BÀI THI TỐT NGHIỆP THẮNG KHỔ
Ai đậu? Ai rớt?
Lê Công Chánh
*****
“Chữ Khổ là để mục của
khoa học trường đời, phẩm vị Hiền-Thần-Thánh-Tiên-Phật là ngôi
vị của trang đắc cử.” (trích Diễn văn ĐHP)
Nên:
“Phật v́ thương đời mà t́m cơ giải khổ.
Tiên v́ thương đời mà bày cơ thoát khổ.
Thánh v́ thương đời mà dạy cơ thọ khổ.
Thần v́ thương đời mà lập cơ thắng khổ.
Hiền v́ thương đời mà đạt cơ tùng khổ.”
(trích Diễn văn ĐHP)
Năm phương cách luyện thân đó của Ngũ-chi Đại-Đạo mà Đức Chí Tôn
dạy để cho chư môn đệ tự lập vị ḿnh. Điều cốt yếu dù đang thực
hành ở cấp nào: tùng-khổ, thắng-khổ, thọ-khổ, thoát-khổ hay
giải-khổ; mọi môn đệ của Chí Tôn đều phải giữ trọn tín vật để về
tŕnh diện với Thầy. Tín vật này
là lời cam kết đă hứa trước Thiên-nhăn Thầy lúc nhập môn
cầu Đạo. Đó chẳng phải ǵ xa lạ, ấy là lời minh thệ đó vậy:
“Từ đây biết một Đạo Cao
Đài Ngọc Đế chẳng đổi dạ đổi ḷng, hiệp đồng chư môn đệ ǵn luật
lệ Cao Đài, như sau có ḷng hai th́ thiên tru địa lục.”
Các môn đệ của Đức Cao Đài Ngọc Đế, đều phải qua sự thử thách
khảo dượt theo mức độ xem, có giữ được lời minh thệ,
hay xiêu ḷng thối chí
mà lui chân thối bước? Mỗi lần khảo dượt là một lần gặp khổ.
1/- Thế nào khổ?
Để biết ai đă thắng được nó, cũng nên t́m hiểu thế nào là cái
khổ. Tôi tạm mượn khái niệm: Khổ tự nhiên và khổ nhân tạo.
Khổ tự nhiên:
Theo Phật giáo, trót đă sanh làm người trên cơi thế này ai cũng
phải chịu trong ṿng tứ-khổ đó là sanh-lăo-bệnh-tử. Bốn cái khổ
này không ai tránh khỏi. Vua cũng bị, Quan thượng đẳng, hạ đẳng
đều bị, thứ dân hạ tiện cũng bị. Nên mọi người vui ḷng chấp
nhận cái khổ không thể tránh khỏi này. Với lư trí Trời ban cho,
bậc nguyên nhân trí dơng có thể t́m cho con người những phương
thức giảm bớt phần nào nỗi khổ tự nhiên. Có một tư tưởng gia ước
rằng: Nếu trên đời chỉ có tứ-khổ thôi th́ cuộc đời sẽ là hạnh
phúc biết mấy! Song song c̣n một cái khổ khác.
Khổ nhân tạo:
Đây là cái khổ do con con người tự tạo nên, nó rất đáng sợ của
cuộc đời con người phải gánh chịu. Nó không có qui luật, biến
hóa muôn h́nh vạn trạng, đến bất cứ lúc nào không lường trước.
Con người v́ đánh mất sự thương yêu nên đă làm khổ với nhau: Vua
làm khổ dân; Dân làm khổ vua. Chồng làm khổ vợ; vợ làm khổ
chồng. Cha làm khổ con; con làm khổ cha. Bằng hữu làm khổ nhau.
Kẻ trí người ngu làm khổ nhau. Kẻ hiền người dữ làm khổ nhau. Kẻ
thế cô người quyền lực làm khổ nhau. Mua gian bán lận, mua đủ
bán thiếu là những việc làm gây khổ cho nhau. v.v. đó là v́
người ta đă bỏ đi bài học của
luật-thương-yêu và
quyền-công-chánh.
Trong tất cả các khổ nhân
tạo, cái lớn nhứt là bị buộc phải phản bội lời minh thệ, thay
đổi tín ngưỡng; nói khác hơn là thay ḷng đổi dạ :“ḷng
hai”.
