ANH VÀ TÔI
(Đạo đàm trong lúc nhàn rỗi)
HT Phạm văn Khảm
Thượng đế
là một khối Đại Linh Quang, từ khối Đại Linh Quang nầy, Ngài
chiếc ra Tiểu Linh Quang để làm thành Linh hồn cho mỗi con
người. Linh hồn hay c̣n gọi là Chơn Linh, là thân xác thứ III
của mỗi người. Vậy con người là con của Thượng Đế.
Do đó,
con người và Thượng Đế có mối liên hệ với nhau bằng t́nh Cha Con
và giữa người với người là con cùng Cha, là anh em ruột thịt.
Ngoài ra, chúng ta c̣n được biết Thượng Đế cũng là Cha của muôn
loài…
Thấu đáo
được sự liên hệ mật thiết nầy, ḷng người ắt sẽ mở rộng, thương
sanh chúng như thương chính bản thân ḿnh, tâm trí không c̣n hẹp
ḥi: Mở rộng và thấy Bác ái của Phật có khác ǵ Bác ái của Chúa,
không chấp Ngă của Phật có khác chi với Xả Kỷ của Chúa …Tất cả:
Chung một đường lên, chung một hoài bảo…
Xa hơn nữa, các tôn giáo sẽ nhận rơ những mối tương đồng
trên con đường hành thiện…Ranh giới dần dần không c̣n nữa, những
hố hầm ngăn cách cũng sẽ cạn dần. Toàn cầu hóa trên mọi lănh vực
là hướng bước tới tự nhiên của Cộng Đồng Nhơn Loại.
Vả lại,
Đức Ngọc Hoàng Thuợng Đế giáng cơ, giáo đạo Nam Phương ngày 22
tháng 7 năm 1926 đă khẳng định rằng: “….Bởi vậy, một Chơn Thần
THẦY mà hóa sanh thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần
và toàn cả nhơn loại trong Càn Khôn Thế giới, nên chi các
con là Thầy, Thầy là các con.”
Vậy th́,
trong phạm vi nhỏ hẹp: Anh là tôi; tôi là anh…tôi anh không có
ngăn cách…từ đó sự ḥa hiệp đến với chúng ta, ngự trị trong ḷng
chúng ta. Chúng ta biết sống trong mối Thương yêu và Công Chánh
nghĩa là biết TU. Cũng từ đó sự tranh chấp không c̣n lư do nào
để tồn tại giữa tôi và anh.
Nhưng nói
về riêng tôi, quả thật rất nhiều người cũng giống như tôi: Lắm
lúc hoang mang đến nổi chính tôi cũng không biết tôi là
ai!...Như câu chuyện sau đây do nhà văn nước Ư Ông Mingiano
viết:
“ Một thi
sĩ Trung Hoa cứ đến một Tu Viện gom đồ ăn thừa để sống. Các Thầy
Tu nhạo báng ông như thể là người điên đáng thương hại, vô tội
và không nguy hiểm. Ngày kia trong nhà hẽo lánh của ông, ông
than thở: “ Ta nghĩ đến mấy năm rồi, ta khoan thai đến Tu Viện
bị mọi người cho rằng ta là một kẻ điên! Hiện thời ta suy nghĩ :
TA ĐIÊN CHĂNG? Ta không giải quyết được vấn đề, bởi v́ chính ta
không biết ta kia mà ! Như vậy làm sao người khác biết ta hơn
ta?”
Vậy th́,
bằng lư trí, bằng phán đoán, bằng nh́n bề ngoài…Anh không thể
hiểu được tôi và ngược lại.
Một câu
chuyện khác, tôi đă đọc được trong quyển Lịch Sử và Triết Lư đạo
Cao Đài ở trang 254, tác giả là Gabriel Gobron:
“ Người
gơ cửa mong t́m sự khôn ngoan, một giọng hỏi: Ai đó ?
Ngươi trả
lời: TÔI, cánh cửa không mở.
