Vũ Khí Trời Ban cho Con Người:
Trí khôn ngoan
Cuộc chiến chống vi rút vô h́nh hiện nay làm cho tôi nghĩ đến
một vấn đề tưởng chừng như không thể xảy ra được, vậy mà nó vẫn
xảy ra. Vô h́nh chứ không phải là hư vô. V́ thế, đừng tưởng to
xác hung bạo mà ỷ thế lấn át kẻ yếu.
Trong thời gian đầu sau ngày thống nhứt đất nước, ngài Bảo Đạo
Hiệp Thiên Đài Hồ Tấn Khoa có nhiều bài giáo huấn rất ư nghĩa.
Trong đó tôi tâm đắc nhứt là bài thuyết đạo ngày 09 tháng giêng
năm Mậu Ngọ (dl 15-02-1978). Ngài thuyết về Trí Khôn của loài
người. Càng đọc tôi càng thấm thía. Nhờ đó mà tôi có được nền
móng cơ bản hiểu thế nào Đạo. Từ đó vững tâm gắn bó với Đạo
nhiều hơn. V́ không có bản gốc của bài thuyết Đạo. Tôi xin đánh
máy lại theo nguyên văn bản sao của Hiền huynh Lễ Sanh Ngọc Hoá
Thanh, Đầu Tộc Đạo Chợ Mới, Châu Đạo An Giang trong một lần có
duyên gặp mặt. Nay xin cống hiến cho quư bằng hữu quan tâm tham
khảo:
Dương Xuân Minh
*************************
BÀI THUYẾT ĐẠO CỦA NGÀI BẢO ĐẠO
QUYỀN CHƯỞNG QUẢN HIỆP
THIÊN ĐÀI
(đêm 9 tháng 1 năm Mậu Tuất. dl 15-02-1978)
Kính bạch Hội Thánh,
Kính thưa chức sắc Thiên Phong lưỡng phái,
Kính thưa Chức Việc và toàn Đạo nam nữ.
Hôm kỳ đàn tất niên, tôi có đề cập sơ qua với quí vị rằng Đức
Chí Tôn khai Đạo kỳ này là để mở cơ cứu khổ.
Chữ khổ là đề mục của trường thi để lập Hiền, Thần, Thánh, Tiên,
Phật. v́ thế nên các bậc:
“HIỀN v́ thương đời mà
đoạt cơ Tùng Khổ.
THẦN v́ thương đời mà lập cơ Thắng Khổ
THÁNH v́ thương đời mà dạy cơ Thọ Khổ
TIÊN v́ thương đời mà bày cơ Thoát Khổ
PHẬT v́ thương đời mà t́m cơ Giải Khổ.”
(Diễn Văn-Đức Hộ Pháp)
Và hôm nay, Đức Chí Tôn cũng v́ thương đời mà mở cơ Cứu Khổ.
Thử hỏi do đâu mà nhơn loại từ cổ chí kim lúc nào cũng cho cuộc
đời là khổ?
Âu cũng là định mạng của cơ tạo đoan đă sanh ra muôn loài vạn
vật, trong đó có con người. Mỗi sắc loài đều có vật bảo vệ kỳ
thân riêng biệt như nanh nhọn,
vuốt bén, sừng cứng, cánh bay, chân chạy lẹ, da dày, lông
ấm, mỗi mỗi đều có phương tiện khác nhau.
Chỉ có con người là sanh ra mảnh thân yếu ớt, không nanh nhọn,
không vuốt bén, không sừng cứng, không cánh bay, không da dày,
không lông ấm, thiếu hết cả phương tiện bảo vệ kỳ thân.
Đă vậy, các vật sanh ra biết chạy biết nhảy, biết kiếm ăn ngay.
Loài nào có chậm trễ th́ cũng năm mười ngày hay nửa tháng th́
cũng biết chạy biết đi biết bay. Chỉ có con người sanh ra phải
chịu mảnh thân yếu ớt. Trót cả đôi năm trời mà có khi c̣n chưa
đủ sức tự bảo kỳ thân.
V́ thế con người sinh ra trước tiên phải chịu khổ hơn muôn loài
vật khác nên mới mang tiếng khóc ban đầu mà ra. Nhưng luật thiên
nhiên công b́nh của tạo-hoá đâu có lẽ xử bất công với loài người
như vậy sao?