Kiểm lại sử Đạo, sau giai đoạn Đạo Lịnh 01 (1979) ra đời,
Chức-sắc, Chức-việc và Đạo-hữu đều phấn đấu vượt qua thử thách
dễ dàng. Vẫn làm việc nhơn nghĩa, vẫn lễ bái, cúng tế hành lễ
cầu siêu cho người quá cố như thường. Kẻ gây khổ tưởng giải thể
hành-chánh-đạo th́ sẽ hết ai dẫn dắt, tín đồ sẽ nản ḷng thối
chí, sa ngă bỏ Đạo. Tuy nhiên, dù có thay đổi được danh từ, họ
không thể làm cho Đạo tiêu vong, những môn đệ ngoan của Chí Tôn
vẫn giữ được ḿnh. Kẻ gây khổ bèn nghĩ ra phải nâng cấp việc gây
khổ lên một h́nh thức mới, tinh vi hơn.
Không gây khó về vật chất cho Đạo được nữa, họ cho Đạo được rộng
mở thoải mái nhưng với cách thức dùng luật-pháp lễ-nghi,
tổ-chức, phong-thưởng trừng-phạt đều khác. Tất cả đều có đủ
nhưng hoàn toàn trái ngược luật pháp của Đạo đă được thành lập
từ lúc ban sơ. Hay nói khác hơn họ lập một Đạo Cao Đài giả tướng
thay cho mối chơn Đạo của Chí Tôn để nhơn sanh dễ lầm lẫn sa
vào.
Nhờ luật pháp, nhờ Thánh ngôn, nhờ lời dẫn giải của Chức sắc mà
các Chức việc và Đạo hữu đă nhận chân đâu là Chánh đạo của Chí
Tôn, đâu là đạo nhái của bàng môn tả đạo lập thành mà chọn cho
ḿnh con đường đúng về với Từ Phụ. Đạo vô h́nh đă ăn sâu vào tâm
thức máu thịt mọi tín đồ không quyền lực nào cấm đoán được dù đă
cố ư thay đổi phần hữu h́nh.
2-/ Tùng và Thắng khổ như thế nào?
Khi người ta gặp khổ mà vẫn giữ được lập trường, tiết tháo khí
phách của ḿnh, sống ḥa-đồng nhưng
không ḥa-tan ḿnh vào cơ gây khổ th́ gọi là
tùng khổ. Giúp được
những người đồng môn tùng được khổ là
thắng khổ.
Nền Đạo Đại của Chí Tôn, có lúc thăng, lúc trầm, lúc thạnh lúc
suy. Lúc thăng, lúc thạnh, người ta thi đua lập công. Lúc trầm
lúc suy, người ta thi đua rèn luyện sức chịu đựng để vượt qua
mọi thử thách. Lúc nào ta cũng có thể lập vị lập công được theo
hoàn cảnh lúc ấy, không một phút lơ là ṃn mỏi.
Đă vào cơ thử, các thí sinh không thể sung sướng b́nh thường mà
phải qua một hoặc nhiều cơn sóng gió để kẻ hành giả buộc phải
lựa chọn một trong hai con đường chánh-pháp và thất pháp.
Chưa dám lạm bàn đến đức hạnh của người thọ-khổ, Thọ khổ là chịu
khổ, những người này v́ chấp nhận cái điều tăng khổ mà phải hy
sinh tánh mạng, trong chiến tranh, trong ngục tù… Mọi việc làm
của bậc thọ-khổ đều được thiêng liêng soi xét ghi nhận và phong
Thánh lưu dấu lại cho hậu thế biết để tôn kính, học hỏi mà thôi.
Thật sự họ đă đạt được hạnh của Thánh nhân rồi.
Hôm nay trong bài viết này tôi chỉ đặc biệt t́m hiểu việc làm,
đức hạnh và nhiều đức tính khác của môn đệ Chí Tôn đă thắng khổ,
cái hạnh của bậc Thần và ṭng được khổ hạnh của bậc Hiền.
Trước khi trải qua cơn khảo dượt để thắng nó, con người phải thi
đậu vượt qua được bài thi tùng-khổ - cung cách của bậc Hiền đứng
đầu trong ngũ-chi Đại Đạo.
Ư nghĩa ṭng-khổ thường bị kẻ cơ hội giải thích sai. Như trên đă
bàn, dầu cho đang học hạnh nào trong năm bậc ngũ-chi, mọi môn đệ
của Chí Tôn đều phải giữ cho được tín vật đă hứa. Ṭng khổ có
nghĩa là khổ có đẩy đưa ta đến đâu nếu ta không đủ sức chống cự
lại nó th́ ta ch́u theo đến đó, không than van, không buông tay
cho xác hồn trôi treo ḍng nước đời cuốn trôi. Dù cho bị cuốn đi
vẫn phải nắm thật chặt
tín-vật trong tay cho c̣n.