Người gơ
cửa mong t́m sự khôn ngoan, một giọng hỏi : Ai đó ?
Ngươi trả
lời y như người trước: TÔI. Đừng ngạc nhiên, cánh cửa vẫn đóng.
Người gơ
cửa mong t́m sự khôn ngoan, một giọng hỏi: Ai đó ?
Ngươi do
dự rồi trả lời: MI ( chính anh )
Cánh cửa
mở rộng và ngươi bước vào CƠI KHÔN NGOAN.”
Qua
chuyện kể trên, tôi sực nhớ đến tục ngữ Pháp có câu: “ Cái Tôi
đáng ghét” rồi suy nghĩ miên mang…nào là: nói về ḿnh, người
nghe sẽ chán và nhiều lần chán sẽ đưa đến ghét! Thôi th́ đoạn
tuyệt nói về cái Ta để t́m lấy sự an vui cho cuộc sống….Nhưng
anh không nói cái ta của anh th́ làm sao biết ǵ về anh cũng như
về người khác để nói! Chẳng lẽ im lặng !
Im lặng
là vàng, hồi c̣n bé tôi hằng đọc câu nầy trên tường của mỗi lớp
học. Khi tuổi về già, tôi năng tới lui Thánh Thất bái lễ…bạn
đồng đạo cũng thường nói đến sự im lặng: Khi bạn im lặng, cánh
cửa Thiên Đàng mở rộng, khi bạn nói cánh cửa Thiên Đàng khép
kín. Vậy im lặng cũng tốt…
Tóm lại, chính anh là người mở ngơ cho tôi bước vào cơi
khôn ngoan. Vậy nếu không gọi anh là Thầy th́ cũng không thể phủ
nhận anh là người đưa đường chỉ lối…Anh là người ơn của tôi.
Nhưng nghĩ lại, coi anh là Thầy, có lẽ đúng hơn…v́ Đức
Khổng Tử đă từng dạy: “ Tam nhơn đồng hành tất hữu ngă sư.”
Nghĩa là: Ba người cùng đi, trong đó dĩ nhiên có người là Thầy
của ta. Vậy th́ tâm quyết rằng: Trong cuộc sống, hăy nh́n thẳng
vào người đang đối diện với ḿnh để học hỏi.
Qua kinh nghiệm, mỗi lần tới Thánh Thất, tôi luôn luôn
thấy những bài học thực tế đang phô diễn trước mắt ḿnh:
Dừng chân
ở nhà bếp, quí Hiền Tỷ đang nấu nướng… tôi thấy người nầy quên
việc nhà để lo việc Đạo, chị kia không nệ công khó, miễn sao để
mọi người ăn ngon là vui rồi…chưa hết, có người tŕ chí dốc hết
ḷng lo làm công quả, không cần thiết phải nghỉ ngơi…
Ngang qua các lớp học Việt Ngữ, quí Thầy Cô đang tận tụy
săn sóc mầm non của Đạo, hi sinh th́ giờ quí báu cuối tuần…với
tinh thần trong sáng không thua ǵ các bóng đèn néon đang chiếu
rọi trên trần nhà!
Lên lầu, nh́n Hiền Huynh Quyền Đầu Tộc với nụ cười hết
sức Đạo Đức, nh́n anh Thủ Quĩ, tôi thấy sự phân minh sáng ngời,
nh́n anh Lễ vụ, sự cung kính lộ hẳn lên, nh́n chị Ba trên tay
với đôi mươi đô thành tâm dâng hiến công quả…nh́n đồng đạo ở
cách xa hơn một giờ lái xe…cũng kiên tŕ có mặt thường
xuyên…nh́n hiền muội dẫn hai đứa con bước vào…cái vẻ đảm đan lộ
nét tuyệt vời…
Tóm lại,
tất cả những người mà tôi đă từng gặp,
chưa có người nào mà tôi không học được nơi họ điều đáng
học.
Xin đa tạ.
Hiền Tài Phạm văn Khảm