V́ thiếu xót về phần sức khoẻ và phương tiện vật chất để tự bảo
kỳ thân nên quyền thiêng liêng tạo-hoá đă ban cho người một điểm
linh quang đặc biệt là sự khôn ngoan. Lấy lư trí của ḿnh chẳng
những để bảo vệ kỳ thân mà c̣n chinh phục đặng mọi trở ngại khó
khăn, để tạo cho ḿnh một nếp sống ngày càng thoải mái vinh
quang rực rỡ.
Từ lúc xuất hiện trên mặt thế này, con người với lư trí trời ban
tự kiếm lá che thân trần lỗ, phải kiếm hang để núp mưa núp nắng,
kiếm gậy gộc để làm khí cụ tuỳ thân. Đời sống lúc đó kể ra rất
khổ sở, nhưng với lư trí của ḿnh con người phải liên tục chống
lại cảnh khổ và từ đời này đến đời khác con người vẫn nhờ đến sự
tích luỹ. Trí khôn của kẻ trước giúp người sau để nâng cao đời
sống của ḿnh.
Do đó con người từ khi xuất hiện nơi mặt thế này với một tấm
thân trần lỗ mà ngày nay nhờ trí khôn ngoan đă trở thành chúa tể
của muôn loài vạn vật. Sử dụng sức lực của ḿnh, lấy thiên nhiên
phục vụ cho đời sống của ḿnh, lập thành cơ tấn hoá của nền văn
minh vật chất.
Thật ra với sự tiến bộ không ngừng, con người đă tạo ra cho ḿnh
một nếp sống rất cao về mặt vật chất, nhưng vẫn chưa thoát khỏi
khuôn luật tương phản của thiên nhiên là trong mỗi sự việc hay
hành động của con người đều có hai khía cạnh đối nhau: có mặt ắt
có trái, có nên ắt có hư, có trắng ắt có đen, có dữ ắt có hiền,
có tà ắt có chánh, có thành ắt có bại…
V́ lẽ đó mà lư trí con người, một lưỡi gươm hai bề có sắc bén.
Nó giúp con người thành công kể như đến mức tuyệt đỉnh về mặt
vật chất hữu h́nh, nhưng trái lại về mặt tinh thần không đặng
tiến triển đồng một nhịp với vật chất. V́ trái lại con người
tưởng rằng nâng cao vật chất là hết khổ nhưng rốt cuộc vẫn chưa
thoát khỏi cảnh khổ. Nào ngờ lư trí đó trong khi thoả thích
những nhu cầu về vật chất lại kích thích theo thú tánh hay phàm
tâm con người về lục dục thất t́nh, nuôi dưỡng, tăng trưởng tánh
ích kỷ tham lam, muốn trả lợi về phần ḿnh cho thiệt nhiều, mặc
kệ ai thiếu thốn, gây cảnh mạnh đặng yếu thua, lại c̣n bóc lột
giết hại người là khác.
Do đó trong xă hội loài người mới biến sanh ra tranh giành với
nhau v́ miếng đỉnh chung, v́ quyền, v́ danh, v́ lợi mà xă hội
sống bộ lạc cho đến ngày thành lập quốc gia tân tiến vẫn tranh
giành với nhau. Nhứt là về quyền lợi, gây cuộc chiến tranh này
hết rồi tiếp gây cuộc chiến tranh khác tạo khổ cho nhau bao xiết
kể, làm cho vấn đề tứ khổ của Phật Thích Ca dường như bị phủ lấp
bởi cảnh khổ triền miên do lư trí con người tự tạo cho ḿnh
không khác để đưa con người đến cuộc đại chiến tranh tàn khốc
với những vũ khí nguyên tử hạt nhân tối tân giết người hàng loạt
cách xa muôn dặm để tận diệt lẫn nhau. Để đạt được mục đích con
người có thể không từ một thứ thủ đoạn xâm phạm kể cả bằng vũ
khí bị cấm là sinh học hoá học…
Ôi con người, ôi nhân loại! Ôi trời đă ban cho người một vũ khí
sắc bén cả hai bề để cho con người làm cho ḿnh hết khổ. Nhưng
v́ không biết sử dụng nó một cách khéo léo nên vẫn đeo đay cái
khổ vào thân từ ngàn xưa đến nay. Cũng v́ ḷng ái tuất thương
xót nhơn sanh sống trong cảnh khổ triền miên mà các bậc HIỀN,
THẦN, THÁNH, TIÊN, PHẬT mỗi bậc đều t́m cho người một lối thoát
nhưng con người vẫn nặng mang phàm chất không trọn tuân theo nên
cảnh khổ vẫn c̣n thêm khổ.
