BẢO CÔ QUÂN DƯƠNG VĂN GIÁO
Thiên Vân
Bảo Cô Quân, là một phẩm chức sắc trong Thập Nhị Bảo Quân của
Hiệp Thiên Đài, có nhiệm vụ bảo tồn sự sống cho nhơn loại và cứu
tế cho người nghèo khổ, giúp đỡ cho kẻ hoạn nạn, bệnh tật.
Bảo Cô Quân đối phẩm với Phối Sư bên Cửu Trùng Đài. Theo tài
liệu huấn luyện Giáo Hữu năm 1972, Thập Nhị Bảo Quân là hội đồng
khoa học thuộc chi thế Hiệp Thiên Đài.
Theo Đức Hộ Pháp, toàn thể Bảo Quân là Hàn Lâm Viện. Mỗi vị có
sở thức sở năng, ấy là điều khác nhau đặc biệt, tỷ như Bảo Huyền
Linh Quân, nghĩa là Thần linh hồn, khác với Bảo Học Quân thuộc
về khoa học hay là thực tế học.
Như vậy, Hàn Lâm Viện Cao Đài là một cơ quan đặc biệt
nằm ngoài Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài, gồm mười hai Viện sĩ
gọi là Thập Nhị Bảo Quân, mỗi vị chuyên môn một ngành, được kể
theo Lời Phê Đức Hộ Pháp như sau:
1.- Bảo Huyền Linh Quân
2.- Bảo Thiên Văn Quân.
3.- Bảo Địa Lư Quân
4.- Bảo Học Quân.
5.- Bảo Cô Quân
6.- Bảo Sanh Quân.
7.- Bảo Phong hoá Quân
8.- Bảo Văn Pháp Quân.
9.- Bảo Y Quân.
10. Bảo Nông Quân.
11. Bảo Công Quân.
12. Bảo Thương Quân.
Nhưng theo Ngài Khai Pháp, trong quyển Chánh Trị Đạo, th́ vị Bảo
Phong hoá Quân được thay thế là Bảo Sĩ Quân.
Bảo Cô Quân là một trong Thập Nhị Bảo Quân dưới quyền chỉ huy
của Giáo Tông và Hộ Pháp, được Đức Chí Tôn phong cho Luật Sư
Dương Văn Giáo vào năm 1935.
Trong Đàn cơ tại Ṭa Thánh, ngày 10 tháng 1 năm Ất Hợi (Dl
13/2/1935), do Hộ Pháp và Tiếp Đạo pḥ loan. Hầu đàn: Chức sắc
Hiệp Thiên Đài gồm: Bảo Thế, Khai Pháp, Khai Đạo, Khai Thế, Tiếp
Thế, Cửu Trùng Đài gồm: Chánh Phối Sư, Chức sắc Thiên phong nam
nữ, và có mặt Luật Sư Dương Văn Giáo, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy
Đức Hộ Pháp và Luật Sư Dương Văn Giáo như sau:
"Tắc! Con nghe Thầy dặn: Con ngày nay đă cầm sanh mạng của
Đạo nơi tay, con lại đủ quyền năng đạo đức với nghị lực tinh
thần, con phải có dạ yêu thương những người vô duyên bạc phước.
Con cầm một cây phướn Chiêu hồn đi đầu Thánh thể của Thầy th́
con phải nhớ đường trường sơn hải, nguy hiểm khó khăn của bước
thiêng liêng là dường nào, rồi chậm chậm dừng chơn đợi đoàn con
dại của Thầy với nghe. Con ráng lấy chút dạ từ bi chở che đứa
bịnh, ấy là con làm ơn riêng cho Thầy đó.
Giáo! Con đặng phong
vào chánh vị Bảo Cô Quân. Thầy cậy con một điều là để hết dạ yêu
thương, binh kẻ hèn, giúp người khổ. Con nắm lưỡi gươm huệ kiếm
đặng dẹp lối chông gai cho Đạo êm đềm bước tục. Ấy là trách nhậm
khó khăn nhưng cũng là phương làm con nên vinh diệu".
Như vậy, kể từ Đàn cơ nầy Luật Sư Dương Văn Giáo được Đức Chí
Tôn phong làm Bảo Cô Quân, một trong Thập Nhị Bảo Quân.
Ông Dương Văn Giáo sinh năm Nhâm Th́n, 1892 (có
sách ghi sinh năm 1894) tại xă Long Châu, tỉnh Vĩnh Long . Thuở
nhỏ ông học tại Vĩnh Long, sau lên Sài G̣n, rồi du học sang
Pháp, đậu Cử nhân luật. Hồi c̣n học ở Paris, ông là bạn thân của
cố thủ tướng Nehru (Ấn Độ). Sau đó ông tập sự Luật sư và hành
nghề Luật sư tại Pháp. Ở đây, ông cùng với Phan Văn Trường,
Nguyễn Thế Truyền tham gia vào các hoạt động yêu nước. Đến năm
1925 ông về Sài G̣n mở văn pḥng Luật sư và cộng tác với các báo
La Lutte, La Clochefêlée, Đông Pháp, Thần Chung, Mai, Dân
Chúng... và cũng là Luật sư đặc trách cho các báo nói trên.