Những ai khi c̣n giữ tín vật lời minh thệ, dù cho vật đổi sao
dời vẫn không thay đổi đó mới thật là ṭng khổ. Có những người
buông trôi cho ḍng đời trong cơn lốc nghiệt ngă, trong tay
không c̣n giữ vật ǵ làm tin, rồi về gặp cha mẹ thiêng liêng tay
trắng cũng cho là ḿnh đă v́ sự bắt buộc không thể chống nên
ṭng theo cái khổ. Ṭng đó là ṭng mất vốn.
Ṭng nhưng vẫn giữ được
vốn mới là bậc Hiền.
Khi cái khổ xuất hiện, người ta chưa thể dẹp được nó th́ chấp
nhận sống chung với nó gọi là ṭng khổ. Có người cố ḿnh bảo vệ
chính ḿnh, tay vẫn nắm chặt tín vật đă hứa với Chí Tôn Từ Phụ
nên phải ít nhiều tổn hại về tinh thần và thể chất. Có người
chọn buông tất cả tín vật… để được thoải mái, sống yên, và c̣n
có nhiều quyền lợi khác v́ không mất ǵ cả.
Thời kỳ hưng thịnh, vàng son nhứt của Đạo Cao Đài là cái thời
được nhà cầm quyền công nhận pháp-nhân bằng hiến-chương của Đạo
được phù hợp nhứt với Pháp Chánh Truyền và pháp-luật Đại Đạo. Đó
là thời gian 12 năm từ 1965 đến 1977, theo hiến chương 1965. Lúc
ấy tinh thần và thể chất của cả nền Đạo của cả Chức Sắc, Chức
Việc và Tín Đồ như đang trong mùa xuân tươi mát, khí hậu ấm áp
ôn ḥa… ai cũng thấy hạnh phúc và ai cũng có cơ hội để lập công
lập vị. Đạo quyền được đời tôn trọng triệt để. Tức là không gặp
một mảy may khổ sở khi làm nhiệm vụ của Chí Tôn. Lúc đó con
người môn đệ Chí tôn không gặp bất cứ thử thách nào nên không có
dịp đem tài năng, trí lự, dũng cảm ra thi thố để gọi là chinh
phục cái khổ theo từng đẳng cấp. Thời u ám nhứt của Đạo là thời
được nhà cầm quyền công nhận pháp-nhân nhưng phải bỏ Pháp Chánh
Truyền. (Xin nói rơ hơn
để tránh ngộ nhận: Đa số người Đạo mới kém hiểu thường cho rằng
Hiến Chương 1965 là Hiến Chương của chế độ củ. Thật ra không có
chế độ nào soạn Hiến Chương cho Đạo, mà chỉ ra quyết đinh công
nhận Hiến Chương của Đạo. Chế độ củ công nhận H.C của Đạo bằng
sắc lịnh số 03/65; Chế độ cách mạng công nhận H.C của Đạo bằng
quyết định số 10-1997).
Ở một mức cao hơn, cái khổ khi không làm cho người trong cuộc
thay đổi lung lạc, thối chí. Chẳng những tự bảo vệ được chính
ḿnh mà c̣n bảo vệ được nhiều chư bằng hữu khác khỏi mất tín vật
đă cam kết. Họ không cần bám víu vào đâu vẫn đứng vững trên đôi
chân, không dựa vào thế lực để bảo vệ cho ḿnh, cho đồng môn của
ḿnh, như vậy là người thắng khổ.
3/- Bài thi trực tiếp khảo dượt.
Đến năm 1997 họ thay đổi không gây khó khăn cho Đạo, ngược lại
cho phép Đạo rộng mở tự do thờ cúng lễ bái nhưng với một điều
kiện là phải không tùng Pháp Chánh Truyền và phải để cho Đài
Hiệp Thiên phụ thuộc vào quyền lực sai khiến của Cửu Trùng Đài…
Kể từ đây, Đạo Trời có ba Đài đă bị thúc phược. H́nh thể ba Đài
tượng trưng cho Tam Bửu của Chí Tôn không c̣n c̣n nữa!
Với một Tôn Giáo mới khai sinh không có một chút ǵ là của Chí
Tôn đă dạy từ thử, họ chỉ mượn duy nhứt phẩm tước và áo măo
trong Pháp Chánh Truyền mà thôi. Không phải mọi tín đồ trước đây
của Cao Đài đều nghiểm nhiên là tín đồ của Đạo mới này. Ai muốn
tu vô Đạo này th́ phải xin hợp thức hóa, thay Sớ Cầu Đạo mới.