V́ thế Đức Hộ Pháp vẫn c̣n phải than:
“Cái khổ của phận làm
người, ai không c̣n ghê sợ, ngặt ghê sợ lại vong phế, chẳng trọn
đạo làm người. Hại nỗi cái khổ của đời lại c̣n gây thêm lắm điều
tăng khổ. Đời càng khổ phận càng gây, đời càng hay càng gây thêm
nỗi khổ.”
Do đó các bậc HIỀN, THẦN, THÁNH, TIÊN, PHẬT đều cho cuộc đời là
bể khổ và t́m lối thoát cho đời hết khổ. Nhưng con người không
chịu tuân hành nên vẫn đeo mang cái khổ. Hôm nay, Đức Chí Tôn mở
Đạo Kỳ ba này là để cứu khổ cho nhơn sanh. Vậy thử hỏi
Đức Chí Tôn là vô h́nh sẽ dùng biện pháp ǵ để cứu khổ
cho nhơn loại ra khỏi cảnh khổ?
Đức ngài chỉ đưa ra điều kiện đơn giản là muốn hết khổ và được
hưởng cảnh thanh b́nh hạnh phúc th́ con người phải chịu thiệt
hành mấy điều như sau: “BÁC ÁI, CÔNG B̀NH, SỐNG VỊ THA KHÔNG VỊ
KỶ, QUÊN M̀NH PHỤC VỤ CHO NGƯỜI.”
Các tôn giáo xưa mặc dầu ngôn ngữ khác nhau chớ chủ yếu cũng dạy
bao nhiêu đó nhưng con người vẫn không chịu dứt bỏ cái khổ của
ḿnh lại c̣n gây thêm lắm điều tăng khổ. Các bậc HIỀN, THẦN,
THÁNH, TIÊN, PHẬT đă khuyên lơn hết sức mà tánh lỳ của con người
vẫn không làm theo, cứ việc đâm đầu
vào cảnh khổ không sao ra khỏi, v́ thiếu t́nh thương và
tinh thần hy sinh
phục vụ thiệt hành câu “mỗi người v́ mọi người, mội người v́ mọi
người.”
Vậy đức Chí Tôn khai đạo kỳ ba này định mở cơ cứu khổ. Nhưng Đức
Chí Tôn là vô h́nh th́ đức Ngài mới làm sao đến trị cái bịnh lỳ
của nhơn loại đặng đưa con người ra khỏi cảnh khổ mới gọi là cứu
khổ?
Trong bài kinh Phật Mẫu chúng ta thấy câu: “Diệt
h́nh tà pháp. Cường khai đại đồng.” Với ư nghĩa chữ
CƯỜNG trong câu kinh này nếu con người c̣n măi lỳ th́ Ngài sẽ
dùng biện pháp mạnh để trị chứng bịnh lỳ này. Vậy biện pháp mạnh
nào trị nỗi bịnh lỳ ấy mà từ ngàn xưa chưa ai trị nổi?
V́ Đức Chí Tôn là vô h́nh, biện pháp mạnh đó đức Chí Tôn có nói
: “mượn
thế toan phương giác thế.”. Nếu con người cứ măi lỳ
không chịu gội rửa phàm tâm tục tánh thiệt hành chơn pháp của
Đạo là sống vị tha, không vị kỷ th́ Đức Chí Tôn sẽ chuyển thế
bằng cách để cho con người đem hết lư trí của ḿnh dùng vào việc
tàn sát lẫn nhau, đưa cảnh khổ đến mức tuyệt đỉnh mà con người
không sao chịu nổi rồi phải tự tỉnh ngộ quay đầu hướng thiện.
Thay v́ tranh giành nhau bă vinh quang, mùi phú quí để sát hại
lẫn nhau đi đến cơ tận diệt mà không giải quyết được mọi vấn đề
nhơn sự nào th́ chừng đó nhơn loại mới biết thức tỉnh, biết
thương yêu nhau, chia sớt nhau để cùng chung hưởng của cải trên
thế gian này của Trời ban chung cho nhơn loại.
