên này sẽ cẩn thận hơn hoặc là chọn
cách bỏ lơ cho người đau khổ gặp nạn v́ con chim bị ná sợ cây
cong.
-/ H́nh ảnh những anh công an đứng ngoài chứng kiến cho bảo vệ
côn đồ tấn công trường, rút sung chỉa ra, bắt c̣ng tay cô giáo ở
B́nh Thuận đă vẽ lên h́nh ảnh đáng sợ cho các cháu kể cả người
lớn tại trường. Công an giúp người thấy rất ít. Mà công an hành
hung thô bạo trấn áp th́ rất nhiều. Công an là bạn dân chỉ c̣n
trên khẩu hiệu. V́ vậy gặp chuyện bất b́nh người ta cũng không
dám giúp đở hay ra tay nghĩa hiệp, v́ sợ. Thử làm một cuộc điều
tra người thân thiện và người sợ công an mà xa lánh cái nào
nhiều hơn?
Bệnh vô cảm con người phải được điều trị như thế nào:
- Chúng ta phải được quyền thương những người đáng thương, phải
được quyền ghét những người đáng ghét, được quyền giận những
người đáng giận. Các quyền này phải được luật pháp bảo vệ.
- Hành động hủy diệt môi trường biển đông có đáng giận không?
Lên tiếng phản đối có phạm pháp không? Kiện formosa đ̣i bồi
thường có tội không? Không! phải không? Những nạn nhân do biển
bị hủy diệt thật đáng
thương, nhưng người ta không dám bày tỏ. Những ai thương và ủng
hộ họ đều bị khép vào tội bị thế lực thù địch xúi giục.!!!
Ngôi sao Đoàn Ngọc Hải Quận I Thành Phố HCM.Một biểu tượng đang
được ca tụng trong dư luận hiện nay. Bên cạnh cái đáng tuyên
dương c̣n có cái đáng phê phán không? V́ quá chú trọng đến cái
được mà quên đi cái mất do Ông Hải đă làm .Ông Hải có làm
tổn hại danh dự lănh đạo quốc gia không?. Ông là một cán bộ kiên
quyết thẳng thắn làm được việc sao gọi là tổn hại. Ông Hải là
một cán bộ dân cử cấp quận đàn em nối tiếp sau chục nhiệm kỳ
trước đó tại Quận Nhứt TP/HCM. Việc ông làm hôm nay càng sáng
bao nhiêu th́ có làm nổi bậc các thế hệ đàn anh chục nhiệm kỳ
trước bất lực bấy nhiêu không? Hiểu theo nghĩa khách quan hơn
việc ông làm giống như ông đă tố cáo chục thế hệ đi trước đă
không biết làm, không dám làm như ông hiện nay? Những thế hệ đó
hiện nay vẫn c̣n sống có thể lên đến cấp trung ương. Chắc quư
Ông ấy cũng thấy xót xa suy nghĩ? Có thấy xấu hổ khi lúc ḿnh
đang lănh đạo quận
Nhứt mà không làm được như ông Hải không? Ông Hải có tát vào mặt
lănh đạo chuyên ngành đương quyền hiện tại TP.HCM là bất lực?.
Đường đường là một vị Phó Chủ Tịch quản lư nhà nước về hành
chánh đi làm trực tiếp việc giải tỏa vỉa hè. Công an trật tự,
quản lư đô thị, chánh quyền địa phương ở đâu? Có cảm thấy ḿnh
thiếu trách nhiệm? Có xấu hổ không khi trách nhiệm của ḿnh mà
ḿnh không làm được đợi đến đích thân ông phó chủ tịch làm thay?
Ông Hải đă làm được việc. Sau khi ông Hải về th́ đâu lại vào
đấy! Sao ta không đào tạo ra nhiều triệu Ông Hải từ 40 năm trước
để cho ông Hải hiện đại không phải ra công dọn dẹp như vậy?
Những điều này,người dân nào cũng thấy, cũng hiểu nhưng có dám
nói không? Không dám v́ sợ cái điều 88 luật h́nh sự sờ gáy.
Không nói nhưng họ có vô cảm không? Không! Tôi cảm ơn ông Hải đă
đem ánh sáng đến cho thành phố và cho cả nước. Mong rằng Ông Hải
có mặt trong mọi lănh vực khác nhứt là trong mặt trận chống cửa
quyền tham nhũng.
Điều trị bệnh vô cảm như
thế nào?
Ta đă hiểu được bản chất của sự việc mà dư luận hiện nay gọi là
vô cảm rồi th́ việc điều trị không ǵ là khó.