Dương Văn Giáo tuy là người thuộc giai cấp trí thức, cưới vợ
Pháp, theo quốc tịch Pháp, nhưng con người ông luôn giữ lập
trường yêu nước, yêu dân tộc. Tư tưởng nầy được thể hiện qua
những bài viết trên các báo do ông cộng tác. V́ vậy, ông bị thực
dân lưu ư và bỏ tù nhiều lần. Ông chủ trương nguời Việt Nam phải
tự ḿnh đảm đương lấy quyền tự quyết, nhất là người Việt phải
học tiếng Việt ngay từ bậc tiểu học mới mong mở mang dân trí,
dân khí...
Ông Dương Văn Giáo có chân trong Hội Tam Điểm. Hội nầy là tiền
thân của Hội Nhân quyền và dân quyền Pháp, do đó, ông quan niệm
người trong Hội không nên đi xe kéo, hoặc xe xích lô đạp, đó là
tôn trọng nhân cách của người nghèo, nên đối với ông, ông không
khi nào sử dụng những phương tiện đó.
Sau tổng khới nghĩa năm 1945, ông Dương Văn Giáo có mặt trong
hầu hết các tổ chức chống Pháp, nhất là sau ngày Nam Bộ kháng
chiến, được lấy mốc là ngày 23/9/1945, khi các lực lượng quân sự
Việt Nam chống lại việc Pháp tái chiếm Nam Bộ. Các lực lượng
kháng chiến rút khỏi Sài G̣n, ông được một số người Pháp "mới"
(tức phe De Gaulle) ủng hộ thành lập một chính phủ có tên Chính
phủ lâm thời Quốc dân Việt Nam. Chính phủ này lúc ấy chỉ c̣n
trong bóng tối (ngày 24/9/1945) chưa hoạt động được ǵ. Sau đó,
ông bị kẻ lạ mặt ám sát chết ở Chợ Lớn vào hạ tuần tháng 9 năm
1945.
Từ khi được thọ phong phẩm Bảo Cô Quân năm 1935, ông Dương Văn
Giáo ít khi về dự Đàn cúng tại Ṭa Thánh, cho nên Hội Thánh chưa
có quy định về vị trí đứng và bộ Đại, Tiểu phục của Bảo Cô Quân
khi hầu cúng Đàn Đức Chí Tôn tại Ṭa Thánh.
Măi đến ngày 15 tháng 11 năm Tân Hợi (Dl 1/1/1972), hồi 20
giờ, tại Cung Đạo Đền Thánh, pḥ loan: Hiến Pháp - Khai Đạo. Hầu
đàn: Bảo Đạo, Hiến Đạo, Đầu Sư, chư Chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu
Trùng Đài, Phước Thiện và toàn đạo nam nữ. Hầu bút: Truyền Trạng
Lê Minh Khuyên, Giáo Hữu Thượng Tám Thanh.
Ngài Hiến Đạo bạch hỏi Hộ Pháp: Cầu xin Đức Ngài phong vị
chính thức cho 3 vị Bảo Quân.
Đọc danh sách:
- Trương Kế An, đắc phong Bảo Y Quân.
- Nguyễn Văn Lộc, đắc
phong Bảo Học Quân.
- Đặng Văn Dắn, đắc
phong Bảo Nông Quân.
Ngài Hiến Đạo bạch: Cầu xin Đức Ngài chỉ giáo về sự đối phẩm
và tiểu phục của chư vị Bảo Quân.
- Đối phẩm Phối Sư. Tiểu phục cũng sửa lại c̣n một Thiên
Nhăn như Hộ Đàn.
Ngài Hiến Đạo bạch: Xin Đức Ngài chỉ định chư vị Bảo Quân
đứng cúng chỗ nào?
- Bảo Quân đứng hai bên tả hữu dưới cấp bực của Hiệp Thiên,
như có một th́ đứng bên Chi Thế.
Như vậy, Đạo phục của Bảo Cô Quân vẫn có hai bộ:
Đại phục: Áo tràng trắng như Thời Quân, đội Nhựt Nguyệt Mạo,
giống như các chức sắc Hiệp Thiên Đài, ngay giữa măo, có thêu
một Thiên nhăn Thầy.
Tiểu phục: như Hộ Đàn
Pháp Quân, nghĩa là áo tràng trắng, đầu đội măo Tam Quang không
có thêu, nhưng có một Thiên nhăn ngay giữa.
Chơn đi giày Vô ưu cũng
bằng hàng trắng.
Thiên Vân
(01/08/2020)