Đó là biện pháp hồng oai của Đức Chí Tôn đang dùng để thức tỉnh
loài người.
Bên cạnh hồng oai, Đức Chí Tôn cũng v́ đức háo sanh nên cũng có
biện pháp hồng-từ cho những đứa con biết nghe theo lời dạy nâng
cao tinh thần đạo-đức theo như câu: “Tạo
đời cải dữ ra hiền. Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí-Tôn.”.
Lấy độc trị độc, lấy dữ trừ dữ, lấy hiền đăi hiền. Rồi đây thế
cuộc thế giới sẽ cho mọi người thấy rằng: Người tàn bạo sẽ do
người người tàn bạo giết lẫn nhau đúng với khuông luật VAY VAY,
TRẢ TRẢ với nhau gây cảnh chết chóc tạo một cảnh khổ chưa từng
có bao giờ. Không chịu nỗi chừng đó sẽ có một biến chuyển lạ
thường trong tâm trí con người. Lấy lư trí của Trời ban cho
giục tỉnh tâm linh thấy rơ đâu là cảnh khổ đâu là nơi
hạnh phúc. Con người khi ấy mới cương quyết: “Nắm
cây huệ kiếm gươm thần. Dứt tan sự thế nợ trần từ đây.”và
phải chịu cúi đầu cải dữ ra hiền chấp thuận cuộc đời mới sống
trong hoà b́nh hạnh phúc. Những phần tử nào quá lỳ lợm không
chịu cải thiện sẽ bị bánh xe tiến hoá đào thải. Chỉ c̣n lại
những kẻ hiền đức được dưới sự bảo che của quyền năng vô biên
của Đức Chí Tôn.
Chúng ta v́ ḷng tín ngưỡng nơi Đức Chí Tôn nên tự ḿnh đem thân
vào cửa Đạo. Hằng ngày mỗi người đến giờ lễ bái đều có
đại-nguyện dâng trọn Tam-Bửu của chúng ta lên cho Đức Chí-Tôn và
các Đấng Thiêng-Liêng trọn quyền sử dụng. Vậy chúng ta phải làm
sao đây cho xứng đáng là môn đệ thầy Trời?
Đức Chí-Tôn hằng nói là : “gieo hột thánh-cốc trong tray chúng
ta phơi phong cho tốt cho cả chúng sanh đến lănh về
gieo trồng ra khắp ngũ châu.”. Vậy hột thánh-cốc là ǵ? Ở
đâu? Hột thánh-cốc đó là tinh thần đạo-đức của mỗi chúng ta biết
thiệt hành lời dạy Bác Ái và Công-B́nh sống chung nhau t́nh
huynh đệ đại-đồng, không c̣n của riêng ai mà chỉ là của chung
chia đau sớt khổ, chia cơm sẻ áo với nhau để làm gương mẫu cho
đời soi chung. Có vậy người khác mới dám thỉnh hột Thánh Cốc về
mà gieo trồng thêm ra.
Nếu chúng ta c̣n nặng chất phàm không trau giồi đặng chất Thánh
cho thanh cao th́ không sao tránh khỏi bánh xe tiến-hoá đào
thải.
Đừng tưởng rằng ḿnh vô trong cửa Đạo, hoặc thọ phong-chức sắc
là sẽ được cứu rỗi. Nếu ḿnh c̣n ham quyền háo danh, vụ lợi, coi
áo măo trọng hơn đao-đức, coi chất Thánh nhẹ hơn chất Phàm th́
ḿnh cũng bị đào thải như ai kia vậy, không sao tranh khỏi.
Nhơn sanh vốn đă khổ nhiều rồi. Chúng ta phải liệu sao đây để
giải khổ và cứu khổ cho nhơn sanh và đồng thời lập vị thiêng
liêng cho ḿnh?
Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Bảo Đạo HTĐ HỒ TẤN KHOA.
==========================
SAO Y NGUYÊN VĂN
Tộc Đạo Chợ mới, ngảy 8 tháng 3 năm Mậu Ngọ.
(dl 14-04-1978)
Đầu Tộc Đạo Chợ Mới.
Lễ Sanh Ngọc Hoá Thanh