Nói trắng hơn là phải
đăng kư, nếu không th́ không được Đạo mới nh́n nhận v.v…
Từ đó (1997) nhơn sanh phải đứng trước một ngă ba phải chọn lựa.
Một là gia nhập vào mối Đạo mới tức là từ bỏ lời minh thệ. Hai
là vẫn giữ nguyên toàn vẹn luật pháp đă dạy từ tước mà thi hành,
để hy vọng một ngày, Hội Thánh của Chí Tôn phục hồi quyền Đạo..
Nên cũng từ đấy Đạo Cao Đài ở Tây Ninh có hai hướng đi hoàn toàn
khác nhau người ta quen gọi là
Đạo cũ và
Đạo mới.
Đạo mới chiếm hết tất cả các tài sản vật chất của Đại Đạo, kể cả
đất chôn người chết cũng chiếm trọn.
Không phải phân ra Đạo mới Đạo cũ là mọi người được yên. Họ
không để cho người ta có quyền chọn tín ngưỡng của ḿnh. Ai
không xin hợp thức hóa th́ chết không cho chôn đất Cực Lạc Thái
B́nh. Những ai không tùng th́ cho là chống đối, mọi lễ nghi cúng
kiến đều bị cấm đoán. Với cái quyền “Tự do tín ngưỡng” pháp định
người tín đồ vẫn tiến hành các nghi thức cúng tế theo truyền
thống. Nhưng tất cả đều bị hành hung phá rối.
Đạo mới được dễ dàng rộng răi bao nhiêu th́ Đạo cũ bị trói buộc,
khó khăn bấy nhiêu. Trước sự kiện đó người tín đồ bị phong ba
băo táp lần nữa. Dù khổ nhưng họ vẫn cam chịu, cốt sao c̣n giữ
được tín vật khi thoát xác về tŕnh với Thầy Mẹ thiêng liêng.
Tức là không để cho thất thệ.
Cũng có người thiếu đức tin, v́ một chút lợi quyền riêng tư đă
một lần nữa buông tay chạy theo đạo mới. Đa số đều c̣n giữ được
tâm trung với Hội thánh và hiếu Chí Tôn Phật Mẫu. Đó là những
người ṭng được khổ để giữ ḿnh. Họ xứng đáng đắc đạo bậc Hiền.
C̣n những Chức sắc Chức Việc chẳng những đă giữ được ḿnh mà c̣n
lo bảo bọc giúp đỡ cho các anh em tỷ muội khi hữu sự. Những
người này cái khổ không làm họ khuất phục quỵ ngă. Họ đă thắng
khổ xứng đắc đạo bậc Thần.
4/ Kết luận:
Đạo có khi gặp phải sóng gió để thử thách chư môn đệ. Bao nhiêu
người v́ sợ khó ngại khổ đă buông lời minh thệ thả trôi theo
ḍng nước cuốn, không một chút nghị lực đấu tranh ǵn giữ. Đến
khi thoát xác họ tự kiểm bản thân, họ không đứng vào bậc nào của
năm cấp từ ṭng khổ đến giải khổ? Họ mang áo măo nhưng không
ṭng được khổ th́ bậc Hiền cũng không đạt. Con số này rất đông.
Mười phần hết tám. C̣n lại hai chịu đắng cay khổ sở mất mát rất
nhiều về vật chất lẫn tinh thần. Hiện họ đă ṭng và thắng được
khổ.
Như vậy, mới ứng với câu Thánh ngôn:
“..Thầy nói cho các con
biết trước rằng: Cả môn đệ Thầy đă lựa chọn lọc lừa c̣n lối nửa
phần, v́ Thầy cho yêu quái lấy danh Thầy mà cám dỗ…Cười… Đi bao
nhiêu đều mất bấy nhiêu. Các con chớ buồn v́ thiên thơ phải vậy.
Thi nhiều đậu ít là lẽ hằng…”.
Các câu nói dân gian cũng đều chỉ rơ ư này:
“Đạo Thầy ước đặng dư muôn
Ngày sau chỉ chở một xuồng c̣n lưng…”
“Bổn Đạo đông, chở một xuồng vông không đầy”
…là đây.
Mừng lễ Giáng Sinh
Đức Hộ Pháp
lần thứ 128.
Thánh Địa, ngày 5 tháng 5 Đinh Dậu
Lê Công Chánh