-Ta phải được quyền thương những người đáng thương, không cần
xin phép ai.
-Ta phải được quyền giận những người đáng giận, không cần xin
phép ai. Như vậy là ta phải thay đổi cơ chế pháp lư rào cản biến
con người thành vô cảm. Hăy mở cho người có con đường đi đến
chân thiện mỹ.
-Ta phải đào tạo thế hệ trẻ biết thương yêu và thù hận đúng chỗ.
Biết nhận đâu là người ơn, đâu là kẻ thù thật sự. Ta phải thay
đổi giáo tŕnh lịch sử cho các thế hệ trẻ bằng cách dạy đúng sử
Việt.
-Ta phải được quyền tu hành theo đúng luật Đạo dạy, chứ không
phải tu hành theo luật nhà nước. Luật Đạo không bao giờ đối
kháng với luật nhà nước. Luật nhà nước lập trật tự xă hội, lo
phần vật chất chứ không lo cho con người về phần tinh thần. Luật
nhà nước là những chuẩn mực cho mọi công dân phải thi hành để
giữ an ninh xă hội. Vi phạm th́ phải xét xử nghiêm minh.
Luật pháp không cần
nghiêm khắc chỉ cần nghiêm minh. Ai phạm tội như nhau th́
phải bị xét xử như nhau. Công đă được thưởng rồi th́ tội phải bị
trừng trị. Lấy công sau chuộc tội trước th́ xă hội mới hết vô
cảm và tiến lên. Không nên đem công trước chuộc tội sau làm cho
xă hội rối loạn cửa quyền ỷ công khi lịnh mà đi xuống. Cái văn
hóa chịu trách nhiệm của chính ḿnh và chịu trách nhiệm việc
thuộc cấp làm nên phát huy. Tấm gương nữ tổng thống Hàn quốc
chịu hợp tác để cơ quan pháp luật điều tra đă sáng danh là một
nhà nước dân chủ pháp trị. Nếu được như vậy th́ nhà lănh đạo lúc
nào cũng được giúp đở và tăng cường niềm tin cho dân chúng.
- Chúng ta đừng vội lên án con người vô cảm mà hăy lên án xă hội
đă đẩy đưa con người vào con đường vô cảm không có sự lựa chọn.
Để có thể cứu vớt thế hệ sau này trở thành con người không vô
cảm th́ chúng phải được giáo dục bằng người thầy không vô cảm.
Hiện nay có người thầy đó không? Có rất đông, nhưng làm sao phát
huy được họ? Phải có hành lang pháp lư nào dành cho họ? Nếu ai
trả lời được đáp án này là người ơn của xă hội. Nhưng ngược lại
là đối tượng sờ gáy của ngành giáo dục, có thể khép vào tội
tuyên truyền chống phá nhà nước như chơi. Chuyện này chỉ có thể
Quốc Hội mới có quyền và trách nhiệm phải làm. Nếu không làm
khẩn cấp th́ cái bệnh vô cảm di căn vào xương tủy con người quốc
hội phải trả lời trước lịch sử.
Tôi xin đề xuất, hoặc là chỉnh sửa lại điều 88 luật h́nh sự như
sau: Tuyên truyền chống phá cái sai, cái bất cập của nhà nước
được khuyến khích. Hoặc là khuyến khích môi trường giáo dục
ngoài nhà nước. Học ở đâu cũng được, học bổ túc, học vỉa hè, học
đ́nh, học chùa, học trên núi, học trong lúc hành quân cũng được
không phân biệt loại h́nh bằng cấp. Nếu có kiến thức thật sự làm
được bài thi th́ cái bằng cấp phải được xem ngang như nhau. Đừng
phân biệt là chánh qui hay bổ túc.
Kết luận:
Dư luận phê phán sự vô cảm của con người hiện tại là có cơ sở.
Nhưng họ chỉ đang phê phán cái ngọn quên t́m cái góc để điều
trị. Ta phải trả cho trẻ thơ một môi trường trong sáng được bày
tỏ cảm xúc thật sự. Nên chăng ta mở một cuộc thi đua giữa các em
học sinh trong hai hệ
nhà nước và hệ tư nhân quản lư để thấy hai cái sản phẩm thế hệ
được đào tạo theo hai cách khác nhau ấy chất lượng có khác nhau
không? Và khác như thế nào?
Thành Phố HCM, ngày 30 tháng 4 năm 2017
Người Vô Cảm Bất Đắc Dĩ
ĐOÀN MINH THÙY